Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Làng Ta tên Tây
ở nước Mỹ ....


Đó là làng Versailles tại thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana, nổi tiếng với khu “chợ chồm hổm”, nơi người ta mua bán những món hàng nho nhỏ từ con cá đến mớ rau bày trên sạp gỗ hay để ngay trên mặt đất, giống như h́nh ảnh đă quen thuộc của một chợ nhỏ nghèo nàn tụ họp tạm bợ bên lề đường góc phố ở các tỉnh thành và nông thôn Việt Nam ngày trước.

Nhưng làng Versailles thật sự đáng chú ư hơn ở chỗ nó là làng Việt Nam lớn nhất tại hải ngoại và một thành công điển h́nh về sự ḥa nhập vững vàng của người Việt vào xă hội nước Mỹ. Chỉ qua ít năm, dân chúng nơi đây đă ổn định được mọi nhu cầu sinh hoạt, xây dựng một cộng đồng chung sống ḥa hợp và chia sẻ những giá trị văn hóa truyền thống cùng các cộng đồng dân tộc bạn ở địa phương. Khởi đầu từ ít chục gia đ́nh vừa di tản khỏi Việt Nam sau ngày 30/4/1975 được đưa đến một chung cư nghèo nàn trong khu phía Đông thành phố New Orleans, làng Versailles ngày nay có khoảng trên 8,000 dân chúng sống trong một khu cư xá rộng lớn với hàng trăm căn nhà biệt lập khang trang vào hạng dân trung lưu ở Mỹ. Điểm đặc biệt nhất là khắp làng đều hoàn toàn chỉ có người Việt mà không phải là kiểu “ghetto” - khu xóm nghèo của dân thiểu số như người ta thường hiểu - một sự kiện không thấy ở bất cứ nơi đâu trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Làng Versailles đă là trung tâm cho những cuộc nghiên cứu của các cơ quan nhân văn, tổ chức xă hội, và là đề tài cho rất nhiều sách báo, bài viết của các tác giả người Việt và người dân tộc khác. “Growing up American” của Min Zhou và Carl Bankston ca ngợi sự phát triển của dân chúng làng Versailles, không những chỉ bằng sự ḥa nhập nhanh chóng với môi trường mới mà c̣n đem đến cho xă hội này những giá trị văn hóa truyền thống vẫn được giữ ǵn nguyên vẹn của họ. Robert Olen Butler, nhà báo và nhà văn, tác giả nhiều cuốn sách bán chạy, từng tham chiến ở Việt Nam từ 1969 đến 1972 với cấp bậc trung sĩ quân báo, trong một bài báo năm 1995 mang tên “Saigon”, nói rằng: “Cách tốt nhất để hiểu được người Việt Nam là biết cách làm sao đi bộ băng qua đường ở thành phố Hồ Chí Minh”. Ông hiểu những phức tạp của người Việt và đă được giải thưởng Pulitzer năm 1993 với cuốn sách “A Good Scent from a Strange Mountain” tŕnh bày những câu chuyện về làng Versailles.

Nói đến Louisiana, người ở những nơi khác thường mường tượng rằng đây là vùng tập trung của dân đánh cá từ Việt Nam trước kia và nay tiếp tục hoạt động trên vịnh Mexico. Thật ra tại Louisiana, trong 10 người Việt có chưa tới 1 người làm việc trong công nghiệp thủy sản, kể cả đi trên tàu đánh cá cũng như tại các cơ sở chế biến. Tỷ lệ này ngày càng giảm dần và trong thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt, sẽ rất hiếm có ai c̣n tiếp nối nghề nghiệp của cha anh.

Dân đánh cá người Việt định cư ở Florida, Louisiana, Texas thuộc trong số những người mau chóng thành công về sinh kế trong xă hội Mỹ. Nhưng tinh thần kỳ thị địa phương, chủng tộc, được thôi thúc thêm bởi những tranh chấp quyền lợi, tất nhiên không tránh khỏi có lúc đưa đến những va chạm, như trường hợp cuối thập niên 1970 đă từng xảy ra xung đột gay gắt và cả đổ máu giữa ngư dân gốc da trắng và ngư dân gốc Việt. Ngư dân Việt phàn nàn là họ bị ngăn cản hành nghề và đe dọa đến tính mạng. C̣n ngư dân da trắng th́ cho rằng những tàu đánh tôm của ngư dân Việt Nam không tuân hành quy luật trên biển. Thực tế th́ dân đánh cá Việt Nam chăm chỉ và chịu cực nhọc hơn, có thể ra biển từ sáng sớm trong khi ngư dân da trắng c̣n ăn điểm tâm; và phương cách đánh bắt tôm của dân Việt một mặt sẽ làm tài nguyên mau cạn, mặt khác đưa tới sự hạ giá sản phẩm thiệt hại cho đồng nghiệp. Những chuyện đáng tiếc đó hầu hết đă diễn ra ở các ngư cảng Texas chứ không phải Louisiana hay Florida.

