Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Cách xưng hô trong gia đ́nh Việt Nam

(http://forum.gocit.vn/threads/cach-xung-ho-trong-gia-dinh-vit-nam.4237/)

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ ” you, me” hay ” toi, moi” ráo trọi như trong tiếng Anh tiếng Pháp có phải tiện hơn không? Thực ra, cách xưng hô trong tiếng Việt không phức tạp và không phiền phức. Nó rất phong phú, rơ ràng, có tôn ti trật tự, và rất văn minh. Cách xưng hô trong tiếng Việt tự nó không gây phiền phức. Nếu có phiền phức chăng nữa, đó là do người sử dụng nó không biết cách mà thôi.
Cách xưng hô trong tiếng Việt tượng trưng cho một nền văn minh lâu đời về gia giáo và việc giao tế ngoài xă hội. Lễ phép và tôn ti trật tự phân minh là cách để ta phân biệt giữa dân tộc có văn hiến lâu đời với dân tộc mới phát triển và giữa loài người với loài thú cùng bọn quỉ đỏ. Từ ngày có bọn quỉ đỏ, tức là bọn Cộng Sản Việt Nam, việc xưng hô trong tiếng Việt đă bị bọn này phá hoại tận gốc rễ v́ bọn chúng khuyến khích cách xưng hô bằng đồng chí, anh, chị mà không kể tuổi tác, ngôi thứ, thân sơ, và không có tôn ty trật tự ǵ cả. Già cũng đồng chí và trẻ cũng đồng chí. Lớn tuổi cũng anh chị và nhỏ tuổi cũng chị anh.
Để hiểu rơ cách xưng hô trong tiếng Việt, chúng ta hăy cùng nhau ôn lại phong tục Việt Nam về cách xưng hô. Trong phạm vi gia đ́nh và họ hàng ta có cách xưng hô riêng cho mỗi người. Trong xă hội cũng thế, ta có cách xưng hô đặc biệt dành cho từng người ta quen biết. Trong phạm vi bài này, chúng tôi tŕnh bày những điều liên quan đến cách xưng hô trong gia đ́nh mà thôi.

I. Danh Xưng Dành Cho Mỗi Thứ Bậc về Liên Hệ Gia Đ́nh
Người sinh ra ta được gọi là cha mẹ. Cha mẹ của cha mẹ, cô, d́, chú, và bác của ta được gọi là ông bà. Cha mẹ của ông bà được gọi là cụ. Cha mẹ của cụ được gọi là kỵ. Các ông cha đời trước nữa được gọi là tổ tiên. Cha mẹ sinh ra các con. Những người con này là anh chị em ruột của nhau gồm có các anh trai, các chị gái, các em trai , và các em gái.
Người con trai đầu ḷng của cha mẹ ḿnh gọi là anh cả (người Bắc và Trung) hay anh hai (người Nam). Anh hai c̣n có nghĩa là tiền trong nghĩa của câu: ” Trong túi không có anh hai th́ không làm ǵ được.” Người con gái đầu ḷng của cha mẹ ḿnh gọi là chị cả (người Bắc và Trung) hay chị hai (người Nam). Từ chị cả c̣n có nghĩa là vợ cả trong ư của câu ca dao sau: ” Thấy anh, em cũng muốn chào, / Sợ rằng chị cả giắt dao trong ḿnh.” Người con trai thứ hai gọi là anh thứ (người Bắc và Trung) hay anh ba (người Nam). Từ anh ba c̣n được dùng để gọi một người đàn ông con trai nào đó như trong trường hợp của câu ca dao sau:” Anh Ba kia hỡi anh Ba, /Đầu đội nón dứa tay bưng ba cơi trầu./ Trầu này em chẳng ăn đâu,/ Để thương để nhớ để sầu anh Ba, / Để em bác mẹ gả chồng xa,/ Thà rằng lấy quách anh Ba cho gần!” Từ anh Ba c̣n để chỉ người đàn ông Hoa kiều.
Người con trai thứ bảy trong gia đ́nh gọi là anh bảy (người Bắc). Từ anh bảy c̣n để gọi người Ấn Độ hay người Nam Dương.
Khi ta lấy vợ hay lấy chồng và sinh ra các con (con trai và con gái), con của các con ta gọi là cháu (sẽ nói rơ trong phần sau), con của cháu ta gọi là chắt, con của chắt ta gọi là chút, và con của chút ta gọi là chít. Vợ của các con trai ta gọi là con dâu. Chồng của các con gái ta gọi là con rể.
Các anh chị em của cha mẹ ta gồm có: chú, bác, cô, d́, cậu, mợ, và dượng (sẽ nói rơ ở mục sau).

II. Cách Xưng Hô Trong Gia Đ́nh
Thứ bậc 10 đời trong gia đ́nh gồm có: tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, con, cháu, chắt, chút, và chít. Con của chúng ta gọi chúng ta là cha mẹ. Con của các con chúng ta gọi chúng ta là ông bà. Con của con gái chúng ta gọi chúng ta là ông bà ngoại, ông ngoại, bà ngoại, hay gọi tắt là ngoại. Con của con trai chúng ta gọi chúng ta là ông bà nội, ông nội, bà nội, hay gọi tắt là nội. Chắt của chúng ta gọi chúng ta là cụ. Chút của chúng ta gọi chúng ta là kỵ. Và chít của chúng ta gọi chúng ta là tổ tiên.
Danh xưng của hai gia đ́nh có con cái lấy nhau gồm có: thông gia, thân gia, hay sui gia. Tiếng xưng hô giữa hai sui gia với nhau hay với bạn bè: ông bà thông gia, ông bà thân gia, ông thân, bà thân, ông bà sui gia, ông sui, và bà sui.

1. Xưng Hô Với Cha Mẹ:
Tiếng gọi cha mẹ trong khi nói chuyện với bạn bè và trong lúc xưng hô với cha mẹ gồm có: bố mẹ, cha mẹ, ba má, ba me, cậu mợ, thầy me, thầy bu, thân sinh, song thân, các cụ chúng tôi, ông bà nội các cháu, và ông bà ngoại các cháu, v.v.
Tiếng xưng hô với mẹ gồm có: má, mẹ, me, mệ, mợ, bu, u, vú, bầm, và đẻ, v.v Tiếng xưng hô với cha gồm có: bố, ba, thầy, cha, cậu, và tía, v.v.
Tiếng xưng hô với mẹ nhiều hơn tiếng xưng hô với cha. Điều này chứng tỏ người mẹ gần gũi các con nhiều hơn bố. Nhờ đó mà t́nh cảm giữa các con và mẹ đằm thắm hơn và có nhiều tiếng để xưng hô hơn. Tiếng gọi cha mẹ vợ gồm có: ông bà nhạc, ông nhạc, bà nhạc, cha mẹ vợ, cha vợ, và mẹ vợ, v.v.
Tiếng gọi cha vợ khi nói chuyện với bạn gồm có: nhạc phụ, nhạc gia, bố vợ, ông nhạc, cha vợ, ông ngoại các cháu, và trượng nhân, v.v.
Tiếng gọi mẹ vợ khi nói chuyện với bạn bè gồm có: mẹ vợ, má vợ, bà nhạc, bà ngoại các cháu, nhạc mẫu, v.v.
Tiếng gọi cha mẹ chồng gồm: cha mẹ chồng, cha chồng, mẹ chồng, các cụ thân sinh của nhà tôi, ông bà nội của các cháu, và những từ giống như phần dành cho cha mẹ ḿnh. Khi nói chuyện với cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng, tùy theo nề nếp gia đ́nh, ta chỉ cần xưng hô như đă đề cập ở trên, trong phần xưng hô với mẹ cha. Người chồng sau của mẹ ḿnh gọi là cha ghẻ, kế phụ, cha, cậu, hay dượng. Người vợ sau của cha ḿnh gọi là mẹ ghẻ, mẹ kế, hay kế mẫu.

