Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Cầu Hậu - Sông Đào

 

THÂN TRỌNG TUẤN

 

LỜI T̉A SOẠN

Xa xưa Huế ḿnh có những xóm nhỏ dân cư thưa thớt, nhà cửa lác đác, cảnh sắc xung quanh trái lại thật là đặc biệt. Chưa đi đến nơi nhưng nhiều người biết tiếng v́ thoáng nghe nhắc đến tên, xóm Cầu Hậu ở ngoại ô thành phố Huế là một.

Gọi Cầu Hậu v́ ra khỏi cửa Hậu (người Pháp thời ấy gọi là Mircutor I) sẽ đi qua một cái cống bề ngang độ chừng trên 3 mét; nhiều người gọi là cầu, cây cầu bắc qua hào thành Cửa Hậu.

Cầu Hậu cũng có tên xóm Sông Đào v́ từ cầu Thăng Long xuống Bao Vinh, đến ngă ba có bảng tên đường Route Cửa Hậu, khách bộ hành sẽ đi dọc theo sông Đào thẳng đường ra hướng bắc (Cửa Hậu).

Cách ngă ba chừng cây số, bên tay trái là Mă Tây. Trước năm 1945, xóm Cầu Hậu bắt đầu từ đây. Một dăy nhà ngói, vườn rộng cây cối xanh tươi. Xóm nhỏ nhưng nhà nào cũng có bến sông thật đẹp, mùa hè thêm périssoire lượn qua lượn lại. Trên bộ, hai nhà (kiểu) Tây có xe điện (xe hơi). Đầu xóm, nhà ông Hutter, giám đốc Nhà In Đắc Lập, nhà thứ hai bên cạnh cái am lên đồng, phía trước thờ Phật, gọi là Hoàng Hóa điện. Chủ nhân chiếc xe Citroen thứ hai là ông đốc-tớ Thú Y Đào Văn Trung, giám đốc ḷ heo A-ba-toa, dân chúng thân thương gọi tên "ông Đốc Ḅ".

Tiếng tốt đồn xa, một người nói ra, mười người nói lại, lâu ngày trở thành từ ngữ "Chè Cầu Hậu". Không biết từ lúc nào xóm Cầu Hậu nổi tiếng v́ chè Cầu Hậu. Chỉ biết rằng trước năm 1945, xóm Cầu Hậu có mụ Tốt bán chè bột lọc, ăn một chén rồi sẽ muốn thưởng thức thêm chén thứ hai. Chè kê lộn đậu của mụ Tốt, xúc ăn với bánh tráng mè, thơm ngon bùi miệng vừa đẽo vừa gịn.

Cũng "lạ lắm", không mô có ngoài xóm Cầu Hậu, hết mụ Tốt le te gánh chè trên bộ, dưới sông cơm hển mụ Bụi. Một chiếc đ̣ nhỏ chèo tới cheo lui: ai... ăn... cơm... hến... Thực khách đúng giờ

đúng giá in bên sông, tay ngon miệng nói: vô đây o! Thường thường đ̣ mụ Bụi cập bến cây sung, nơi nhà người đẹp M.H. nổi tiếng hoa khôi một thời. Xóm giềng bà con nhau cả, nhà này tiếp theo nhà khác, trên bến dưới ḍ trong phút chốc trở thành các chén nhỏ cơm hến.

Cẩu Hậu - Sông Đào không phải chỉ có chăng ấy. Hẳn rằng thêm nhiều ngạc nhiên hứng thú khác, bạn đọc sẽ t́m thấy qua bút kư của Thân Trọng Tuấn, cây viết lâu năm về những địa danh

Huế lâu đời trên Tiếng Sông Hương, Tiếng Quê Hương.

