Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Cách Xưng Hô Trong Ca Dao Trữ T́nh Ở Miền Tây

Từ xưng hô tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà c̣n là phương tiện biểu đạt t́nh cảm, góp phần tạo nên nhịp cầu giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn. Nhiều nhà nghiên cứu đă nói về sự phong phú của lớp từ xưng hô tiếng Việt. Sự phong phú đó không chỉ cho thấy ở số lượng từ xưng hô mà c̣n thể hiện bởi cách phô diễn. Trong ca dao, dù là cách nói trực tiếp hay ẩn dụ, ví von… vẫn hiện lên h́nh ảnh hai nhân vật đang bộc bạch nỗi ḷng hoặc ḍ ư, trao lời. Và trong quá tŕnh t́m hiểu đó, việc dùng các từ để “xưng” và “gọi” nhau góp phần thể hiện bao cung bậc t́nh cảm của người trong cuộc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi t́m hiểu cách xưng hô trong ca dao trữ t́nh trong quyển “Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long”[2], qua đó thử cảm nhận về sắc thái biểu cảm của lớp từ rất đa dạng và phong phú này cùng vẻ riêng trong cách nói năng của người dân Nam bộ.
1. Trong ca dao vùng đất mới, chúng ta cũng bắt gặp các cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung như:
* Thiếp – chàng: Ai làm bầu bí đứt dây,
Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia.
* Thiếp – anh: Anh giơ roi đánh thiếp sao đành
Nhớ khi đói khổ rách lành có nhau.
* Anh – em: Cam sành lột vỏ c̣n the
Thấy em c̣n nhỏ, anh ve để dành.
* Anh – nàng: -Anh muốn văng lai, sợ nàng mang tai tiếng
Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm.
* Ta – bạn: -Bạn về ta chẳng dám cầm
Dang tay đưa bạn, ruột bầm như dưa.
* Ta – ḿnh:Đường đi nho nhỏ
Bờ cỏ xanh xanh
Không duyên, không nợ, không t́nh
Đồng không mông quạnh, sao ḿnh gặp ta?
* Đó – đây:-Đó có đôi, ngồi ăn một ngựa,
Đây một ḿnh, biết dựa vào ai?

Cùng thể hiện mối quan hệ t́nh cảm lứa đôi, thế mà có đến 7 cặp từ xưng hô. Rất khó so sánh cung bậc t́nh cảm giữa những cặp từ xưng hô trên, nhưng chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự khác nhau về sắc thái biểu cảm cũng như mối quan hệ tiệm tiến hay tiệm thoái của hai nhân vật. Có thể nói, những cặp từ xưng hô này đă thể hiện đầy đủ những bước “thăng- trầm”, “li – hợp”… của t́nh yêu đôi lứa. Theo chúng tôi, cặp “đó – đây” thể hiện t́nh cảm giữa hai người c̣n một khoảng cách nhất định. Nó chỉ mới dừng ở mức đánh tiếng, thăm ḍ và phần nào đó c̣n là t́nh yêu đơn phương. “Đây” thường là người mở lời ḍ hỏi hay than thân trách phận, tiếc nuối duyên nợ không thành:
Đó đủ đôi, ăn rồi lại ngủ,
Đây một ḿnh thức đủ năm canh”

Với cặp từ “ta- bạn”, t́nh cảm vẫn c̣n xa dẫu giữa hai người đă có sự giao cảm. Mối quan hệ t́nh cảm ở đây cũng có khi thuộc về quá khứ và để lại cho một trong hai người nỗi đau thật khó nguôi ngoai:
Tai nghe bạn cũ có đôi,
Trong ḷng bối rối như vôi mới hầm”

Cặp “thiếp- chàng” dù có sắc thái biểu cảm dương tính nhưng có phần khuôn sáo, xa lạ với t́nh cảm chân chất, mộc mạc, sôi nổi và tự nhiên của người dân lao động. Cặp “anh- em” thể hiện sắc thái t́nh cảm tự nhiên, gần gũi và phổ biến nhất. Hàng rào ngăn cách đă được khai thông; sự e ấp của cái thuở “T́nh trong như đă… mặt ngoài c̣n e” qua đi để sang một bước ngoặt mới về t́nh cảm:
Anh thương em bất luận xa gần,
Cầu không tay vịn anh cũng lần đi qua”