2. Cách Xưng Hô Với Anh Chị Em của Cha Mẹ và Ông Bà

Anh của cha gọi là bác, em trai của cha là chú, chị của cha c̣n được gọi là bác gái. Em gái của cha là cô hay o (ca dao có câu ” Một trăm ông chú không lo, chỉ lo một nỗi mụ o nỏ mồm.” ). Có nơi chị của cha cũng được gọi là cô hay o.
Anh của mẹ gọi là bác hay cậu, em trai của mẹ là cậu, chị của mẹ là già hay bác gái, và em gái của mẹ là d́. Có những gia đ́nh bắt con cái gọi cậu và d́ bằng chú và cô v́ muốn có sự thân thiết giống nhau giữa hai gia đ́nh bên ngoại và bên nội, tức là bên nào cũng là bên nội cả.
Vợ của bác (anh của cha hay mẹ) gọi là bác gái, vợ của chú gọi là thím, và chồng của cô hay d́ gọi là chú hay chú dượng hay dượng, chồng của bác gái hay già gọi là bác hay bác dượng, và vợ của cậu là mợ.
Anh trai của ông bà nội và ông bà ngoại ḿnh gọi là ông bác (bác của cha hay mẹ ḿnh), em trai của ông nội và ông ngoại là ông chú (chú của cha hay mẹ ḿnh), chị của ông bà nội và ông bà ngoại hay vợ của ông bác gọi là bà bác, em gái của ông nội ông ngoại ḿnh gọi là bà cô (cô của cha mẹ ḿnh), em trai của bà nội bà ngoại gọi là ông cậu (cậu của cha hay mẹ ḿnh), em gái của bà nội bà ngoại gọi là bà d́ (d́ của cha mẹ ḿnh), và chồng của bà cô và bà d́ gọi là ông dượng (dượng của cha hay mẹ ḿnh). Tuy nhiên, trong lối xưng hô hàng ngày, người ta thường gọi giản tiện là chú, bác, ông hay bà để thay cho chú dượng, bác gái, ông bác, ông chú, ông cậu, ông dượng, bà bác, bà cô, hay bà d́.

3. Xưng Hô Với Anh Chị Em:

Anh của vợ hay anh của chồng gọi là anh hay bác, c̣n khi nói chuyện với người khác th́ dùng ông anh nhà tôi, anh của nhà tôi, anh vợ tôi , hay anh chồng tôi. Tiếng anh chồng c̣n dùng để gọi chồng của một người đàn bà nào đó trong nghĩa của câu: Anh chồng th́ đi vắng chỉ có chị vợ ở nhà mà thôi. Chị của chồng hay chị của vợ gọi là chị hay bác, c̣n khi nói chuyện th́ dùng chị chồng, chị vợ, bà chị của nhà tôi,v.v. Em trai của chồng hay vợ gọi là em hay chú.
Em gái của chồng hay vợ gọi là em, cô, hay d́. Các từ bác, chú, cô hay d́ trong các trường hợp xưng hô với anh chị là cách chúng ta gọi thế cho con ḿnh và có nghĩa là anh, chị, em của ḿnh.
- Các tiếng xưng hô về chị em c̣n gồm có: Chị em gái: chị em toàn là gái. Chị em ruột: chị em cùng cha mẹ trong đó có em trai. Chị gái hay chị ruột: người chị cùng cha mẹ. Chị họ: chị cùng họ với ḿnh. Chị em chú bác, chị em con chú con bác, chị em thúc bá: các con gái và con trai của em trai và anh bố ḿnh, trong đó người con gái là chị. Chị em con cô con cậu: con gái và con trai của em gái bố và em trai mẹ, trong đó người con gái là chị. Chị em bạn d́, chị em đôi con d́ con già: các con gái và con trai của chị hay em gái mẹ trong đó con gái là chị. Chị em bạn dâu: chị em cùng làm dâu trong một nhà. Chị dâu: vợ của anh ḿnh.

- Các tiếng xưng hô về anh chị em gồm có: Anh chị là tiếng các em gọi anh chị hay cặp vợ chồng anh chị ḿnh, tiếng cặp vợ chồng tự xưng với các em của họ, tiếng gọi cặp vợ chồng của bạn ḿnh, tiếng cha mẹ dùng để gọi vợ chồng con trai hay con gái ḿnh, và tiếng dùng để gọi những kẻ ăn chơi giang hồ, cờ bạc trong nghĩa của từ ” dân anh chị.” Anh chị em là tiếng người ta dùng để gọi các con trong gia đ́nh như trong câu ” Anh chị em nhà ấy có hiếu.” Tiếng ” anh chị em” c̣n dùng để gọi chung đàn ông đàn bà hay con trai con gái trong nghĩa của câu ” Hỡi các anh chị em nghe đây!” Anh chị em bạn d́ hay anh chị em đôi con d́ con già để chỉ các con trai con gái của chị và em gái mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em con chú con bác hay anh em thúc bá để chỉ con trai con gái của em và anh bố ḿnh, trong đó người con trai là anh. Anh em con cô con cậu để chỉ con trai con gái của em gái bố và em trai mẹ trong đó người con trai là anh. Anh em bạn rể hay anh em cột chèo để chỉ các ông chồng của chị vợ hay em vợ. Anh rể : chồng của chị ḿnh. Tất cả những người con của anh và chị của cha đều là anh và chị của ta ( anh chị họ nội). Các người con của anh và chị của mẹ cũng là anh và chị của ta (anh chị họ ngoại)

- Các tiếng xưng hô về em gồm có: Em là tiếng chỉ các người con do cha mẹ sinh ra sau ḿnh gồm có em trai em gái và là tiếng gọi các người con của cô, d́, và chú của ḿnh. Em dâu: vợ của em ḿnh. Em rể: chồng của em ḿnh. Em út: tiếng để chỉ người em cuối cùng do cha mẹ ḿnh sinh ra. Tiếng em út c̣n có nghĩa là đàn em, dùng để chỉ bộ hạ tay chân của người ta trong nghĩa của câu: ” Đám em út của tôi sẽ giúp anh chuyện đó, đừng có lo.” Họ nội và gia đ́nh bên nội là họ và gia đ́nh của cha ḿnh. Họ ngoại và gia đ́nh bên ngoại là họ và gia đ́nh bên mẹ ḿnh.

4. Xưng Hô Với Vợ Chồng:
Tiếng xưng hô với vợ gồm có: em, cưng, ḿnh, bu nó, má, má mày, má nó, má thằng cu, mẹ, mẹ nó, mẹ đĩ, nhà, bà, bà xă, bà nó, ấy, mợ, mợ nó, đằng ấy, v.v.
Tiếng gọi vợ trong khi nói chuyện với người khác gồm có: nhà tôi, bà nhà tôi, má tụi nhỏ, má sắp nhỏ, má bày trẻ, tiện nội, nội tướng tôi, bà xă, bà xă tôi, và vợ tôi, v.v. Tiếng xưng hô với chồng gồm có: anh, cưng, anh nó, ba, ba nó, bố, bố nó, bố mày, bố thằng cu, đằng ấy, ông xă, cậu, cậu nó, ông, ông nó, cụ, ấy, ḿnh, v.v.
Tiếng gọi chồng trong khi nói chuyện với người khác gồm: nhà tôi, ông nhà tôi, ba tụi nhỏ, ba sắp nhỏ, ba bày nhỏ, phu quân tôi, ông xă, ông xă tôi, chồng tôi, trượng phu tôi, anh ấy, v.v.
T́nh vợ chồng người Việt rất đằm thắm, họ yêu nhau với tất cả chân t́nh, đối đăi với nhau rất lịch sự và tương kính. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ gọi nhau bằng mày và xưong tao. Họ t́m những lời lẽ dịu dàng đầy t́nh tứ yêu thương để gọi nhau. Chính v́ thế mà tiếng xưng hô giữa vợ chồng người Việt có rất nhiều, hơn hẳn tiếng xưng hô của vợ chồng người Tây phương. Những cặp vợ chồng có giáo dục không bao giờ chửi thề và văng tục với nhau, nhất là trước mặt bạn bè.

5. Xưng Hô Với Con Cháu:

Con trai đầu ḷng của ḿnh gọi là con trai trưởng hay con trai trưởng nam (có người gọi một cách thân mật là cậu trưởng tôi, thằng trưởng nam nhà tôi). Vợ của con trai là con dâu. Vợ con trai trưởng nam là con dâu trưởng. Con gái đầu ḷng gọi là trưởng nữ. Chồng của con gái là con rể. Chồng của con gái đầu ḷng là con rể trưởng. Tất cả các con trai hay con gái kế tiếp được gọi la thứ nam hay thứ nữ. Người con được sinh ra trước tiên c̣n được gọi là con cả hay con đầu ḷng. Con trai hay con gái cuối cùng của gia đ́nh gọi là con út, út nam, hay út nữ. Nếu vợ chồng chỉ có một con, trai hoặc gái, th́ người con đó được gọi là con một. Con của vợ hay của chồng có trước hay sau khi lấy nhau gọi là con ghẻ hay con riêng. Đứa con mới đẻ ra gọi là con đỏ. Con c̣n nhỏ gọi là con mọn. Khi người đàn ông già rồi mới có con, người ta gọi cảnh đó là cảnh cha già con mọn. Con gia đ́nh quyền thế gọi là con ông cháu cha. Con của con trai ḿnh gọi là cháu nội (cháu nội trai, cháu nội gái); con trai đầu ḷng của con trai trưởng nam là cháu đích tôn, đích tôn thừa tự, hay đích tôn thừa trọng, tức là cháu trưởng nối nghiệp lớn của ông bà và giữ việc thờ cúng tổ tiên sau này. Con của con gái ḿnh gọi là cháu ngoại (cháu ngoại trai, cháu ngoại gái).