Tháng bảy, tháng tám, mây từ Thuận An trôi tạt vô núi, kéo những sợi tơ trời ẻo lả lưa thưa bay lẻ tẻ vô nơi rú xanh núi thẳm. Ai hơi mô để ư mấy chuyện tào lao như việc gió kéo phăng phiu mấy sợi tơ óng ánh nắng mặt trời âm thầm bay vô dăy Trường Sơn xám tím. Chỉ mấy tên óc mó rảnh chút th́ giờ th́ đi chơi mút chi, theo cái kiểu đốc hồ đô huyện kiếm mờ con mắt cũng không ra, hết chuyện làm mới lên trên Độn Thành Lồi huênh hoang rằng th́ là ta đây đầu đội trời chân đạp đất, dang tay dang chân trông thiệt như ông Trạng đang phô trương chữ Thái huếch lác nh́n xuống nhân gian dưới miệt biển mịt mù. Nh́n qua khỏi cửa Bắc, con sông đào thẳng tắp bên bờ tre xanh, có hai chiếc cầu chiếc găy chiếc lành nối thẳng vào thành tục danh Cầu sông Cửa Hậu. Cố Đô huế vuông vắn soi ḿnh trên bóng nước Hương Giang. Ngói trên nóc Điện Thái Ḥa rực rỡ huy hoàng. Thời mô đó, có ông vua vẫn ra ngư ở Điện Cần Chánh trước khi trời rơ rơ đất cho đến khi băi triều, lui về Hoàng Thành ăn cháo gạo hẻo rằn với cá bống thệ kho khô. Th́ mùa ni ń, bầy choa cũng đang dạo chơi vùng Long Thọ, thuộc dăy Tiểu Trường Sơn khiêm nhượng muôn đời. Lát nữa về, tạt qua phường đệ Nhất ăn chén chè ngoài Cầu Hậu gánh vô.

 

CHÈ GÁNH CẦU HẬU

Thời xa xưa, trước khi Tây mang kỹ thuật làm nước đá sang Việt Nam, mấy o bán chè chiều hay chè tối không cần có tay nghề mà chi cần có giọng rao thanh tao, ăn nói nhỏ nhẹ là đắt khách. Sau tiết Thanh Minh, ngày dài dần, thời tiết bắt đầu nắng ấm, mấy o xuất hiện trên những con đường mướt cỏ xanh và hương hoa thầm lặng. Tiếng rao chừng năm ba chữ của mấy o thiệt thou thẻ lọt qua lớp hàng rào mơn mởn lá đương tơ, nhưng cũng đủ làm cho khách vừa xong giấc ngủ trưa nghe thiệt êm tai mát dạ. Hoặc câu chuyện từ đầu hôm đến bây chừ vẫn c̣n dang dở, chút ngọt bùi đến vừa đúng lúc khiến câu chuyện càng trở nên đậm đà rộn ră tới nửa đêm.

Mùa xuân, cậy người bảo lănh, cô bán chè ra cầu Hậu đặt hàng. Nhà sản xuất cung cấp hầu hết các thứ ngoại trừ cái đ̣n gánh và dĩa đèn dầu nếu bán về đêm. Tùy theo khả năng mà chọn loại gánh nặng gánh nhẹ. Chiếc gióng mây đặc biệt "sáu tao đôi" ôm khít rịt mấy mũng chè xếp lượt. Mớ chén ngang đều rí kẻ màu xanh lôi thôi nhưng vô cùng ư tứ đánh dấu từng loại chè, giúp cho o bán hàng kể vanh vách số lượng và các loại chè khách vừa dùng qua để tính tiền mà không hề lầm lẫn. Khách ăn xong, o bán chè xếp mũng và mớ chén không chồng lên nhau cho xuống dưới khiến gánh chè thấp dần. Chiếc đ̣n tre vàng nâu bóng láng như bôi mỡ có chân lỗ chỗ như bị cóc gặm chèn bên triêng bên ni để cân bằng, đối diện với triêng bên tê là ống tre đựng mớ đũa con và mấy cái vạy.

Cuộc đời xoay vần, thế sự đổi thay. Kể như chuyện trong hoàng cung vua Khải Định cho dời mâm cơm Ngài ngự từ cái sạp gụ bảo truyền ra chiếc bàn vuông có bốn cái ghế dựa, th́ ngoài ni vùng Cầu sông cửa Hậu cũng thay cái vạy tre dùng mô từ thời mở nước của công chúa Huyền Trân bằng chiếc muỗng thiếc cho nó văn minh. Chỉ thay cái vạy thôi, c̣n chén ngang và đũa con vẫn giữ nguyên vẹn h́nh hài, do đó, cái vạy mất tên. Sau này, gặp người hỏi lục lác, cứ ngớ ngẩn tưởng rằng cái vạy “ác ôn ghê gớm” nó đă theo Pháp trở về Tây! Nếu may mắn gặp mụ tra mô đó nghe được, nhắc chừng cho hay rằng th́ là cái vạy tre là thứ trước tê người ta thường dùng khi ăn bánh bèo bánh nậm, hoặc các loại chè đặc như chè khoai tía, đậu xanh đánh nọ kia các thứ. Có người không rành, gọi cái vạy là cái chèo hay con dao tre cho tiện. Ai hơi mô mà nhớ vạy với vệt mần chi cho mệt cuộc đời!