Cuộc “cách mạng” về lối xưng hô này thực ra không phải dễ dàng. Nếu không chuẩn bị đầy đủ, chưa chín muồi mà vội vàng “quá độ” th́ không khéo sẽ “xôi hỏng bỏng không”. Cặp xưng hô “ta (em)- ḿnh” đă vươn tới sự gần gũi, thân quen, nồng thắm và khoảng cách giữa hai người dường như không c̣n nữa. Từ “anh” (hoặc “em”) đến “ḿnh” là một bước tiến dài về t́nh cảm, một sự thay đổi về chất trong mối quan hệ. Chính v́ thế mà chúng ta thấy v́ sao để gọi được tiếng “ḿnh” thiết tha ấy, cô gái đă trải qua bao nỗi đắn đo, lo lắng:
Bấy lâu em c̣n nghi ngại,
Bữa nay kêu đại bằng ḿnh
Phụ mẫu hay đặng, không lẽ giết ḿnh với em?

Từ cách xưng hô “ta- ḿnh” dẫn đến lối xưng hô mà khoảng cách giữa hai người đă được xoá nhoà, không c̣n giới hạn. Đó là cách nói gộp kiểu như “Đôi ta…” hay “Chúng ḿnh…”:
“Đôi ta như cá ở đ́a,
Ngày ăn tản lạc tối d́a ngủ chung”

Cái dấu nối ngắn ngủi trên văn tự đă biến mất nhường chỗ cho sự ḥa hợp, hoà nhập, hoà đồng, hoà âm, hoà điệu, hoà thân… của lứa đôi. Những cặp từ xưng hô đă xét xuất hiện trong ca dao cả nước. Bên cạnh đó là lớp từ xưng hô và cách xưng hô mang đậm sắc thái vùng, tuy không nhiều nhưng cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú và mang đậm màu sắc địa phương mà ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là một minh chứng.
2. Nét riêng về cách xưng hô trong ca dao trữ t́nh Đồng bằng sông Cửu Long
Nét riêng này thể hiện trước hết ở các cặp từ xưng hô. Những cách xưng hô đó đă góp phần tạo nên vẻ riêng của ca dao vùng cực Nam Tổ quốc. Qua khảo sát, chúng tôi thấy những cặp từ xưng hô sau:
* Qua – bậu:- Bậu nói với qua, bậu không bẻ lựu hái đào
Chớ đào đâu bậu bọc, lựu nào bậu cầm tay?
* Anh (em) – bậu:Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu!
– Áo vắt vai anh đi thăm ruộng,
Anh có vợ rồi, chẳng chuộng bậu đâu.
* Qua -em:Qua về bán ruộng cây đa
Bán cả đất nhà cưới chẳng đặng em.
* Tui – bậu:- Lại đây tui biểu chút xíu, bớ nàng
Tui biểu lời hơn sự thiệt
Chớ không phải biểu nàng từ biệt ngỡi nhơn
Ngỡi nhơn là ngỡi nhơn đồng,
Tui không biểu bậu bỏ chồng bậu đâu.
* Tui – bạn:Thằn lằn chắc lưỡi mái rui,
Từ tui xa bạn, ḷng chẳng vui chút nào.
* Tui -anh:- Nhợ xa cần, nhợ lại nằm khoanh
Chim kêu rủ rỉ, nhớ anh tui khóc muồi.
* Tui – ḿnh:Đường đi chưn trợt bờ śnh
Trợt ba bốn cái chẳng thấy ḿnh đỡ tui.

Cặp từ xưng hô “qua – bậu” mang đậm sắc thái địa phương. Tuy nhiên, qua khảo sát chúng tôi thấy cặp từ này thể hiện mối quan hệ và t́nh cảm khá phức tạp. Nếu là vợ chồng th́ mối quan hệ ở đây đang có vấn đề:
Bậu nói với qua, bậu không lang chạ,
Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa?
Nếu là t́nh yêu đôi lứa, mối quan hệ đó vẫn c̣n xa cách hoặc đang gặp những trắc trở và chủ thể trữ t́nh thể hiện nỗi nuối tiếc, buồn thương v́ duyên nợ không thành:
Trách mẹ với cha chứ qua không trách bậu,
Cha mẹ ham giàu gả bậu đi xa.

