Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Quan Niệm về "Nghĩa Vua Tôi" Qua Chuyện Kể và Ca Dao Tục Ngữ

VƠ THU TỊNH

Dân ta ngày xưa tin rằng phải có Trời, v́ nếu: “Không có Trời, ai ở được với ai?”
Hẳn v́ thế mà cũng cho rằng trong một nước cần phải có vua, v́ nếu không có người cầm đầu để quản lư xă hội cho có trật tự th́ làm sao dân chúng có thể sinh sống yên lành được?
Do đó phát sinh ra mối tương quan giữa vua và tôi, mà dân gian gọi là “nghĩa vua tôi”:

Ong kiến c̣n có vua tôi,
Huống chi loài người chẳng có nghĩa ư?

...Hột muối mặn ba năm vẫn mặn,
Củ gừng cay chín tháng vẫn cay.

Đạo nghĩa cương thường (a) chớ đổi đừng thay,
Dẫu có làm nên danh vọng, hay rủi có ăn mày vẫn có nhau.


“Nghĩa” là ḷng chung thủy, là điều hợp lẽ phải, làm khuôn pháp cho cách ứng xử với nhau. Lê Thánh Tông xưa cũng dùng chữ “nghĩa” (trong bài cái nón) để chỉ sự quan hệ giữa vui tôi:

Che dân bao quản ḷng tư túi,
Giúp chúa nào quên nghĩa sớm trưa!
 

Trong Luận Ngữ, chương Vi Tử, Tử Lộ đă gọi sự liên hệ giữa vua tôi là “Quân thần chi nghĩa”.
Nhưng xưa, nhà cầm quyền phong kiến lại dựa vào “tam cương, ngũ thường” của Nho giáo để ép buộc người dân phải tuyệt đối “trung” với vua, đến mức “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, vua ra lệnh tôi phải chết, tôi không chết không trung!

Thật ra, chữ “trung” vốn chỉ có nghĩa là ngay thẳng, hết ḷng hết sức với vua. Vua là người cầm đầu trong nước, coi trách vụ làm cho dân no ấm yên lành, cho nước được tự chủ độc lập. Dân là kẻ được hưởng các điều ấy, ắt là phải có phần vụ pḥ vua một cách ngay thẳng, hết ḷng hết sức.

Làm tôi th́ ở cho trung,
Chớ ở hai ḷng mà hóa dở dang.


Bàn về vấn đề “trung” với vua, Trần Trọng Kim, trong tác phẩm Nho Giáo, đă phân biệt chữ “quân” là người cầm đầu, với chữ “vương” là vua.

“Khổng giáo cho “quân quyền” (Quyền của người cầm đầu) là cái thần khí, làm chủ sự trị loạn của nhân dân, cho nên mới nói “trung quân” (trung với người cầm đầu) chứ không phải “trung vương”, “trung đế” (trung với vua, với hoàng đế). Về sau, ta theo lối chuyên chế mà hiểu cái nghĩa “trung quân” hẹp đi, cho nên mới nói “trung quân” là “trung với nhà vua”. Song khổng giáo có dạy rằng: “người trung thần ṭng đạo bất ṭng quân”, (tôi trung phục tùng đạo lư chớ không phải phục theo người cầm đầu, theo nhà vua), chính là để chữa lại cái hẹp ḥi của vua vậy”.(1)
Tiên Nho ta ngày xưa không dùng chữ “Trung quân” mà chỉ dùng thành ngữ “ưu ái” hay “ái ưu” mà thôi. Nguyễn Trăi (1380-1442), trong Quốc Âm thi tập đă viết:
Bui(chỉ v́) một tấc ḷng ưu ái
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông.(Qâ, 50)

...Tóc nên bạc bởi ḷng ưu ái
Tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay. (Qâ, 112)

...Gia sơn đương cách muôn dặm,
Ưu ái ḷng phiền nửa đêm. (Qâ, 115)


Trong Bạch Vân Am quốc ngữ thi tập, Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585) cũng viết:

Ái ưu vặc vặc trăng in nước
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa. (BV,1)
...Ưu ái chẳng quên niềm trước,
Thị phi biếng nói sự nay. (BV, 76)