Nắng hè rực rỡ, khách ăn chè càng đông. Mấy o mấy mụ bán chè cũng chuyển từ thuê gánh nhẹ đầu xuân sang gánh nặng giữa mùa hè. Gánh nhẹ thường toàn các loại chè đặc như chè khoai tía, chè môn sáp vàng, chè đậu xanh đánh, chè bông cau, chè mè đen, chè đậu ván đặc, chè kê, chè bắp v.v. Các loại chè đặc này thường được nấu sẵn, múc ra chén từ đầu hôm, xếp từng chục vô mũng chờ mấy o "bạn hàng ra cất". Tùy theo số lượng cất hàng, nếu bán không hết và chè không bị vữa, sẽ được đổi hoặc trả lại. Gánh nặng kềnh càng hơn v́ thêm nồi nước đường, mấy cái ơ đựng các thứ nấu sẵn như đậu đen xanh ḷng, đậu huyết, đậu ván, bột lọc bọc đậu phụng v.v., mấy cái chén không và cái vá múc chè. Người thuê mua gánh không được trả hay đổi loại chè nước v́ sau một ngày th́ các thứ "đậu đường bị ê". Các thứ chè đặc nếu bán không hết th́ vẫn đổi được. Mỗi chén chè bán ra trước ngày Hội Chợ năm 1932 triều Bảo Đại nguyên niên giá nửa xu trong khi lương quan tri huyện là năm mươi đồng!

Một triêng chè nặng gánh oằn xương sống nhưng phải đặt bước chân cho ngay, nếu không, như để chiếc noon triêng nhún nhẩy th́ c̣n chi gánh chè! Bờ vai nhỏ nghiêng nghiêng đỡ chiếc đ̣n gánh có dán giấy thuế xanh đỏ tím vàng sặc sỡ chuyền xuống đôi chân không guốc dép. Phải thiệt khoan thai nhưng không cần đài các, khi bước tới khi xoay ngang, khi đổi vai, khi hạ gánh nhất nghe theo lời khuôn thước của mụ O trước khi giao gánh để c̣n mà có tiền nuôi mạ nuôi em, và nhất là để ngày mai ra “sương” gánh khác.

Thiệt t́nh mà nói, chè gánh Cầu Hậu không ngon bằng chè gánh Nam Phổ, nhưng lại nổi tiếng hơn v́ mấy o bán chè trông thiệt mủn mỉm, ăn nói dịu đàng, giọng rao ngọt như chén chè trong mũng của mấy o. Phải có người giới thiệu và bảo lănh, mấy o mới được tuyển chứ có phải bạ ai cũng ừ, lỡ ra khách gọi vào chưa kịp chào đă bị đuổi ra khiến suốt ngày ế ẩm v́ bị mất ḿ xưa! Chè gánh Nam Phổ lại khác. Người bán chè thuộc loại chuyên nghiệp. Gánh chè không dùng mũng mà lại dùng ba miếng gỗ có đóng chân để sắp chén. Chè cháo bún bánh, bất cứ món chi cũng chiều được khẩu vị của người đời. Chi nội một chén bánh canh để hoài không vữa không đóng váng cũng đủ lừng danh xứ Huế. Chè gánh Nam Phổ chỉ ngon trong miệng, êm bao tử. Chè gánh Cầu Hậu cho dù khi mới nh́n o hạ đôi triêng gióng xuống đất là khách đă thấy thư thái cái t́nh xuân!

Cuối hè sang thu, khách ăn chè ít dần. Mấy o bán chè cũng thưa ra. Thời tiết nghiệt ngă, mưa gió phũ phàng, gánh chè ướt hết th́ bán cho ai? Do đó, một năm chỉ bán được trong mấy tháng nắng. Mùa nào, thức nấy, chè Cầu Hậu cũng theo luật nhân gian.