Ngày 2 tháng 8 năm 1979, một ngư dân Việt đă bắn chết một ngư dân da trắng tại Seadrift, thị trấn nhỏ ven bờ biển với 1,250 dân cư bên ngoài cảng dầu lửa Port Arthur, Texas, gần biên giới Louisiana. Hung thủ và người em bị truy tố về tội đồng lơa sau đó đều được ṭa án tha bổng v́ coi là hành động để tự vệ. Nhưng xung đột c̣n kéo dài nhiều tháng với một số tàu đánh tôm và nhà tạm trú (trailer) của dân Việt bị đốt. Ngư dân da trắng, được sự hỗ trợ của KKK - tổ chức cực hữu bạo động có chủ trương kỳ thị chủng tộc - đă gây những hành động hăm dọa làm cho nhiều ngư dân Việt phải bỏ đi nơi khác. Một chuyện khá ngộ nghĩnh là khi ấy đă có sự chụp mũ: Các ngư dân Việt bị gọi là “US Viet Cong”, dù rằng tất cả họ đều là người tị nạn Cộng Sản. Kư giả Irwin A. Tang trong một bài phóng sự đăng trên tạp chí Asian Week năm 2003, hồi tưởng lại biến cố này, nói rằng “một số ngư dân Việt đă không lùi bước trước mọi đe dọa và sẵn sàng dùng súng để tự vệ tại nhà cũng như trên biển”. Theo ông chính sự kiên cường ấy tạo nên thế cân bằng lực lượng trong tranh chấp, rồi sau đó nhờ sự can thiệp điều giải của chính quyền cùng các giáo hội, cuối cùng hai nhóm ngư dân đă đi đến t́nh trạng ḥa hoăn để cùng làm việc.

Việc định cư người Việt tị nạn tại Louisiana trải qua một quá tŕnh êm ả hơn trong sự hội nhập cùng các cộng đồng dân tộc bạn. Điều này một phần do việc tham dự giải quyết của các giáo phận và những tổ chức từ thiện thuộc giáo hội Công giáo tại một tiểu bang có 47% tín đồ Công giáo. Phần khác, Louisiana là một tiểu bang nhỏ (4.5 triệu dân, đứng hàng thứ 22 trong các tiểu bang Hoa Kỳ) và nghèo (thu nhập b́nh quân đầu người hàng thứ 45 trong 50 tiểu bang), cho nên sự du nhập của gần 30,000 dân tị nạn từ Đông Dương không gây cảm giác phiền phức cho người địa phương cũng như tâm lư ngỡ ngàng lạc lơng cho người mới tới.

Về sự h́nh thành làng Versailles, theo linh mục Trần Cao Tường th́ vào tháng 9 năm 1975 gần 20 gia đ́nh dân tị nạn đầu tiên đă được Tổng Giáo phận New Orleans bảo trợ đưa từ các trại tạm cư Fort Chaffee, Arkansas và Indiantown Gap, Pennsylvania về Louisiana. Việc cần lo đầu tiên cho họ là một nơi cư ngụ, cơ quan xă hội Công giáo đă t́m ra Versailles Arms Appartments, một chung cư nghèo nàn trong khu phía Đông thành phố có nhiều pḥng bỏ trống v́ hầu hết dân da đen sống ở đây đă bỏ đi từ lâu. Sau đó qua sự thương lượng, một ít gia đ́nh dân địa phương cũ c̣n lại được t́m cho chỗ ở khác và tới cuối năm th́ chung cư này hoàn toàn chỉ có người Việt tị nạn với nhân số đă lên tới 600.