Như Trần Trọng Kim vừa dẫn ra trên đây, “người trung thần ṭng đạo bất ṭng quân”, cho nên “tôi trung” c̣n phải có nhiệm vụ can vua, có khi phải trái lời vua, cho vua khỏi làm quấy, sai với đạo lư. Như thế mới đúng đă lo lắng, thương yêu vua (ưu quân) (2). Trong lịch sử nước ta không thiếu ǵ giai đoạn về “tôi trung” can ngăn, hoặc căi lời vua, chẳng hạn như các chuyện sau đây:

Truyện Phạm Công căi lời vua

 



Phạm Công, làm quan “Phán Thái Y lệnh”, đời vua Trần Anh Tông (1293-1314). Một hôm có người, vợ bị băng huyết, máu ra xối xả, đến mời ông. Ông vội vàng ra đi, vừa đến cửa th́ gặp Sứ giả nhà vua đến bảo rằng trong cung có quí nhân cảm sốt, khi nóng khi lạnh, mời ông đến điều trị.

Ông nói: Bệnh ấy không gấp. Nay ở nhà dân có người bệnh nặng, tính mệnh chỉ chờ trong khoảnh khắc. Ta đi cứu người ấy đă, rồi về cung sẽ chữa trị cho.

Sứ giả tức giận nói: “Cái lễ mà kẻ bầy tôi phải giữ đạo cho trọn, sao có thể như vậy? Ông muốn giữ tính mạng cho người khác mà không giữ tính mạng cho ḿnh chăng?”

Phạm Công trả lời: “Đă đành là như vậy th́ ta mắc tội rồi, nhưng không hề ǵ. Người bệnh kia mà không cứu mạng ngay th́ chỉ trong chốc lát sẽ chết, không c̣n trông mong ǵ được nữa. Đến như cái mệnh của bầy tôi bé nhỏ này th́ c̣n mong được vua miễn tội chết. C̣n các tội khác th́ ta xin gánh chịu hết.”
Nói xong, bèn đi chữa bệnh. Người đàn bà kia quả nhiên được ông cứu sống. Lát sau, ông đến gặp. Nhà vua quở trách. Ông bỏ mũ, bày tỏ hết cả tấm ḷng ngay thực của ḿnh. Vua Anh Tông mừng mà nói rằng:
“Nhà ngươi quả là một bậc lương y, đă có nghề giỏi, lại có ḷng chăm sóc con dân của Trẫm, thật đă đáp ứng được ḷng ta mong cậy”.(3)

Truyện Chu Văn An can vua

“Chu Văn An, tính ngay thẳng, cứng rắn, nghiệm ngặt, học nghiệp tinh thuần, được vua Trần Minh Tông mời đến dạy thế tử học.

“Minh Tông mất, con là Dụ Tông (1341-1369) chỉ măi chơi bời, trễ nải chính sự, để quyền thần nhiều kẻ làm điều phi pháp. Nhiều lần can ngăn mà vua không nghe, ông liền dâng sớ xin chém nịnh thần bảy tên, người đời lúc bấy giờ gọi là “thất trảm sớ”. Sớ dâng lên, nhưng vua bỏ đi không xét đến. Ông liền từ quan về quê dạy học.(4)
“Nghĩa vua tôi”, thể hiện cho trọn vẹn, bao giờ cũng phải theo hai chiều: tôi đối với vua, vua đối với tôi. Dân có nghĩa vụ đối với vua, th́ vua cũng có nghĩa vụ đối với dân. Nếu vua không làm tṛn trách vụ chăm lo cho dân yên vui, no ấm, th́ dân không khỏi sinh ra khinh thường, phạm thượng:

“Làm trên mà chẳng chính ngôi,
Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào”


Chính Khổng Tử cũng nói: “Vua cho đúng phận vua, tôi cho đúng phận tôi. Vua lấy lễ sai khiến tôi, tôi hết ḷng trung thờ vua” (5). Lấy lễ sai khiến, không phải chỉ nơi nghi thức bên ngoài, mà cốt yếu ở nơi tinh thần quí trọng, không được khinh miệt dân. Mạnh Tử cũng tuyên bố: “Dân quí nhất, thứ đến là đất nước(xă tắc), c̣n vua là nhẹ hơn cả (6) và đă từng nói thẳng với Tề Tuyên Vương rằng: “Vua mà coi tôi như tay chân, ắt tôi sẽ coi vua như bụng dạ. Vua mà coi tôi như chó ngựa, ắt tôi sẽ coi vua như kẻ cướp, thù(7).”
Rồi nếu vua không làm cho dân được yên lành, no ấm, mà c̣n tàn ác bạo ngược, th́ ḷng người sinh ra oán hận, thù ghét, giặc giă sẽ nổi lên:

Bao giờ dân nổi can qua(b)
Con vua thất thế lại ra ở chùa.