Từ triều Bảo Đại, các quán chè xuất hiện khắp đế đô. Sau lại có thêm chè xe, lần hồi gắn máy ép nước mía quay tay bán giải khát tại bến xe, góc chợ và đôi khi gần cổng trường trung học. Chủ quán chè phải có tay nghề. Nhiều khi đặc biệt, các loại chè như chè hột sen bọc nhăn lồng, chè bông cau thiệt đều, chè kê thiệt lên thiệt dẻo, v.v. Khách ăn chè ngồi bàn, có quạt máy, và nước đá bào có pha thêm dầu chuối. Chè để trong ly thủy tinh và ăn với muỗng thiếc dài cán khuấy kêu xọc xạch trông thiệt là tân thời, hơn hẳn loại chè tủn mủn trong mấy cái chén ngang và cái vạy tre cổ hũ. Máy hát quay tay lâu lâu phải thay kim để bảo toàn dĩa nhạc, giúp cho khách ăn chè thoải mái thú giải lao. Điệu Phú lục chậm ngọt ngào thay thế bằng loại nhạc cải cách nghe rổn rảng vui hơn cả nhạc lên đồng. Mấy o bán chè gánh cũng thôi dần chuyện gánh chè. Quán chè có tủ gương, sắp xếp từng hàng những ly chè thấy bắt thèm.

Quan Nghè, ông Đốc, sau khi chè Cầu Hậu tan hàng chào thua chè quán, thôi th́ biểu con sen mụ vú nấu “chạ chạ” nửa bung gồm đậu đỏ đường đen xong múc bày la liệt cho cả nhà thưởng thức. Thời thế nhiễu nhương, Huế có món chè thịt heo quay ăn với xôi ṿ. Món chè cá dẹt chỉ được nấu ngoài miệt Hương Điền như món "dút" là món độc đáo của xă Hương Sơ gần Cầu Hậu.

Chè Cầu Hậu, Nam Phổ chỉ c̣n dư âm, nhưng không phải v́ vậy mà Huế đô không c̣n chè gánh. Nếu không muốn hoặc không đủ sức đóng xe hay mở quán chè, một số các bà giỏi tay nghề và chịu khó vẫn nấu chè xong gánh đi bán khắp nơi và các chợ. Bán về đêm thường khỏi bị dán thuế, cho dù giá thuế chưa tới một chén chè nhưng cũng là tiền là của, mua được cả vịt dầu và mấy sợi bấc dùng cho cái đèn băo tí ti. Tiếng rao lanh lảnh, ngân nga để khách nương theo đó mà nhận diện mụ bán chè như theo giọng hát mà phân biệt ca sĩ. Do đó, tuy cùng đi trên một con đường, nhưng mấy mụ vẫn có khách riêng. Ra bán chè gánh ngoài chợ th́ khác, khách thập phương thường dễ dàng, ít kén chọn. Mưa lạnh bán cháo, nắng ráo bán chè, đây là nghề của một số những người tuy thuộc giới buôn thúng bán bưng nhưng có thêm tài khéo cho đôi quang gánh của ḿnh.

Thời buổi thanh b́nh, đêm ngu không cần đóng cửa. Mùa hè nóng bức, buổi tối thường bắc ghế ra trước sân ngồi nói chuyện. Có khi lại kê giường ra ngủ cả đêm. Nửa khuya lỡ sương xuống lạnh th́ lại lộn trở vô trong nhà ngủ tiếp. Nhà ai ở gần bờ sông th́ không nói chi, c̣n như ở trong khu bí gió th́ chiều chiều ra đứng chơi hóng mát trên cầu sắt Đông Ba, cầu Gia Hội hay cầu Trường Tiền. Cầu Đông Ba đen thui lênh khênh chật hẹp, cầu Gia Hội trắng xám thấp thấp ồn ào. Chỉ có cầu Trường Tiền là lư tưởng. Khách hóng mát thường đứng nơi khúc nối hai nhịp cầu, chỗ nương theo chân cầu xây ṿng ra.