Bên cạnh đó là hai biến thể “anh (em) – bậu” và “qua – em (anh)”. Những bài ca dao sử dụng hai biến thể xưng hô này thường là những bài ca dao tỏ t́nh nhưng thiếu tự tin:
Bậu có chồng chưa, bậu thưa cho thiệt,
Kẻo anh lầm tội nghiệp cho anh
Hay đau khổ, trách hờn người yêu:
Trách ḷng bậu cứ đẩy đưa,
Gạt anh dăi nắng, dầm mưa nhọc nhằn”
Hoặc thể hiện nỗi da diết, nhớ mong:
Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ,
Anh đây xa bậu, đêm chờ ngày trông”

Cách xưng hô “qua- bậu” nay rất ít gặp trong giao tiếp, nhất là từ “bậu”. Riêng từ “qua” thỉnh thoảng c̣n được dùng trong quan hệ không bằng vai. Trong những cặp từ xưng hô c̣n lại, chúng ta thấy có một nét chung là ngôi thứ nhất dù là nam hay nữ, đều xưng hô là “tôi” hoặc “tui” (biến thể phát âm Nam bộ). Đại từ này dùng trong giao tiếp mang tính nghi thức th́ có sắc thái biểu cảm trung tính, nhưng nếu dùng trong giao tiếp không nghi thức th́ có thể mang sắc thái biểu cảm âm tính. Thực tế cho thấy khi nói năng hàng ngày, dùng đại từ này thường tạo ra sự xa cách và để biểu lộ thái độ không đồng t́nh, phản đối hay tạo ra một khoảng cách an toàn nếu ta không muốn t́nh cảm tiến xa. Với hai người vốn đă thân quen, có quan hệ gần gũi, đại từ này ít khi dùng và nếu có là dấu hiệu báo cho biết sự thay đổi t́nh cảm, thái độ. (Cũng cần phải nói thêm, sắc thái biểu cảm của đại từ “tui” không hoàn toàn âm tính mà có khi chỉ là phương tiện để thể hiện sự giận dỗi, trách hờn của hai người đang yêu. Lúc này, ngữ điệu đóng một vai tṛ quan trọng). Trong ca dao nói chung, đại từ “tôi”, vốn mang tính chỉ định cá thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng, trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long lại có nhiều mô h́nh xưng hô mà ngôi thứ nhất lại mạnh dạn dùng “tui” (hoặc “tôi”). Ở đây, dường như có sự mâu thuẫn trong cách thể hiện t́nh cảm. Họ bộc lộ công khai, rơ ràng cái tôi của ḿnh khi bày tỏ t́nh yêu nhưng lại có phần “thủ thế” không tự tin, ngại ngần chưa dám xưng thân mật với người ḿnh thương. Ngay cả tiếng “yêu” trước đây thật xa lạ đối với các chàng trai, cô gái vùng sông nước (Trong khẩu ngữ Nam bộ, từ “thương” đồng nghĩa với từ “yêu”). Họ dùng từ “thương” khi thổ lộ nỗi ḷng:
Tàu ch́m c̣n nổi giàn mui,
Anh liệu thương đặng ḿnh tui, tui chờ.

Đây có thể là thói quen ăn nói, tuy nhiên, lối xưng hô trên phần nào tạo một khoảng cách vô h́nh. Nhưng phải chăng là khoảng cách cần thiết và là dấu hiệu mở để nhờ đối tượng khai thông? Con đường đó thật ra c̣n cam go bởi phải qua hai lần thay đổi cách xưng hô. Thứ nhất, ngôi thứ hai từ “anh” (hoặc “em”) chuyển sang “ḿnh”:
Rồng giao đầu, phụng giao đuôi,
Nay tui hỏi thiệt, ḿnh có thương tui không ḿnh?”