Xưa vua Kiệt, vua Trụ v́ hoang dâm vô đạo, không làm tṛn sứ mạng trị quốc an dân Trời giao phó cho, th́ Trời thu hồi sứ mệnh ấy lại. Thành Thang đứng lên giết vua Kiệt, Vơ Vương đứng lên giết vua Trụ. Tư Mă Thiên, sử gia Trung Hoa, gọi đó là “cách mệnh” (Cách: lột bỏ, mệnh: sứ mệnh).
Về vấn đề tôi giết vua, Tề Tuyên Vương chất vấn Mạnh Tử: Thành Thang đuổi vua Kiệt, Vơ Vương đánh vua Trụ có thật như vậy chăng?” Mạnh Tử đáp: “trong sử sách có chép như vậy”. Tuyên Vương hỏi tiếp: “Bề tôi mà giết vua có nên chăng?” Mạnh Tử đáp rằng: “Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc, kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ Tàn, kẻ tặc chẳng qua chỉ là người thường thôi. Tôi từng nghe vua Vơ Vương giết một người thường là Trụ, chớ chưa hề nghe giết vua” (8).
Tục ngữ ta ngày xưa cũng đă cho rằng:

Được làm vua, thua làm giặc.

Câu này có thể hiểu: Thói thường, mạnh được, yếu thua. Kẻ thắng tự xưng chính thống, và gọi kẻ bại là giặc.
Và đây cũng là một lời dân gian nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ cầm đầu quốc gia: “Nếu chính sự hà khắc, tàn ác, dân gian sẽ nổi lên lật đổ. Một khi bị đánh bại sẽ gọi là giặc, và sẽ chịu số phận dân gian dành cho những tên giặc cướp”.

(b) Can: Cái mộc. Qua: Cái mác, là những binh khí đánh giặc. Can qua tượng trưng cho "chiến tranh, b́nh loạn"
Dân gian ta cũng thấy rằng: Kẻ tàn ác nhờ bạo lực, gian trá mà thắng, cũng được gọi là "vua", nhưng triều vua nào cũng nhất thời.

C̣n dân, căn bản của quốc gia, bao giờ cũng tồn tại măi măi:
(Vua) quan nhất thời, dân vạn đại.

Ngày xưa ở nước ta, từ cấp huyện tở lên, tổ chức theo quân chủ, vua chỉ định, bổ dụng tất cả quan lại trong toàn quốc. Song ở cấp làng xă, thôn xóm, vua ta lại công nhận cho toàn dân bầu lên một lư trưởng quản lư làng xă và đại diện cho làng xă liên lạc với huyện phủ sở tại; và bầu các hương chức giúp việc với lư trưởng, cũng như bầu người uy tín sung vào hội đồng kỳ mục, cố vấn giám sát lư trưởng. Đồng thời ở mỗi làng xă, dân gian có thể họp lại bầu(làm) ra một hương ước (những điều lệ giao ước giữa dân làng với nhau) để quản lư riêng địa phương ḿnh.(9)

Theo Đại Việt Toàn Thư, năm 1969, Lê Huyền Tôn (1663-1671) có ban 18 định lệnh làm chính trị tốt, bỏ tập tục xấu, mà điều thứ 9 là "chọn các con em trong nhà lương thiện làm xă trưởng để dạy dân biết kễ nghĩa"(10)
Trong Lê Triều chiếu lệnh chính có ghi rơ thêm về điều thứ 9 ấy như sau:

"Chức xă trưởng là một viên giữ phong hóa; phải chuyển tư cho huyện quan ở các huyện trong xứ, chuyển sức cho xă dân, kén chọn trong con em các nhà lương gia, các nho sinh, các con cháu quan viên, các nhiêu nam các sinh đồ, cùng là người nào có học thức, tính hạnh thanh liêm công bằng và cần cán, bầu lấy một người làm xă quan, để cho viên ấy làm tiêu biểu cho hương xă, khám xét các từ tụng, cùng là hàng hăm hai kỳ xuân thu, theo những giáo điều của nhà nước mà dạy bảo xă dân, khiến cho dân biết điều lễ nghĩa, khuynh hướng và nhân nhượng.(...) Cứ ba năm, cho phép huyện quan khảo khóa các xă quan một lần, xét trong các xă quan, xă tư (phó quan xă) ai có đức hạnh liêm chính, biết dạy dân làm tốt phong tục, dẹp được việc kiện tụng, th́ tŕnh lên(..) thăng xă quan làm huyện quan, xă sử, xă tư cũng chuyển thăng làm xă quan, để tỏ ḷng khuyến khích. Nếu trên nha môn có việc quan sai khiến sự ǵ, chỉ được bắt xă sử, xă tư cùng với thôn trưởng đi chỉ dẫn, chứ không được trách cử đến xă quan, để cho viên này có tư cách mà làm việc. Ai trái lịnh này, cho xă quan được tố cáo, sẽ bị khép vào tội trái lịnh.