Đến cuối năm 1976, dân số làng Versailles Việt Nam vào khoảng 2,000 trong đó có những người tự đến chứ không phải qua sự bảo lănh của Cơ quan Bác ái Công giáo và giáo phận New Orleans. Theo nữ tu sĩ Ann Devaney, trưởng ban xă hội phụ trách công tác tị nạn của Associated Catholic Charities th́ 3/5 dân làng Versailles sau này là những di dân đă định cư ở một nơi khác trên đất Mỹ trước khi tới đây. Trung tâm Nghiên cứu Tị nạn, trụ sở ở New York, trong một phúc tŕnh đưa ra năm 1994, nói rằng sự tái lập những làng kiểu Việt Nam ở vùng Louisiana không phải do chính sách định cư của INS hay chính quyền địa phương mà là sự tự phát từ những mối liên hệ xă hội cũ trong những dân tị nạn. Ngay từ năm 1975, Tổng Giám mục Hannan giáo phận New Orleans đă cho thành lập Trung tâm Mục vụ đầu tiên của người Việt trên đất Mỹ và linh mục Trần Cao Tường được bổ nhiệm làm tuyên úy góp phần hướng dẫn xây dựng nên Cộng đoàn này.

Qua đợt di tản đầu tiên, những năm kế tiếp người vượt biên được nhận vào Hoa Kỳ ngày càng nhiều và số dân đến Louisiana gia tăng nhanh chóng. Sau đó một số khác tái định cư theo các chương tŕnh đoàn tụ, ODP và HO, có thân nhân đă ở Louisiana bảo lănh về. Tới nay trong khoảng hơn 25,000 người Việt ở tiểu bang, phân nửa sống tại thành phố New Orleans và làng Versailles là cộng đồng lớn nhất tập trung 2/3 dân số; thành phố thứ nh́ có gần 4,000 người Việt là thủ phủ Baton Rouge, c̣n lại nhiều thành phố nhỏ khác đều có dân Việt nhưng nhân số chỉ trên dưới 500.

Trong những dân tị nạn đầu tiên được đưa đến Louisiana có một số ngư dân gốc từ Phước Tỉnh - Phước Tuy hay Phan Thiết - B́nh Thuận, và không bao lâu sau họ đă hoạt động trở lại với nghề đánh cá ven bờ vịnh Mexico. Đa số những người c̣n lại không có khả năng chuyên môn, và hầu hết đều có xuất xứ từ các tỉnh nhỏ hay vùng nông thôn Việt Nam, rất ít người nói được tiếng Anh. Nhưng bằng sự cần cù kiên nhẫn, sẵn sàng nhận làm tất cả mọi loại công việc nên họ đă có thể t́m được sinh kế tại New Orleans, thành phố 500,000 dân với nhiều cơ sở kỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản, cùng nhiều dịch vụ khác. Sự hỗ trợ của Giáo phận đóng một vai tṛ quan trọng cho sự ổn định đời sống và h́nh thành một cộng đồng có vị trí và vai tṛ tại địa phương trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và văn hóa. Làng Versailles là kết quả cụ thể nhất từ tất cả những nỗ lực chung và riêng của từng gia đ́nh, từng cá nhân người tị nạn.

Theo linh mục Michael Việt Anh, 80% dân chúng ở làng Versailles là dân Công giáo, khoảng 60% gốc từ Bùi Chu, Phát Diệm và Thanh Hóa di cư vào miền Nam năm 1954. Với quá tŕnh ấy, họ dễ dàng tạo lập lại cuộc sống giống như đă xây dựng tại các khu định cư ở B́nh Thuận, B́nh Tuy, Phước Tuy. Bản nghiên cứu của Ashton G. năm 1985 nói rằng nghề đánh cá là cơ hội đầu tiên để nhóm dân này ổn định sinh kế và sau 8 năm đă có khoảng 8% sở hữu những cơ sở tiểu thương. Những người không có khả năng chuyên môn th́ phân tán đi làm đủ mọi việc khác như công nhân xưởng máy, hăng cắt may, bán hàng, hầu bàn, cắt cỏ,... New Orleans rất ít dân Mễ nên không có sự cạnh tranh lao động trong nhiều ngành nghề. Đối với di dân Việt Nam, địa bàn duyên hải và khí hậu ở New Orleans được coi là rất thích hợp cho điều kiện sống và làm việc.

Hà Tường Cát

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18