III. Đặc Tính Lịch Sự và Lễ Phép Trong Cách Xưng Hô của Người Việt

Từ lâu đời, người Việt ḿnh có truyền thống về lễ phép và lịch sự trong cách xưng hô. Các con cháu có lễ phép và có giáo dục thường biết đi thưa về tŕnh chứ không phải muốn đi th́ đi muốn về th́ về. Khi nói chuyện với bố mẹ và ông bà, con cháu thường dùng cách thưa gửi và gọi dạ bảo vâng chứ không bao giờ nói trống không với người trên. Người Việt chúng ta thường dùng tiếng thưa trước khi xưng hô với người ở vai trên của ta, chẳng hạn như: ” Thưa mẹ con đi học. Thưa ông bà con đă về học. Thưa cô con về. Thưa ba, ba bảo con điều chi ạ?”
Khi trả lời bố mẹ hay ông bà, con cháu thường dùng chữ ” dạ, ạ, vâng ạ, vâng.” Nếu bà mẹ gọi con: ” Tư ơi?” th́ khi nghe thấy, người con phải thưa: ” Dạ.” Nếu người mẹ nói tiếp: ” Về ăn cơm!” người con phải nói: ” Vâng.” (người Bắc) hay ” Dạ.” (người Nam). Người ta c̣n dùng chữ ” ạ” ở cuối câu để tỏ vẻ kính trọng và lễ phép. Thí dụ:” Chào bác ạ! Vâng ạ!”

Trong cách xưng hô với người ở vai trên của ta, ta không bao giờ gọi tên tục (tên cha mẹ đạt cho) của ông bà, cha mẹ, cô cậu, d́ dượng, và chú bác. Chúng ta chỉ xưng hô bằng danh xưng ngôi thứ trong gia đ́nh mà thôi. Nếu ông có tên là Hùng, ba có tên là Chính, và chú có tên là Tài chẳng hạn, ta chỉ nói là:” Mời ông bà xơi cơm, mời ba má dùng trà, mời cô chú lại chơi.”

Đối với người trên, chúng ta không được dùng tiếng ” cái ǵ” để hỏi lại một cách trống không v́ nó nghe có vẻ vô lễ. Người ta thường thế từ ” cái ǵ” bằng từ ” điều chi” cho lịch sự và lễ độ. Thay v́ hỏi: ” Cái ǵ?” hay ” Ba bảo con cái ǵ?” th́ hỏi: ” Ba bảo con điều chi ạ?” Từ ” cái ǵ” chỉ sử dụng với người ngang hàng mà thôi. Thí dụ: ” Anh hỏi tôi cái ǵ?” hay ” Chị nói cái ǵ vậy?”

Trong cách xưng hô với anh chị em, chúng ta dùng từ anh, chị, hay em đứng trước tên hay ngôi thư. Thí dụ: ” Anh Hùng đi vắng, em An đang học bài, chị Kim ra má bảo, v.v.”

Các em không được phép gọi anh chị bằng tên trống không. Tuy nhiên, anh chị có thể gọi các em bằng tên trống không hay thêm từ em vào trước tên để gọi. Thí dụ: ” Hải ra chị bảo cái này!” hay ” Em Hải ra chị bảo cái này!”

Anh chị em trong một gia đ́ng có giáo dục không gọi nhau bằng mày và xưng là tao bao giờ. Những người con gọi nhau bằng mày và xưng tao là do lỗi của bố mẹ không biết dạy bảo các con ngay từ khi chúng c̣n nhỏ. Các con gọi nhau bằng mày xưng tao măi rồi thành thói quen. Khi đă thành thói quen th́ chúng không thể đổi cách xưng hô cho đúng phép được.

Cha mẹ phải dạy con cái về cách xưng hô ngay từ khi chúng c̣n nhỏ. Muốn chúng chào ai, cha mẹ phải nói cho chúng biết cách chào và bắt chúng lập lại, chẳng hạn như cha mẹ nói: ” Chào bác đi con!” Các con sẽ nói: ” Chào bác ạ!”

Khi có bà con họ hàng thân thuộc đến chơi nhà, cha mẹ phải giới thiệu họ với các con ḿnh và nhắc chúng cách chào. Nếu các con ḿnh chơi ở ngoài sân hay ở trong buồng trong khi có thân nhân đến chơi nhà, ta phải gọi chúng ra để chào bà con.

Khi cha mẹ đến chơi nhà con cái, nếu trong nhà đang có khách, các con phải giới thiệu cha mẹ với khách và giới thiệu khách với cha mẹ. Có như thế việc xưng hô trong câu chuyện mới tự nhiên và thân mật. Bận cho đến mấy hay bất cứ v́ lư do ǵ, ta cũng phải thực hiện cho bằng được việc giới thiệu khi có khách đến chơi nhà để mọi người biết nhau hầu tiện cho việc xưng hô. Những người ở vai trên hay bậc trên phải được giới thiệu trước.

Đối với trẻ, ta nên nhắc lại việc chào hỏi nhiều lần chứ đừng tưởng bảo chúng một lần mà chúng nhớ đâu. Chính v́ thề mà một nhà giáo dục người Pháp đă viết ” La répétition est l’ âme de l’enseignement” (Việc nhắc lại là linh hồn của việc giáo huấn). Về phạm vi giáo dục, việc ” nhắc lại” hay ” lập đi lập lại” có nghĩa là ôn tập thường xuyên: văn ôn vũ luyện.

Có biết xưng hô đúng cách, bà con mới thân cận nhau. Không biết cách xưng hô, dần dần bà con sẽ xa lánh nhau. Có săn đón nhau bằng câu chào lời mời đúng cách, t́nh gia đ́nh họ hàng mới gắn bó lâu bền. Chính v́ thế mà tục ngữ ta có câu: ” Lời chào cao hơn mâm cỗ.”

Trong việc dạy trẻ về cách xưng hô và chào hỏi, ta không nên quá khắt khe với chúng. Giải thích và khuyến khích là cách tốt nhất để dạy trẻ. Nếu chúng quen cách xưng hô ở Bắc Mỹ này mà chào ta là ” Hi Bác!” ta cũng đừng nổi giận mà chửi chúng. Trong trường hợp này, ta nên vui vẻ xoa đầu trẻ và chỉ cho chúng cách chào cho đúng cách của người Việt: ” Chào Bác ạ!” Đừng bao giờ nổi nóng với trẻ v́ chúng chưa hiểu và cần phải được dạy dỗ. Khi ta nổi nóng lên là phát cơn điên th́ kẻ khôn hóa dại ngưới hiền hóa ngu.

Việc xưng hô và chào hỏi c̣n tùy thuộc ở sự thân t́nh nữa. Nếu ta thường xuyên thăm trẻ hay chăm nom và săn sóc trẻ với tất cả chân t́nh, trẻ sẽ cảm thấy và tự nhiên chúng sẽ quí mến ta và vồn vă chào hỏi ta.

Việc dạy trẻ trong vấn đề xưng hô và chào hỏi cần phải kiên nhẫn, khéo léo, và có nghệ thuật. Không miễn cưỡng được. Nếu trẻ không muốn chào, ta phải từ từ giải thích cho chúng hiểu. Khi hiểu, chúng sẽ vui vẻ chào khách. Đừng quá khắt khe với chúng kẻo ta mắc phải khuyết điểm ” giáo đa thành oán.”