" V́ bằng xă trưởng (tức xă quan) viên nào tham nhũng, gian xảo, và làm bậy cho phép xă dân ấy tố cáo với huyện quan; một khi xét có sự thực, việc nhẹ th́ bắt phạt, việc nặng th́ bắt tội phải sung quân. Khi ấy sẽ bầu lại xă trưởng khác, để tiện tiếp tục công việc làm tiện lợi cho dân xă. Nếu huyện quan khảo khóa mất sự thực, cũng bị biếm hay băi chức.(11)
Cách tổ chức làng xă theo lối "bầu cử" đă tồn tại cho đến cuối đời nhà Nguyễn và cho đến thời Cộng Ḥa Quốc Gia gần đây.

Như thế, "bầu cử" đă là một tập tục trong sinh hoạt chính trị nông thôn Việt Nam từ bao nhiêu thế kỷ. Để nhắc nhở "cử tri đi bầu phải chọn người thế nào cho đúng", và "người được chọn ra phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho làng xă", dân gian ngày xưa có kể lại các ngụ ngôn như sau:

Truyện con Công và làng Chim

"Một hôm, làng chim hội họp đủ mặt, không thiếu một ai. Nhiều anh cất tiếng xin làng cử anh c̣ làm lư trưởng. Anh C̣ nghe nói, vội vàng từ chối?: "Các anh coi tôi: khăn trắng, áo trắng, thật không xứng đáng chút nào. Đây có anh Diệc, cổ dài, vai rộng, tôi xin nhường".

Diệc nghe C̣ nói đến cũng mau miệng chối từ: " các anh đă biết ḿnh tôi lằng khằng, tính tôi ương ương. Tôi nói chẳng ai nghe, sợ sau sinh lắm chuyện. Đây có anh Công trong nhà giàu có, quần xanh áo tía, thật đáng làm anh, làng ta nên thuận t́nh bầu anh ấy ra làm việc."

Công nghe nói đến ḿnh, lấy làm hả dạ, chạy ra giữa đám, giương cánh x̣e đuôi, múa may ưỡn ẹo, rồi thưa với làng: "Làng đă bảo đến, biết tránh làm sao. Vậy những ông nào thuận t́nh tôi xin kư tên vào giấy.
Không ngờ bao nhiêu loài chim đồng thanh nói to lên: "Cái đuôi anh x̣e, chúng tôi chịu là thật đẹp. Nhưng cái đầu anh bé nhỏ, trông nó loắt choắt làm sao, anh làm đàn anh chúng tôi không được. Làng bảo th́ bảo, chúng tôi không thuận.
Công thấy thế, chửa thẹn nói rằng: "Việc làng đă thuận, kẻ nói th́ có người nghe. Không ngờ người nghe th́ ít, kẻ chê th́ nhiều. Tôi lấy làm xấu hổ cho tôi và cả làng chim của tôi nữa."
Làng chim nhao nhao, không ai thèm nghe Công, giải tán tức th́. Công cụp đuôi, thu cánh, vừa lui vừa kêu: "Xấu hổ, xấu hổ!" Rồi từ ngày ấy đến nay, vẫn c̣n giữ hai tiếng "xấu hổ" măi.(12)

Truyện lư trưởng Khướu
"Xưa có một người lư trưởng làm việc đă hơn mười năm. Thường trong làng xóm, ai có điều ǵ khốn khổ là ông liền lên quan kêu hộ, coi việc của người hơn việc của ḿnh. Phải một năm trời làm đại hạn, cây cỏ khô héo, hoa quả chết sạch, đến mùa sưu thuế, dân gian khốn khó, không biết làm thế nào lo cho đủ tiền nạp. Lư trưởng Khướu thấy t́nh cảnh dân như vậy, lấy làm thương xót, mới làm một lá đơn lên kêu quan hộ dân. Đơn rằng:

"Trời làm đại hạn ră rời,
Việc dân th́ nặng, Quan thời thương cho!
Ngoài đồng cỗi lúa mất mùa,
Về nhà bông đỗ đă khô đi rồi,
Dân th́ kẻ ngược, người xuôi,
Kẻ tán, người lạc ai người làm chi.
Trời làm tai nạn c̣n ǵ,
Xin Quan nghĩ lại bớt đi ít nhiều".


