Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG CA DAO VIỆT NAM

MANG VIÊN LONG

 Văn chương b́nh dân-nhất là ca dao, là một cuộn phim ghi lại những sinh hoạt hàng ngày, những tư tưởng, t́nh cảm diễn biến qua nhiều thời kỳ của nhân dân, một cách trung thực và đầy đủ nhất. Nói rằng ca dao là một tấm gương lớn phản ánh lại nét mặt của mọi người trong cuộc sống với nhiều khía cạnh, cũng là một ví dụ khá chính xác. Bởi v́, hơn đâu hết, văn chương b́nh dân, là một loại văn hiện thực chân xác: Văn tức là người. Văn chương b́nh dân được sản sinh, lưu truyền lại, cũng chính nhờ yếu tố có liên hệ máu thịt với đời sống của tất cả mọi người, được mọi người chấp nhận và giữ ǵn.

Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đă được đề cập đến, tŕnh bày dưới nhiều khía cạnh t́nh cảm, suy nghĩ khác nhau đă chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta cũng có thể nói rằng, ngoài tư tưởng Phật giáo, các hệ thống tư tưởng khác - trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lư nào, đă được nhắc nhở đến nhiều như vậy. Điều này, tự nó đă khẳng định cho chúng ta một điều cốt lơi: tư tưởng Phật giáo đă được mọi người tiếp nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, từ lúc xa xưa, v́ đă đem, lại được nhiều lợi lạc, an vui cho mọi người.

Bằng một số câu ca dao trong kho tàng ca dao Việt Nam , chúng ta muốn làm sáng tỏ hơn những nhận định trên, những sự kiện đă có trong lịch sử; đồng thời để giải thích phần nào tiến tŕnh của tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin nhỏ thô thiển, dẫn tới niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đă t́m ra tư tưởng Phật giáo chân chính - như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và nỗi hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát hy vọng trong cuộc đời đă phải chịu nhiều thống khổ...

Một h́nh ảnh rất dễ nhận biết là trong các làng quê Việt Nam - và sau này là ở phố thị, chùa chiền được xây dựng, chùa chiền được xây dựng phát triển lên rất nhiều. Được khơi dậy từ đời vua Đinh Tiên Hoàng, củng cố ở đời Lê Đại Hành và cực thịnh ở các triều vua nhà Lư. Tuy các đời sau (hậu Lê, Chúa Trịnh, Tây Sơn, vua Gia Long) không mấy quan tâm đến đạo Phật; có thời kỳ đạo Phật bị ngăn trở, xem nhẹ; nhưng bên cạnh, đă có Chúa Nguyễn ở Đàng Trong cổ xúy, tôn trọng - nhất là tư tưởng đạo Phật đă được thấm nhập vào con người Việt Nam, ḥa nhịp cùng trái tim, khối óc của họ; cho nên các tư tưởng của đạo Phật đă chỉ tạm thời ngưng trễ trong các sinh hoạt có vẻ h́nh thức (xây chùa, hành lễ, thuyết giảng,...) nhưng lại trỗi dậy mạnh mẽ trong tâm hồn, trong cuộc sống. Cùng với sự chấn hưng đạo Phật ở Trung Hoa năm 1920; Phật giáo Việt Nam cũng đă âm thầm xây dựng nền tảng vững chắc cho đạo pháp nước nhà; Hội "Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học" (1931), tiếp theo ở Trung Việt (1934) và Bắc Việt (1934). Trong thực tế của cuộc sống, ca dao ghi lại các sinh hoạt, suy tư, t́nh cảm chịu ảnh hưởng sâu rộng của tư tưởng Phật giáo th́ rất nhiều - chiếm đa số trong những câu ca thuộc lănh vực này, nhưng với giới hạn của một bài giới thiệu có tính khái quát, chúng tôi xin minh chứng tiêu biểu: Khuyên dạy về thuyết nhân quả:

Có tiền th́ hậu mới hay.

Có trồng cây đức, mới dầy nên nhân.

Nhắn với đàn bà, con gái:

Đă thành gia thất th́ thôi

Đèo bồng chi lắm tội này ai mang?

Ảnh hưởng của thuyết luân hồi:

Người trồng cây hạnh người chơi

Ta trồng cây đức để đời về sau

Về nghiệp quả, sự vô thường của vạn vật:

Sinh không, tử lại hoàn không

Khó ta, ta chịu; đừng mong giàu người.

Xa lánh cuộc sống tham ái, dục vọng; t́m về chánh đạo:

Mặc ai chuốc lợi, mua danh

Miễn ta học đặng đạo lành th́ thôi

Ư nghĩa của lời Phật dạy trong kinh Pháp Cú: "Người nào trước buông lung sau lại tinh tấn, người đó là ánh sáng chiếu cơi thế gian như vầng trăng ra khỏi mây mù" cũng đă được giải bày rất giản dị, gần gũi:

Mười năm lưu lạc giang hồ

Một ngày tu tác cơ đồ lại nên

Thấu hiểu sâu sắc được lời khuyến dạy khẩn thiết của đức Thế Tôn với chúng sanh hăy c̣n tham đắm, vui say trong "nhà lửa" ca dao đă kêu gọi:

Tu cho trọn kiềp bụi hồng

Kẻo già lại tiếc rằng ḷng từ bi

Từ sự ḥa nhập, đắm ḿnh trong đạo pháp một cách thuần thục, sâu sắc, đă làm đổi thay nếp nghĩ cũ, rất tiến bộ về sự "giàu" và "nghèo" của người đời; về nghiệp quả tương báo của mỗi cá nhân:

Thiên cao đă có Thánh tri (A La Hán, Bồ Tát)

Người nhân nghĩa chẳng hàn vi bao giờ

Do vậy, trong bể khổ trầm luân (c̣n gọi là "cửa thần phù" theo ca dao và "Ngũ uẩn" theo Phật pháp) kẻ nào sớm giác ngộ, sống và hành theo lời Phật, sẽ được an lạc, giải thoát; c̣n kẻ xấu ác, chướng nghịch, sẽ măi quay cuồng trong sinh tử khổ đau:

Lênh đênh qua cửa Thần phù

Khéo tu th́ nổi vụng tu th́ ch́m

Chính v́ thấy được cái ngắn ngủi của kiếp nhân sinh, sự khổ đau không ai tránh khỏi trong cuộc sống: "tất cả các hành là vô thường là khổ đau" (lời Phật dạy); chúng ta cũng đă nghe được lời tâm sự:

Đời người như bóng phù du

Sớm c̣n tối mất, công phu lỡ làng

Chữ "công phu" ở đây, theo ư nghĩa toàn câu, được xem như là "những xây dựng vật chất, tranh giành quyền lợi, danh vọng". Những cái tạm bợ, vọng tưởng ấy, sẽ bị tiêu diệt trong từng sát na, mà người đời không hề hay biết, lại cố "ái thủ". nên mới có lời kêu gọi: "Tu cho trọn kiếp bụi hồng - Kẻo già lại tiếc rằng ḷng từ bi".

Thuyết luân hồi (sanh tử) cũng đă ảnh hưởng rất sâu đậm trong ḷng mọi người, tuy rằng vẫn c̣n ở mức độ giản dị, sơ đẳng; nhưng đă góp phần xây dựng điều thiện, diệt trừ cái ác; mở đường quang đăng cho con đường tiến gần đạo pháp chơn chánh:

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.

 MANG VIÊN LONG


---o0o---

Tŕnh bày : Nhị Tường

Cập nhật : 01-05-2003

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18