 

CÁCH XƯNG HÔ​

Ông sơ, bà sơ: Cao tổ phụ, cao tổ mẫu.
Chít: Huyền tôn.
Ông cố, bà cố: Tằng tỉ phụ, tằng tỉ mẫu.
Chắt: Tằng tôn.
Ông nội, bà nội: Nội tổ phụ, nội tổ mẫu.
Cháu nội: Nội tôn.
Ông nội, bà nội chết rồi th́ xưng: Nội tổ khảo, nội tổ tỷ.
Cháu xưng là: Nội tôn.
Cháu nối ḍng xưng là: Đích tôn (cháu nội).
Ông ngoại, bà ngoại: Ngoại tổ phụ, ngoại tổ mẫu (cũng gọi là ngoại công, ngoại bà).
Ông ngoại, bà ngoại chết rồi th́ xưng: Ngoại tồ khảo, ngoại tổ tỷ.
Cháu ngoại: Ngoại tôn.
Ông nội vợ, bà nội vợ: Nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu.
Ông nội vợ, bà nội vợ chết rồi th́ xưng: Nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ.
Cháu nội rể: Tôn nữ tế.
Cha mẹ chết rồi th́ xưng: Hiển khảo, hiền tỷ.
Cha chết rồi th́ con tự xưng là: Cô tử, cô nữ (cô tử: con trai, cô nữ: con gái).
Mẹ chết rồi th́ con tự xưng là: Ai tử, ai nữ.
Cha mẹ đều chết hết th́ con tự xưng là: Cô ai tử, cô ai nữ.
Cha ruột: Thân phụ.
Cha ghẻ: Kế phụ.
Cha nuôi: Dưỡng phụ.
Cha đỡ đầu: Nghĩa phụ.
Con trai lớn (con cả, con thứ hai): Trưởng tử, trưởng nam.
Con gái lớn: Trưởng nữ.
Con kế. Thứ nam, thứ nữ.
Con út (trai): Quư nam, văn nam. Gái: quư nữ, văn nữ.
Mẹ ruột: Sanh mẫu, từ mẫu.
Mẹ ghẻ: Kế mẫu: Con của bà vợ nhỏ kêu vợ lớn của cha là má hai: Đích mẫu.
Mẹ nuôi: Dưỡng mẫu.
Mẹ có chồng khác: Giá mẫu.
Má nhỏ, tức vợ bé của cha: Thứ mẫu.
Mẹ bị cha từ bỏ: Xuất mẫu.
Bà vú: Nhũ mẫu.
Chú, bác vợ: Thúc nhạc, bá nhạc.
Cháu rể: Điệt nữ tế.
Chú, bác ruột: Thúc phụ, bá phụ.
Vợ của chú: Thiếm, Thẩm.
Cháu của chú và bác, tự xưng là nội điệt.
Cha chồng: Chương phụ.
Dâu lớn: Trưởng tức.
Dâu thứ: Thứ tức.
Dâu út: Quư tức.
Cha vợ (sống): Nhạc phụ, (chết): Ngoại khảo.
Mẹ vợ (sống): Nhạc mẫu, (chết): Ngoại tỷ.
Rể: Tế.
Chị, em gái của cha, ta kêu bằng cô: Thân cô.
Ta tự xưng là: Nội điệt.
Chồng của cô: Dượng (Cô trượng, tôn trượng).
Chồng của d́: Dượng (Di trượng, biểu trượng).
Cậu, mợ: Cựu phụ, cựu mẫu. Mợ c̣n gọi là: Câm.
C̣n ta tự xưng là: Sanh tôn.
Cậu vợ: Cựu nhạc.
Cháu rể: Sanh tế.

Vợ: Chuyết kinh, vợ chết rồi: Tẩn.
Ta tự xưng: Lương phu, Kiểu châm.
Vợ bé: Thứ thê, trắc thất.
Vợ lớn: Chánh thất.
Vợ sau (vợ chết rồi cưới vợ khác): Kế thất.
Anh ruột: Bào huynh.
Em trai: Bào đệ (cũng gọi: Xá đệ).
Em gái: Bào muội (cũng gọi: Xá muội).
Chị ruột: Bào tỷ.
Anh rể: Tỷ trượng.
Em rể: Muội trượng.
Anh rể: Tỷ phu.
Em rể: Muội trượng, c̣n gọi: Khâm đệ.
Chị dâu: Tợ phụ, Tẩu, hoặc tẩu tử.
Em dâu: Đệ phụ, Đệ tức.
Chị chồng: Đại cô.
Em chồng: Tiểu cô.
Anh chồng: Phu huynh: Đại bá.
Em chồng: Phu đệ, Tiểu thúc.
Chị vợ: Đại di.
Em vợ (gái): Tiểu di tử, Thê muội.
Anh vợ: Thê huynh: Đại cựu: Ngoại huynh.
Em vợ (trai): Thê đệ, Tiểu cựu tử.
Con gái đă có chồng: Giá nữ.
Con gái chưa có chồng: Sương nữ.
Cha ghẻ, con tự xưng: Chấp tử.
Tớ trai: Nghĩa bộc.
Tớ gái: Nghĩa nô.
Cha chết trước, sau ông nội chết, tôn con của trưởng tử đứng để tang, gọi là: Đích tôn thừa trọng.
Cha, mẹ chết chưa chôn: Cố phụ, cố mẫu.
Cha, mẹ chết đă chôn: Hiền khảo, hiển tỷ.
Mới chết: Tử.
Đă chôn: Vong.
Anh em chú bác ruột với cha ḿnh: Đường bá, đường thúc, đường cô, ḿnh tự xưng là: Đường tôn.
Anh em bạn với cha ḿnh: Niên bá, quư thúc, lịnh cô. Ḿnh là cháu, tự xưng là: Thiểm điệt, lịnh điệt.
Chú, bác của cha ḿnh, ḿnh kêu: Tổ bá, tổ túc, tổ cô.
Ḿnh là cháu th́ tự xưng là: Vân tôn.

 

Đại từ xưng hô trong văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ

http://khoanguvan.com.vn/nghien-cuu/van-hoa-lich-su-triet-hoc/276-2015-01-08-08-57-10.html

Văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ là một trong những lĩnh vực thể hiện đậm nét đặc trưng văn hoá của từng dân tộc, từng khu vực hay nhỏ hẹp hơn là của từng miền. Bởi lẽ, văn hoá giao tiếp của từng dân tộc, từng khu vực, từng miền ấy chính là sản phẩm của một khối chủ thể thống nhất, được sinh ra trong quá tŕnh khối chủ thể ấy tương tác với môi trường và được lưu giữ lại những đặc trưng của nó trong suốt một thời gian lâu dài. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ là một trong những bộ phận mang dấu ấn của văn hoá một cách đậm nét nhất.

Ở Việt Nam, người Việt đă cộng cư với nhiều tộc người thiểu số bản địa và ngoại lai, trong đó, khối người Việt ở miền Tây Nam Bộ trong quá tŕnh Nam tiến và định h́nh văn hoá đă gắn chặt vận mệnh lịch sử của ḿnh với cộng đồng người Hoa và Khmer. Mặt khác, với một tâm thức của những con người đi mở cơi đứng trước một miền đất mới mẻ, những tầng lớp tiên dân này đă trở thành những con người mới, và chính họ sẽ là chủ nhân trên miền đất Tây Nam Bộ này. Là một tầng lớp con người mới, sống ở trên dải đất mới, họ đă h́nh thành cho ḿnh những nét văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ khác biệt rất nhiều với những vùng miền khác, tuy rằng họ vẫn lưu giữ lại những vốn liếng ngôn từ và phong cách giao tiếp vốn xuất phát từ cái nôi đă sản sinh ra nó: vùng văn hoá Bắc Bộ. Có thể nói rằng, văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ của người Việt miền Tây Nam Bộ như là một bộ mặt mới trong văn hoá giao tiếp và nghệ thuật ngôn từ truyền thống của người Việt.

Trong bài viết này, chúng tôi chú trọng đến một khía cạnh nhỏ của văn hoá giao tiếp của người Việt miền Tây Nam Bộ: cách sử dụng đại từ xưng hô.

1. Theo chúng tôi, cách sử dụng đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ chủ yếu được h́nh thành trên những yếu tố sau: 1. lối xưng hô trong cơ tầng văn hoá truyền thống; 2. điều kiện tự nhiên miền Tây Nam Bộ; 3. lối xưng hô của các tộc người thiểu số bản địa hoặc di cư, trong đó, yếu tố Hoa là đậm nét nhất.

Ảnh hưởng từ lối xưng hô truyền thống của người Việt

Trong môi trường làm nông nghiệp có lịch sử lâu đời, con người cần tranh thủ sự hỗ trợ của người khác nên người Việt Bắc Bộ thường xuyên trau chuốt lời ăn tiếng nói của ḿnh. Đối với họ, “ăn có nhai, nói có nghĩ”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau”. Chính v́ vậy, người Việt thường có lối “xưng khiêm, hô tôn”, tức tự hạ thấp ḿnh và nâng người khác lên cao.