Quan xem đơn vỗ bàn mắng rằng: "Ta chưa hề thấy thằng lư trưởng nào xấc láo như thằng này. Việc th́ khe khắt, đă không chịu làm, lại được cái già hàm, dám lên đây kêu ca rắc rối! Lính đâu, nọc nó ra nẹt cho nó ba chục roi".
Người lư trưởng nói: Quan đánh tôi xin chịu. Tôi chẳng sợ chi. Bổn phận tôi là lư trưởng, tôi phải hết ḷng kêu giúp cho dân. Quan không soi xét, nghĩ đến t́nh cảnh của dân th́ tôi cũng liều cái mạng của tôi cho rồi.."
Nói đoạn người lư trưởng cắn lưỡi tự tử. Ông quan phải bồi mạng cho người lư trưởng và phải cấp tiền tống táng. Về sau, trên mộ của người lư trưởng có một cây ǵ mọc lên rất cao, và có một Khướu thường ngày cứ chót vót trên cây mà hót. Thiên hạ cho con Khướu ấy là hiện thân của người lư trưởng, và khi nghe nó hót th́ người ta bảo nhau ca một câu rằng:

"Cây cao gió đánh lá lay
Thương thân con Khướu kêu ngày, kêu đêm."(13)

Như vừa kể trên, ngoài luật nhà vua, ngày xưa mỗi làng có thể bầu ra những điều lệ riêng cho ḿnh, gọi là "hương ước", tŕnh lên huyện, phủ sở tại để chấp thuận(12). Những hương ước (hay lệ làng) ấy lại thường được dân gian tuân theo chặt chẽ hơn là luật pháp nhà vua. Tục ngữ có câu: Phép vua thua lệ làng.
Chẳng hạn như trong hương ước của xă Mộ Trạch, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (Bắc Phần), ở điều thứ 6 có ghi: Dân làng có việc tranh chấp phải qua lư trưởng xét xử trước đă, không được kiện thẳng lên huyện, phủ, nếu không tuân, bị phạt một trâu và sáu ṿ rượu"

Cuối cùng, tưởng không thể không nhắc đến cuộc "vua trưng cầu dân ư" lịch sử nhất của dân tộc Việt. "Vào năm 1285 khi quân Nguyên tràn sang xâm chiếm nước ta, Trần Nhân Tông triệu tất cả bô lăo trong nước đến điện Diên Hồng để hỏi ư kiến của toàn dân nên đầu hàng hay chống lại. Tất cả bô lăo đồng thanh hô to: Xin Đánh!"

Tóm lại, qua các truyện kể, các câu ca dao tục ngữ, ta nhận thấy Việt Nam từ xưa đă có một thể chế rất đặc thù, không giống một nước nào đương thời, kể cả Trung Hoa. Đặc thù vừa quân chủ vừa thượng tầng, vừa dân chủ ở làng xă.

Mặc dầu nước ta chịu ảnh hưởng Nho giáo rất sớm, mặc dù trong quan niệm và quan hệ vua tôi của dân gian có điểm tương tự học thuyết "dân quyền" của Mạnh Tử, song về cơ cấu xă hội ngày xưa, nước ta và Trung Hoa có điểm khác nhau:
Ở thời Mạnh Tử, các chư hầu đua nhau chiêu mộ nhân tài để giúp cho nước ḿnh giàu mạnh hơn thiên hạ. Do đó "chư tử bách gia" được tự do tranh luận nhau, và có khi tranh luận với cả các vua chư hầu nữa. Nhưng rốt cuộc, học thuyết "dân quyền" ở thời hoàng kim này vẫn không được vua nào nghe theo. Về sau, cái hại đốt sách của nhà Tần, và cái hại thống nhất của nhà Hán đă bó buộc tư tưởng người học vào cái khuôn chật hẹp của Khổng Giáo. Đến thời Tống Nho nổi lên, bác hết các học phái khác, không những đă dùng ḷ khoa cử mà bó buộc học giới như các đời trước, lại c̣n hạn chế học Kinh truyện Nho giáo để đi thi phải theo lời chú giải của các sách do triều Tống soạn ra, là loại sách thu hẹp Nho giáo thành một thứ Nho giáo "tôn quân" để tiện bề cai trị. V́ thế, từ thời "hoàng kim: cho đến ngày cách mạng Tam dân chủ nghĩa của Tôn Dật Tiên (1912) ở các làng Trung Hoa không hề có việc dân chúng đi bầu cử xă trưởng.