Thứ hai, ngôi thứ nhất thay đổi từ “tui” (hoặc “tôi”) có phần xa cách để chuyển sang “anh” (hoặc “em”) như đă nói ở trên. Sự thay đổi cách xưng hô có khi sẽ diễn ra chóng vánh, chỉ đôi lần gặp gỡ, nhưng cũng có khi măi măi dừng lại ở bước khởi đầu. Ngoài ra c̣n có một số cách xưng hô đậm chất khẩu ngữ với sắc thái biểu cảm âm tính như:
Một bàn tay năm ngón
Có ngón ngắn, ngón dài.
Người ta kẻ kém người tài,
Anh xem cho kĩ, gái này kém ai?
Con cua ḱnh càng ḅ ngang đám bí
Nói với chị mày: giờ tí tao qua.
Những cách xưng hô trên không nhiều, không tiêu biểu, nó chỉ cho thấy sự phong phú của cách xưng hô trong ca dao và giá trị nghệ thuật không cao.

Bên cạnh những cách xưng hô được nói ở trên, chúng ta c̣n bắt gặp cách xưng hô mà ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai được ẩn đi, phản ánh khuynh hướng gia tộc hoá rất mạnh trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Đấy là khuynh hướng dùng tên riêng hay từ chỉ quan hệ họ hàng kèm với ngôi thứ trong gia đ́nh. Ví dụ như:
Vái Trời cưới được cô Năm
Làm chay bảy ngọ, mười lăm ông thầy.
Chim quyên đậu lái ghe bầu,
Miệng kêu bớ Bảy xuống lầu trao thư.
– Con quạ nó đậu nhành gáo,
Nó kêu nam đáo, nữ pḥng.
Biểu với cô Hai đừng lấy hai chồng
Dao phay kia hai lưỡi nó ḥng phanh thây.

Cách xưng hô này thường được dùng phổ biến trong quan hệ hàng xóm láng giềng để thể hiện sự thân mật, gần gũi như người trong gia đ́nh, ḍng họ. C̣n trong t́nh yêu đôi lứa, cách xưng hô này cho thấy mối quan hệ giữa hai đối tượng vẫn c̣n rất “sơ” dù người nói đă có t́nh, có ư. Nó chỉ mới ở mức thăm ḍ, đánh tín hiệu, c̣n “đối tác” có bắt tín hiệu hay chịu giải mă không th́ đành chịu và chỉ c̣n biết…”Vái trời…”.

3. Tóm lại, cách xưng hô trong ca dao trữ t́nh Đồng bằng sông Cửu Long hết sức phong phú, đa dạng. Ngoài việc sử dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung, chúng ta c̣n thấy những nét riêng mang đậm tính địa phương và phản ánh lời ăn, tiếng nói, nếp nghĩ của cư dân vùng cực Nam của Tổ quốc. Nổi bật nhất là cặp từ xưng hô “qua- bậu” và những biến thể của cặp xưng hô này. Bên cạnh đó là việc sử dụng rất nhiều đại từ “tui” (hoặc “tôi”) ở ngôi thứ nhất. Ngoài ra, chúng ta c̣n thấy cả cách gọi: “Cô Hai, cô Bảy, cô Ba...” ở ngôi thứ hai vốn là đặc trưng phổ biến của cách xưng hô hàng ngày trong giao tiếp khẩu ngữ ở Nam bộ. Ở mỗi cách xưng hô thể hiện mối quan hệ t́nh cảm khác nhau; phản ánh những chặng đường khác nhau từ lúc sơ giao đến khi thành vợ, thành chồng hay những lúc éo le, trắc trở trong t́nh yêu. Cùng một cặp từ xưng hô, nhưng ở mỗi bài ca dao nó có thể phản ánh mối quan hệ và sắc thái biểu cảm khác nhau. Chỉ với ca dao ở một vùng của Tổ quốc, chúng ta đă thấy sự đa dạng, phong phú về lớp từ xưng hô, cách xưng hô của người Việt.

[2] Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long”, NXB Giáo dục 1997
TS. Nguyễn Văn Nở

Post ngày: 12/08/18 

Nguồn: Mekongculture

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18