Khi hai người cùng trang lứa gặp nhau, người ta thường tự xưng là em và gọi đối phương là anh / chị. Khi đă quen biết và thân thiết nhau, người ta thường sử dụng cặp đại từ tớ –  cậu, hoặc ḿnh – cậu. Ở những người đàn ông trung niên, cặp đại từ em – bác lại được sử dụng như một phương thức thể hiện ḷng kính trọng của bản thân với đối phương. Trong gia đ́nh, khi em trai hay em gái lập gia đ́nh, người làm anh hay chị sẽ thể hiện sự tôn trọng của ḿnh đối với em rể hoặc em dâu bằng cách tự xưng là anh / chị hoặc tôi và gọi là dượng (đối với em rể), thím (anh đối với em dâu), mợ (chị đối với em dâu); thậm chí, khi đă lập gia đ́nh, em út trong nhà cũng được nâng vị trí lên cao bằng cách gọi là chú (anh đối với em trai), cậu (chị đối với em trai), (anh đối với em gái) hay (chị đối với em gái).

Khi vào vùng đất Tây Nam Bộ sinh cơ lập nghiệp, con người nơi đây vẫn luôn giữ ǵn lại một h́nh ảnh của một người “cũ” ở nơi chôn nhau cắt rốn, do vậy, lối xưng hô kiểu “xưng khiêm hô tôn” này vẫn được sử phổ biến, nhất là ở những vùng nông thôn với kiểu xưng hô. Lối xưng hô này được xem là một trong những chuẩn mực để đánh giá tính lịch sự, nền nếp của một người, nhất là người phụ nữ đă có chồng (“ngôn” là một trong tứ đức của người phụ nữ: công, ngôn, dung, hạnh).

Ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên miền Tây Nam Bộ

Ở vùng châu thổ Bắc Bộ, người Việt đă sinh sống và canh tác đất phù sa từ hàng ngàn năm trước công nguyên, v́ vậy, nơi đây đất hẹp người đông, từ xưa đă h́nh thành một khu vực làm nông nghiệp khép kín.

Trong khi đó, ở miền Tây Nam Bộ, người Việt di cư đă làm chủ trên những mảnh đất màu mỡ được bồi đắp từ hệ thống sông Cửu Long, dân cư lại thưa thớt, v́ thế mà h́nh thành những làng xă mang tính mở. Sống trong vùng đất ít tính cạnh tranh như thế, con người trở nên sống thật với bản thân hơn và sống thật với người khác hơn. Do vậy, tuy lối “xưng khiêm hô tôn” vẫn được xem là tiêu chuẩn của một con người có giáo dục, nhưng ở nơi đây vẫn rất phổ biến lối xưng hô tao – mày. Cặp đại từ xưng hô này không chỉ dành riêng cho những người thân thiết cùng trang lứa, mà nó c̣n xuất hiện trong trường hợp người trên (tiền bối) nói với người dưới (hậu bối). Ngược lại, những người dưới có thể xưng là tui (tức tôi) đối với những người trên. Lối xưng hô này có thể được xem như là sản phẩm của điều kiện sống thuận lợi, mỗi người đều có thể nhấn mạnh đến cái tôi cá nhân của ḿnh và ư thức được vai tṛ xă hội của ḿnh. Mặt khác, lối xưng hô mở này (tức dùng cho nhiều trường hợp) một phần cũng đă phản ánh thái độ phóng khoáng, b́nh đẳng như chính thiên nhiên nơi đây đă có.

Ảnh hưởng từ lối xưng hô của tộc người Hoa

Trên chiều dài lịch sử, người Hoa sống trên lănh thổ Trung Quốc đại lục và cảng đă tích luỹ một kho tàng văn hoá vô cùng đặc sắc và lâu dài và có một khả năng lan toả văn hoá một cách mănh liệt. Do vậy, nhóm người Minh hương trong quá tŕnh di cư sang miền Nam Việt Nam đă tạo nên một cuộc tiếp xúc văn hoá sâu đậm với người Việt. Một trong dấu đó chính là việc sử dụng các đại từ xưng hô trong cuộc sống thường nhật. Trong đó, khu vực các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang… vẫn c̣n lưu giữ nhiều dấu tích của quá tŕnh tiếp xúc văn hoá này.

2. Xuất phát từ những yếu tố trên, đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ trở nên vừa quen vừa lạ đối với những người Việt trên các vùng miền khác. Những điểm tương đồng và khác biệt đó đă tạo nên những đặc trưng riêng trong cách sử dụng đại từ xưng hô của người Việt miền Tây Nam Bộ.

2.1. Tính trọng t́nh, trọng mối quan hệ

Nếu ở Bắc Bộ, nền văn hoá nông nghiệp lúa nước lâu đời đă khiến cư dân nơi đây chú trọng đến việc sử dụng các đại từ xưng hô sao cho khéo léo, văn nhă, vận dụng tối đa lối xưng khiêm hô tôn, do vậy, đối với người đồng đẳng, người ta thường xưng em gọi bác hoặc xưng tớ gọi cậu, cha mẹ gọi con cái đă trưởng thành (bao gồm cả con rể và con dâu) theo cấu trúc anh / chị + thứ bậc, như anh cả, chị tư... Đồng thời, do thuyết chính danh theo học thuyết Nho giáo đă bám rễ vững chắc trong ḷng văn hoá Bắc Bộ nên người ta thường gọi đối phương theo chức danh, cách gọi này tương tự như cách gọi của người Trung Quốc, Hàn Quốc. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu gọi như: cậu cử, ông tú, ông nghè, ông kư

Ở Tây Nam Bộ, cách xưng hô của người Việt mang đậm tính xem trọng mối quan hệ hơn (nhất là mối quan hệ theo huyết thống), ít mang tính khách sáo, xă giao. Trong cách xưng hô chênh lệch một cấp bậc với người ngoài, người ta thường xưng là con mà không phải hoặc ít khi là cháu, v́ theo mối quan hệ huyết thống, con có huyết thống gần hơn so với cháu. Thậm chí, người Việt miền Tây Nam Bộ c̣n hỏi thứ bậc để khi xưng hô sẽ tăng thêm mối quan hệ huyết thống, như: d́ hai, chú tư… Nếu đă biết thứ bậc mà chỉ gọi duy nhất một đại từ xưng hô như d́, chú, bác… th́ cũng chưa được xem là đúng chất Tây Nam Bộ. Trong quyển Folk culture of the Viet people in Southern Vietnam (Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ) có viết: “Đối với nữ lớn hơn ḿnh một cấp, để thể hiện t́nh cảm thân mật và kính trọng, th́ thường gọi bằng hoặc d́ hai và tự xưng là con, cháu hoặc tui đều được” [Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: 240].

Giữa những người đồng đẳng, thay v́ xưng em gọi bác, người Việt miền Tây Nam Bộ đă kéo mối quan hệ lại gần hơn bằng cách xưng em hoặc tui và gọi anh / chị + thứ bậc, như anh hai, chị ba. Thậm chí, đối với trường hợp chênh lệch hai cấp bậc, người ta c̣n xưng con và gọi ngoại (cho lẫn ông và bà). Kiểu xưng hô này khiến người ta cảm thấy giữa những người xa lạ được kết nối lại với nhau, trở thành thành viên trong gia đ́nh. Điều này có thể xuất phát từ điều kiện sống của người Việt nơi đây: khi vào Nam khai phá, lúc ấy đất rộng người thưa, con người cảm thấy cô đơn và hụt hẫng v́ phải ĺa xa quê cha đất tổ, trong khi “nơi đây xứ sở lạ lùng, con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”, th́ nhu cầu được quan tâm, chia sẻ bằng t́nh cảm chân thật lại trở nên vô cùng bức thiết. Do vậy, không c̣n xuất phát từ việc lấy ḷng nhau trong không gian sống chật hẹp như ở vùng châu thổ Bắc Bộ, việc xưng hô bằng đại từ chỉ mối quan hệ gia đ́nh (theo huyết thống) trở thành một chuẩn tắc chung cho các thế hệ sau ở nơi đây.