C̣n nước ta, từ đời Hán, Đường, nội thuộc nước Tàu, nhờ gặp những kẻ thật ḷng khai hóa như Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp, nên học giới nước ta sau ngày tự lập, nảy sinh tốt đẹp, như học phong ở đời Trần chẳng hạn. Hẳn nhờ cái khoảng tư tưởng có chiều tự do ấy của Đời Trần, lấn át được ảnh hưởng c̣n phôi thai của Tống Nho, phối hợp với quan niệm tự do b́nh đẳng của Phật Giáo đời Lư, mà Lê Thánh Tông trong bộ luật Hồng Đức, đă điều ḥa được quan hệ giữa vua và dân, giữa thể chế quân chủ của triều đ́nh với cơ cấu dân chủ của nông thôn.

Cuộc ḥa hợp, chung sống đặc thù giữa chuyên chế và tự do này có thể thực hiện tốt đẹp là nhờ bản tính "biết nhân nhượng", "chừng mực", "yêu nước" hằng hữu của dân tộc ta.

Trong tinh thần quan hệ giữa vua chúa và tôi này, ngày xưa, mỗi làng xă trở thành một đơn vị tự trị, một viên đá cứng rắn để xây dựng quốc gia, một pháo đài vững chắc để ngăn chặn xâm lăng.

Nhưng dù sao, quân chủ thuộc nhân trị, vận mệnh đất nước tùy thuộc vào ư muốn của các vua: Gặp các vua hiền đức, dân được an vui ấm no, gặp vua bạo ngược, dân bị lâm vào cảnh lầm than đói rách.
Đúng ra, đời sống của dân, vận mệnh của nước không phải do ư riêng của một cá nhân, hay một đảng phái nào, mà phải do toàn dân quyết định. Như vậy, nhất định phải có một thể chế xây dựng trên một hiến pháp dân chủ pháp trị, bắt buộc các nhà cầm quyền do dân bầu lên, phải theo đúng để quản lư điều hành quốc sự nhằm thực hiện cho được Dân Sinh, Dân Quyền và Dân Chủ.

Chú thích:

(1) Trần Trọng Kim, Nho giáo quyển hạ, tân Việt, Sài G̣n năm ? tr. 412-413
(2) Mạnh Tử, Lương Huệ Vương Hạ, tiết 4.
(3) Hoàng Hữu Yên, tuyển tập truyện Việt Nam Thế Kỷ X-XIX, Hà Nội, 1987, Thầy Thuốc căi lời vua, trang 37-38
(4) Hoàng Hữu Yên, tuyển tập truyện Việt Nam thế kỷ X-XIX, sđd, Chu Văn An can vau tr.36
(5) Luận Ngữ, Nhan Uyên, tiết 11.
(6) Mạnh Tử, Tận Tâm hạ, tiết 14.
(7) Mạnh Tử, Ly Lâu hạ, tiết 3.
(8) Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ, tiết 8.
(9) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Khai Trí, Hà Nội, năm 1973, tr. 156-161.
(10)Đại Việt Toàn Thư, tập III, quyển XIX, kỷ nhà Lê, tr.24b
(11) Lê Triều chiếu lệnh Thiện Chính, quyển thứ nhất (1619-1705), Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa, Vũ Văn Mâu đề tựa, nxb B́nh Minh, Sài G̣n, 1961, tr. 141
(12) Nguyễn Văn Ngọc, truyện cổ nước Nam, tập 2, Đại Nam, Glendale, Hoa Kỳ, năm ? Công và làng Chim, tr. 71-73
(13) Nguyễn Văn Ngọc, Truyện cổ nước nam, tập 2, sđd, Lư Trưởng Khướu, tr. 114-116
(14) Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, sđd, tr. 176-177.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18