2.2. Tính hào sảng

Trên thực tế, người Việt miền Tây Nam Bộ vốn xuất thân từ thành phần nông dân phiêu tán, những tù khổ sai, những trí thức bất măn trước thời cuộc, những binh lính đào ngũ… của vùng Ngũ Quảng đă dám rũ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh, “trước mặt họ là biển cả, sau lưng họ là chế độ phong kiến đang xua đuổi” [Nguyễn Công B́nh, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường 1990: 30]. Do vậy, họ không cần phải sống chỉ theo lề thói truyền thống, mà họ c̣n dám sống với ư nghĩ của ḿnh. Ở nơi đây, họ có thể sống v́ lư lẽ, v́ bản thân, sống để làm giàu, sống để hưởng thụ những thú vui ngắn ngủi trong đời. Chính v́ thế, họ sẵn sàng vứt bỏ những tập quán phức tạp không phù hợp, những sự khéo léo giả tạo, sự cam chịu trước khó khăn, mà thay vào đó là sự giản dị, ṣng phẳng, chân thật…

Trong lối xưng hô, người Việt miền Tây Nam Bộ cũng thể hiện bản chất của khách “tứ chiếng giang hồ” này. Một trong những từ được người Tây Nam Bộ sử dụng nhiều nhất chính là tôi (ngôi số 1) và ông / bà (ngôi thứ 2). Ở Bắc Bộ và Trung Bộ và cả Đông Nam Bộ, cấp trên được gọi thân mật là sếp và bản thân tự xưng là em th́ ở Tây Nam Bộ, chất dân chủ, không phân ngôi thứ và chất ṣng phẳng sẵn có của người dân nơi đây đă khiến chữ sếp bị biến dạng để trở thành chữ síp, thậm chí c̣n thay bằng đại ca. Đặc biệt, chữ tôi vốn được sử dụng ở ngôi thứ nhất một cách hạn chế hay có chút nghiêm trang trong hầu hết các trường hợp ở Bắc Bộ và Trung Bộ, khi đi vào Nam Bộ và nhất là Tây Nam Bộ th́ nó đă bị thay thế bằng biến thể của nó là tui. “Trong ca dao nói chung, đại từ tôi, vốn mang tính chỉ định cá thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng, trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều mô h́nh xưng hô mà ngôi thứ nhất lại mạnh dạn dùng tui” [Nguyễn Văn Nở 2000].

Có thể nói rằng, với lối sống giản dị, phóng khoáng và có chút ngang tàng của người Việt miền Tây Nam Bộ, những cặp đại từ xưng hô mang tính trang nghiêm hay tỏ ư kính trọng đối phương một cách khách sáo đă trở nên khập khiễng, ngượng nghịu. Đối với những trường hợp đó, người ta thường tạo ra những biến thể bằng cách thay đổi nguyên âm theo quy luật chung (đổi nguyên âm rộng thành nguyên âm hẹp, như ê → i, ô → u, a → ơ, như cơm nếp → cơm níp, thối → thúi, mai → mơi) [Nguyễn Kim Thản 1984: 142]; thay đổi thanh điệu (thay thanh một [không dấu], thanh hai [huyền], thanh sáu [nặng] thành thanh ba, tức thanh hỏi). V́ vậy, ngoài cặp đại từ xưng hô em – síp, em – đại ca, tui – ông / bà, đối với đại từ xưng hô ngôi thứ ba là ông ấy / bà ấy / anh ấy / chị ấy / cậu ấy, em ấy…, người ta c̣n đơn giản hoá cách gọi này bằng cách giản lược từ chỉ ngôi thứ ba là “ấy”, đồng thời, thay thanh điệu thành thanh thứ ba, tức là hiện tượng hỏi hoá đại từ ngôi thứ ba: ổng / bả / ảnh / chỉ / cẩu / ẻm… Thậm chí, chúng ta c̣n có thể bắt gặp hiện tượng gộp ba âm tiết lại thành một âm tiết bằng cách hỏi hoá đối với âm tiết giữa và tắc thanh hầu đối với âm tiết đầu tiên: thằng cha ấy → chả, con mẹ ấy → mẻ. Đây là hiện tượng sử dụng đại từ xưng hô tương đối phổ biến trong dân gian người Việt miền Tây Nam Bộ, dù rằng đây bị xem là cách thể hiện sự bất kính tột độ trong văn hoá giao tiếp của người Việt Bắc Bộ và Trung Bộ.

2.3. Tính trọng họ ngoại

Trong văn hoá vùng Bắc Bộ và Trung Bộ, do cư dân nơi đây độc tôn Nho giáo trong thời gian lâu dài (thời kỳ nhà Lê – Bắc Bộ và nhà Nguyễn – Trung Bộ) nên quan niệm trọng nam khinh nữ luôn được đề cao. Người con trai là trụ cột của gia đ́nh, và v́ thế, ḍng họ nội chiếm ưu thế hơn.

Từ thế kỷ XVII trở đi, người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ (đa số là cư dân ở Quảng Ngăi) đă bắt đầu sinh cơ lập nghiệp vùng đất nay là Nam Bộ. Với hành trang chỉ là bản thân cùng với các dụng cụ gia đ́nh, những di dân này vứt bỏ lại nơi quê cha đất tổ của ḿnh những ràng buộc, những câu nệ, khuôn phép… không hợp với bản chất của những con người nghèo khổ, hèn mọn này. Chính v́ thế, những luân lư và quan niệm của Nho giáo dần dần bị nhạt dần theo quá tŕnh Nam tiến, trong đó có quan niệm trọng nam khinh nữ. Có thể nói rằng, những người đàn bà di dân này thật sự đă t́m lại được quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của ḿnh chỉ khi họ sẵn sàng sát cánh bên những người đàn ông, cùng trải qua những gian khó ở vùng đất mới. Thậm chí, người đàn bà c̣n chiếm ưu thế nhiều hơn đàn ông, họ trở thành biểu tượng của sự trung trinh, đảm đang và có cá tính, trong khi người đàn ông lại ít được đề cao (đàn ông Trung Bộ và Bắc Bộ vốn chủ yếu được đề cao qua sức học và khả năng làm quan, trong khi Nam Bộ lại là vùng đất xem nhẹ danh phận). Do vậy, để thể hiện sự kính trọng trong khi xưng hô, người Việt miền Tây Nam Bộ thường tránh dùng những từ xưng hô chỉ bên ḍng họ nội.

Do vậy, đối với phụ nữ lớn hơn một cấp, người cấp dưới tự xưng là con và gọi hay d́ hai mà không phải là xưng cháu gọi như trong cách giao tiếp của người Trung Bộ hay Bắc Bộ. Đối với phụ nữ lớn hơn hai cấp, người cấp dưới tự xưng là con và gọi là bà ngoại hay nói tắt là ngoại. “Không gọi là bà nội v́ như thế là không kính trọng [Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: 240]. Đối với đàn ông lớn hơn hai cấp, người ta cũng xưng con gọi ngoại hoặc ông, nhất thiết không gọi là nội hay ông nội, v́ cách gọi cha nội, ông nội tương tự như cách gọi ông tướng, ông Trời con, chúng hàm nghĩa sự khinh bạc, xem thường hay có ư trêu đùa. “Những cách gọi cha, bà nội, ông nội, ông cố nội, bà cố nội đối với những người không xứng với những cách xưng hô ấy th́ chỉ có nghĩa là coi thường họ, hoặc không có thiện cảm, thậm chí ác cảm đối với họ mà thôi” [Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: 241].

Trong khi đó, để gọi người đàn ông lớn hơn một cấp, người ta thường gọi là chú hay bác mà không gọi là cậu. Điều này tưởng chừng như mâu thuẫn với nguyên tắc chung nhưng có thể được lư giải như sau: người phụ nữ chủ về t́nh cảm, do vậy, cần nhấn mạnh đến vai tṛ của họ ngoại để dẫn dắt t́nh cảm trong quan hệ xă giao được tự nhiên hơn; người đàn ông lớn hơn hai cấp (hàm nghĩa là người già), mang tính âm, thiên về t́nh cảm hơn sức mạnh và lư trí, do vậy, việc gọi ông ngoại hay ngoại cũng có ư nghĩa tương tự; trong khi người đàn ông chỉ lớn hơn một cấp (hàm nghĩa là người trẻ), mang tính dương, thiên về sức mạnh và lư trí hơn t́nh cảm, do vậy, việc gọi cậu đối với người không có quan hệ huyết thống lại là một điều kiêng kỵ, v́ nó hàm nghĩa châm biếm, coi thường.

2.4. Tính dung hợp văn hoá

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất của sự cộng sinh từ những nhóm người khác nhau, trong đó, chủ thể quan trọng nhất chính là người Việt từ miền Trung Bộ và Bắc Bộ. Bên cạnh người Việt di cư, người Pháp và Mỹ trong quá tŕnh tiếp xúc văn hoá cũng để lại những đặc trưng riêng, như cách gọi ba (từ chữ papa), (từ chữ mama) thay cho cách gọi truyền thống là cha, mẹ hay thầy, u. Người Khmer bản địa và đoàn người Hoa vượt biển lưu trú tại vùng viễn Tây Việt Nam cũng để lại dấu ấn văn hoá riêng. Trong số những tộc người thiểu số ấy, người Hoa gốc Quảng Đông, Triều Châu và Phúc Kiến có tác động mạnh mẽ hơn cả đến văn hoá người Việt.

Cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ hai như chế (chị [gái]), hia (anh [trai]), tía (cha, đại từ này đặc biệt đă trở thành một đại từ thay thế cho tuyệt đại đa số các trường hợp gọi cha hay bố, ba ở miền Tây Nam Bộ trong thế kỷ XX, và hiện nay vẫn c̣n được sử dụng phổ biến ở các tỉnh có nhiều người Hoa sinh sống hoặc gần với khu vực có người Hoa sinh sống, như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau), (bạn), ư (d́), tài có (anh) và cặp đại từ xưng hô ngôi số một và số hai là qua (tôi, ta đối với trường hợp là trưởng bối) – bậu (ḿnh, em, nàng), đă trở thành một trong những đặc trưng để nhận định mức độ thâm nhập và gắn kết của văn hoá Trung Hoa trong ḷng văn hoá Việt Nam. Đặc biệt, nếu chế, hia, tía, ní, ư, tài có chỉ phổ biến ở các tỉnh viễn Tây của đất nước là Sóc Trăng và Bạc Liêu, th́ cặp đại từ xưng hô qua – bậu đă vượt không gian và lan toả rộng răi khắp cả miền Tây Nam Bộ, nó cũng được sử dụng khá phổ biến ở Đông Nam Bộ và một ít ở Trung Bộ.

Theo B́nh Nguyên Lộc, cặp đại từ này có lẽ xuất phát từ tiếng Mạ, theo Nguyên Nguyên th́ có lẽ nó xuất phát từ tiếng Mường, nhưng theo Lê Ngọc Trụ th́ cách giải thích cho rằng cặp đại từ này xuất phát từ tiếng Triều Châu là có lẽ dễ chấp nhận hơn cả. Trong bài viết của ḿnh, Phan Tấn Tài tán thành quan điểm này và cho rằng: Nếu “qua” đă là “tôi” từ âm Triều Châu th́ “bậu” cũng rất có thể do âm Triều Châu mà ra. Tuy B́nh Nguyên Lộc có đưa ra gốc từ tiếng Mạ nhưng sau khi bàn luận với người Triều Châu, th́ được biết trong tiếng Triều Châu có tiếng „pa_u“ hay „pấu“ hay “bô” (giọng đọc khác nhau tùy vùng: Bạc Liêu, Nam Vang, Sài G̣n) là vợ, hoặc đàn bà […] Từ pa_u (pấu, bô) này chỉ khi ghép vào một chữ nữa mới phân rơ ngôi thứ như „cha pấu“, „cha pa_u“, “chao bô” (=vợ tôi) „deo pa_u“ (= vợ yêu) như ta dùng Hán Việt “tệ phụ, tệ nội, hiền phụ, hiền thê ...”. Từ ngữ ghép của chữ pau (pấu, bô) chỉ có ư nghĩa rất b́nh thường” [Phan Tấn Tài 2010].

Ngay từ đầu thế kỷ XIX, người Việt miền Tây Nam Bộ đă sử dụng cặp đại từ xưng hô này, cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cặp đại từ này đă thay thế cho các cặp đại từ khác trong hầu hết các trường hợp. Có khi người ta c̣n dùng những biến thể khác để sử dụng trong những t́nh huống khác nhau: qua – bậu, qua – em… Cặp đại từ xưng hô mang đặc trưng của tính dung hợp sẵn có của người Việt này đă đi sâu vào các h́nh thức nghệ thuật như văn chương, cải lương, kịch nói hay ca khúc mang âm hưởng dân gian Tây Nam Bộ:

“Bậu sang phà Rạch Miễu

Qua lẽo đẽo theo sau

Đội bóng trăng trên đầu

Tưởng như áo cô dâu…”

(Ca khúc Phải ḷng con gái Bến Tre – Thơ: Phan Huy Tấn, lời: Luân Hoán)

Đặc biệt, trong văn học dân gian, cặp đại từ này chiếm một số lượng đáng kể: 79 từ bậu và 28 từ qua xuất hiện trong 925 câu ca dao của Tây Nam Bộ được sưu tầm ở trang web e-cadao.com, chiếm đến 11.56%. “Ngoài cách sử dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung, chúng ta c̣n thấy những cách nói riêng mang đậm tính địa phương và phản ánh lời ăn, cách nói, nếp nghĩ của cư dân vùng cực Nam của Tổ quốc. Nổi bật nhất là cặp từ xưng hô “qua- bậu” và những biến thể của cặp xưng hô này” [Nguyễn Văn Nở 2000].

3. Lời ăn tiếng nói là một lĩnh vực gắn liền với lối suy nghĩ của con người. Ở miền Tây Nam Bộ, cách sử dụng các đại từ xưng hô phần nào cũng thể hiện được tính cách, hoàn cảnh sống của người Việt. Đó là một lớp từ được gói ghém lại từ nơi nó được sinh ra và được mang đến miền đất mới bằng những con người mang tâm thức mới. Do đó, một mặt nó vẫn thể hiện đầy đủ tính chất chung của lối xưng hô truyền thống, một mặt lại được thay đổi để phù hợp hơn trong hoàn cảnh tồn tại ở miền đất Tây Nam.

Trần Duy Khương

Khoa Ngữ văn, ĐH Thủ Dầu Một

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Công B́nh, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường 1990: Văn hoá & cư dân đồng bằng sông Cửu Long. NXB Khoa học Xă hội
  2. Nguyễn Kim Thản 1984: “Về tiếng nói vùng đồng bằng sông Cửu Long”. In trong Lê Anh Trà 1984: Mấy đặc điểm văn hoá đồng bằng sông Cửu Long (cb). NXB Viện Văn hoá
  3. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh 1992: Folk culture of the Viet people in Southern Vietnam. – Hà Nội: NXB Khoa học Xă hội
  4. Nguyễn Văn Nở. Cách xưng hô trong ca dao trữ t́nh đồng bằng sông Cửu Long. In trong Kỷ yếu học ngữ Trẻ 2000

http://www.ctu.edu.vn/colleges/education/bmnv/nvno.html9.html

  1. Phan Tấn Tài 2010: Qua và bậu trong văn thơ miền Nam

 

Tại sao người miền Nam gọi anh Cả là “anh Hai”?

 

Ngôn ngữ là loại h́nh văn hoá phi vật thể, phản ánh văn hoá vùng, miền rất rơ nét. Cách xưng hô “anh Cả” ở miền Bắc so với “anh Hai” ở miền Nam là điển h́nh.

http://baocamau.com.vn/van-hoa-xa-hoi/tai-sao-nguoi-mien-nam-goi-anh-ca-la-anh-hai--38050.html

Ngôn ngữ là loại h́nh văn hoá phi vật thể,  phản ánh văn hoá vùng, miền rất rơ nét. Cách xưng hô “anh Cả” ở miền Bắc so với “anh Hai” ở miền Nam là điển h́nh.

Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao người miền Nam gọi “anh Cả”, “chị Cả” (người con trưởng, theo cách gọi miền Bắc) là “anh Hai”, “chị Hai”? Đây là một hiện tượng văn hoá có thể lư giải từ phương pháp tiếp cận liên ngành: ngôn ngữ học, khoa học lịch sử, văn hoá dân gian…

Chữ “cả” trong tiếng Việt có nghĩa là lớn, to lớn (cả giận, cả gan, cả vú lấp miệng em, ao sâu nước cả…), c̣n có nghĩa khác là tất cả, bao gồm (cả lớp, cả nhóm, cả đời…). Người miền Bắc gọi “anh Cả”, “chị Cả” nghĩa là anh lớn, chị lớn, người được sinh ra đầu tiên trong gia đ́nh. Trong khi đó, người miền Nam không gọi “anh Cả”, “chị Cả” mà gọi là “anh Hai”, “chị Hai”. Hiện tượng này đến nay có một số cách hiểu phổ biến như sau:

Cách hiểu thứ nhất có nguồn gốc từ nguyên tắc “tứ bất” (bốn không) của triều Nguyễn: “bất thiết Tể tướng, bất thủ Trạng nguyên, bất lập Hoàng hậu, bất phong Đông cung”, nghĩa là các vua triều Nguyễn không đặt chức Tể tướng, trong thi cử không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong Đông cung Thái tử. Trong đó việc không lập Hoàng hậu và Đông cung Thái tử v́ cho rằng vua Gia Long v́ tiếc thương người vợ là Tống Thị Lan và con trai cả là Nguyễn Phúc Cảnh (Hoàng tử Cảnh) nên dành vị trí này để tưởng nhớ người đă mất, từ đó trong dân gian không ai dám gọi con lớn là con cả.

Cách hiểu thứ hai cho rằng liên quan đến yếu tố kiêng kỵ, kỵ huư, do trùng với cách gọi “Hương Cả” là một chức vụ đứng đầu ở làng, xă thời Pháp thuộc. Năm 1904, để quản lư các địa phương ở Nam Kỳ, thực dân Pháp cho thành lập Hội đồng Hương chức (Hội đồng xă, c̣n gọi là Ban Hội tề) gồm 12 chức vụ: Hương Cả, Hương Sư, Hương Chủ, Hương Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Quản, Hương Bộ, Hương Thân, Xă Trưởng, Hương Hào và Chánh Lục Bộ. Trong đó Hương Cả là chức vụ cao nhất. Người dân không dám gọi con trai lớn của ḿnh là “thằng Cả” v́ sợ phạm thượng.

Cách hiểu thứ ba từ tâm lư sợ cọp, có rất nhiều câu chuyện kể về việc những lưu dân thế hệ trước bị cọp bắt, cọp vồ ở khắp các vùng đất Nam Bộ như: Đồng Nai, An Giang, Cà Mau… Những người con trưởng, con cả trong gia đ́nh bị cọp ăn thịt dẫn đến nỗi sợ hăi trong dân gian, không dám gọi con trưởng là con cả v́ sợ xui rủi; thậm chí gọi cọp là “Hương Cả cọp” (có thể c̣n hàm ư mỉa mai bọn Hương chức Hội tề hung dữ như cọp). Giả thuyết này không mấy thuyết phục v́ đối tượng bị cọp vồ rất nhiều, không phân biệt con trưởng hay con thứ…

Trong quá tŕnh nghiên cứu văn hoá dân gian ở miền Trung, người viết t́m được chứng cứ khác có thể xác định cách gọi “anh Hai” đă có trước thời Khởi nghĩa Tây Sơn (năm 1771), lúc đó Nguyễn Nhạc (là anh cả trong ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) đă được Nhân dân địa phương gọi là “anh Hai Trầu”. Trong cuốn “Lễ hội Việt Nam”, bài Lễ hội Quang Trung, các tác giả Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lư cũng xác định: “Tại làng Kiên Mỹ c̣n di tích Bến Trầu - nơi tương truyền ngày xưa Nguyễn Nhạc thường đưa trầu từ phía thượng nguồn về bán ở vùng An Thái, An Nhơn… cho nên Nguyễn Nhạc c̣n có tên là anh Hai Trầu”.

Như vậy các giả thuyết liên quan đến triều Nguyễn (từ năm 1802) hay thời Pháp thuộc (từ năm 1858) là không thuyết phục, v́ cách gọi “anh Hai” thay cho “anh Cả” đă xuất hiện từ trước năm 1771.

Ngược ḍng lịch sử, trở lại thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng cùng với binh sĩ, tuỳ tùng và Nhân dân ở một số địa phương miền Bắc vào khai phá vùng đất phương Nam, có thể giả thuyết cách gọi “anh Hai” xuất phát từ thời kỳ này. Sử sách ghi rằng trong đoàn quân Nam tiến lúc đó, hầu như không có ai là “anh Cả”, v́ xác định công cuộc “mang gươm đi mở cơi” là “sinh ly, tử biệt” nên các gia đ́nh phải để người con trưởng ở lại để phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc mộ phần tổ tiên; những người ra đi đều là con thứ, kể cả Nguyễn Hoàng cũng là con trai thứ.

Về sự kiện này, sách “Đại Việt sử kư toàn thư”, quyển XVI, có chép: “Tháng 10 (Mậu Ngọ, tức năm 1558), Thái sư Trịnh Kiểm vào chầu, dâng biểu xin sai con thứ của Chiêu Huân Tĩnh công là Đoan quận công Nguyễn Hoàng đem quân vào trấn thủ xứ Thuận Hoá để pḥng giặc phía đông cùng với Trấn quận công ở Quảng Nam cứu viện cho nhau. Mọi việc của xứ này, không cứ lớn hay nhỏ, và các ngạch thuế đều giao cả cho, hằng năm đến kỳ hạn th́ thu nộp”.

Sách “Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim (1919) cũng ghi: “Ông Nguyễn Kim có hai người con là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cũng làm tướng lập được nhiều công. Người anh là Nguyễn Uông được phong làm Lang quận công, người em là Nguyễn Hoàng được phong là Thái uư Đoan quận công. Nhưng v́ Trịnh Kiểm sợ họ Nguyễn tranh mất quyền ḿnh, bèn kiếm chuyện mà giết Nguyễn Uông đi. C̣n Nguyễn Hoàng cũng sợ Trịnh Kiểm có ư ám hại, chưa biết làm thế nào mới ra Hải Dương hỏi ông Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông ấy bảo rằng “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (nghĩa là một dăy Hoành Sơn (chỗ đèo Ngang, Quảng B́nh) kia có thể yên thân được muôn đời).

Nguyễn Hoàng mới nói với chị là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm) xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam. Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng những quân lính ở đất Thanh, Nghệ nhiều người đưa cả vợ con theo đi…”.

Nhiều thế hệ cư dân miền Bắc vào Nam khai phá theo chính sách của Nguyễn Hoàng đă ư thức được công cuộc tha hương sẽ khó có ngày quay trở lại. V́ vậy, những người dân Nam tiến này đều là những “anh Hai”, “anh Ba”… V́ cuộc mưu sinh trên vùng đất mới, v́ muốn thoát khỏi sự trói buộc của luật lệ phong kiến khắt khe, họ phải ra đi nhưng trong ḷng vẫn canh cánh nhớ về quê cha đất tổ.

Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ trong bài thơ “Nhớ Bắc” (viết năm   1940) có những câu thơ diễn tả tâm trạng này:

“Ai đi về Bắc ta theo với

Thăm lại non sông giống Lạc - Hồng

Từ thuở mang gươm đi mở cơi

Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Để tưởng nhớ quê hương, các thế hệ dân cư miền Nam đă giành vị trí “anh Cả” cho những người c̣n lại ở đất Bắc, nên những người con trưởng sau này được gọi là “anh Hai”, “chị Hai”, lâu dần thành thói quen, thành phong tục, thành truyền thống đạo lư của dân tộc.

Hiện tượng này có nguyên nhân từ truyền thống Nho học và đạo lư xem trọng chữ Hiếu, người con trai cả có vai tṛ rất lớn trong gia đ́nh: “quyền huynh thế phụ”, khi cha mẹ mất th́ người anh cả có trách nhiệm gánh vác việc gia đ́nh, thờ cúng tổ tiên, nuôi dạy các em nên người… Khi cha mẹ c̣n sống cũng không được đi xa “Phụ mẫu tại, bất khả viễn du”.

Cũng cần nói thêm rằng, người dân miền Nam đă sáng tạo rất nhiều từ những “giá trị văn hoá” gốc của miền Bắc, việc gánh vác gia đ́nh, phụng dưỡng tổ tiên của cư dân miền Nam không c̣n là vị trí độc tôn của người con trưởng, mà thường giao người con út. Từ đó có quan niệm “giàu út ăn, nghèo út chịu”. Người con út trở thành trụ cột trong gia đ́nh, lo phụng dưỡng cha mẹ già, thờ cúng tổ tiên; nhiều người thứ út cũng được đặt tên Út, thậm chí c̣n sáng tạo: Út Tám, Út Chín, Út Mười, Út Thêm, Út Nữa, Út Chót, Út Hết…

Liên quan đến cách xưng hô của người miền Nam c̣n có cách gọi theo thứ của người đối diện, thể hiện thái độ tôn trọng, tránh gọi tên thật, nhất là đối với người lớn tuổi. Ví dụ, người ta thường gọi: chú Hai, chú Ba, chú Út… hoặc anh Hai, anh Ba, anh Tư… Đây có lẽ là sáng tạo của người miền Nam do ảnh hưởng văn hoá ứng xử phương Tây trong những năm bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cai trị, người phương Tây thường gọi họ trong giao tiếp (ông Nguyễn, ông Trần…) để thể hiện sự tôn trọng, thay v́ gọi tên (Nguyễn Văn A, Trần Văn B; ông A, ông B…).

Ngôn ngữ trong đời sống của người miền Nam đă trải qua quá tŕnh lịch sử, giao lưu, tiếp biến văn hoá hàng trăm năm, xét dưới góc độ văn hoá là “đặc sản” của địa phương, thể hiện bản sắc văn hoá vùng miền, góp phần làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú, đa dạng nhưng đậm đà bản sắc dân tộc./.

Huỳnh Thăng

 

 

 

 

Post ngày: 12/08/18

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18