Vườn hoa Nguyễn Hoàng sát chân cầu Trường Tiền bên phố Huế là nơi hẹn ḥ của những cặp t́nh nhân. Họ chia cho nhau chén chè ch́m dưới ánh đèn dầu lung linh diễm ảo! Hết rồi, nét lăng mạn tàn phai theo chiến cuộc. Thời buổi kinh tế khó khăn, khách ăn chè ch́m trong công viên nay chi c̣n mấy cái thằng đực rất thực tế, cuộc đời không tương lai, chẳng muốn bao t́nh nhân vớ vẫn như các bậc đàn anh, biến món chè ch́m thành chè đút. Gốc gác của mấy o bán chè cũng khác hẳn ngày xưa. Chè trước tê và chè sau ni, tuy cùng một tiếng chè nhưng ư nghĩa nhiều khi vô cùng khác biệt!

XÓM CŨ SÔNG ĐÀO

Nói loanh quanh ba cái chuyện chè xôi của cái thời xa xưa ít ai nhắc đến, nhiều khi nghe bắt mẹt. Chén chè gió tuy không làm rêu nước miếng nhưng cũng đủ luyến xưa mấy chữ mọi lần. Người Huế khi nhắc mớ chuyện năm xưa, thường bắt đầu với hai chữ mọi lần. Mọi lần ra cầu Hậu chơi, ghé thăm ông Đốc Ḅ bàn chuyện Hồng Hoa Nữ. Con đường dọc theo sông Tả Hộ Thành tức là sông Gia Hội nối sông Đông Ba, quanh qua Thanh Tước sát cống Cửa Trải, trải đá phẳng phiu. Cống Thanh Long rộn ràng gót chân học sinh trường Ca-dét. Nh́n nghiêng qua ḷ Tể Sinh là nơi cung cấp thịt tươi cho cả thành phố huế có ông Đốc Ḅ đậu chiếc xe hơi đen trước cửa văn pḥng. Triều Bảo Đại, cả xứ Huế chỉ có mỗi ḿnh ông là ông Đốc Thú Y, tốt nghiệp nghe mô ngoài Hà Nội. Tên thiệt của ông là Đào Văn Trung nhưng người Huế rất mực thân thương cứ gọi là ông Đốc Ḅ.

Ngày hai buổi, ông Đốc Ḅ lái xe từ xóm Cầu Hậu đến A-ba-toa làm việc. Xe của ông cũng chẳng thua chi xe Ngài ngự trong cung. Ông chỉ chơi với Tây, cuối tuần đi đánh tê-nít bên Xẹc, sau đó trên đường về tiện thể ghé qua nhà Hồng Cô Nương trên phố Huế nghỉ ngơi. Bà Đốc Ḅ biết chuyện, nhưng vẫn an nhiên không thèm vấn kế Hoạn Thư v́ Hồng Cô Nương cũng là gái có chồng! Ra chơi nhà ông Đốc Ḅ, phải qua khúc quanh đồn Mang Cá Lớn, giáp mí Bao Vinh. Con Đường Cửa Hậu mang tên Tây là Route de Cua Hau bắt đầu từ đây chạy thẳng về phía tây hơn bốn cây số gặp quốc lộ số 1 tại An Ḥa. Phía bắc đồn Mang Cá Lớn, có băi đất trống dùng làm nghĩa trang chôn lính Pháp, mọc sừng sững một cây xoài cao ngất, nổi tiếng nhiều ma. Sau nhưng cơn mưa dông, chất phốt-pho bốc lên cháy lập ḷe trong màn đêm tối mịt khiến người đi trên đường Cửa Hậu trường líu quíu bước chân run. Đường Cửa Hậu nằm chính giữa và chạy dọc theo hào Hộ Thành và con sông đào hậu Hộ Thành. Phía giáp bờ Hào về hướng kinh thành không trồng cây. Phía bên tê đường xanh um tre cau vườn tược dày cả mấy trăm thước tây ra tới tận bờ sông Đào hậu Hộ Thành. Phía trước sân nhà nh́n ra con đường Cửa Hậu thẳng ro. Đằng sau vườn thông xuống bến nước Sông Đào trong xanh thoáng mát. Nhà ở đây đi xe hay đi đ̣, đều tiện lợi đôi bề. Không kể nhà tranh vách đất của thường dân, đếm nhà ngói cây mít xây theo kiểu phủ pḥng cợ mô chừng năm bảy cái trên suốt cả con đường.

Cửa Hậu xa xưa. V́ xứ Huế là một nơi ai cũng quen nhau, cho nên chỉ một khúc đường hơn bốn ngàn cây số th́ người ta lại càng quen nhau hơn nữa. Từ Bao Vinh, ra nhà ông Đốc Ḅ phải ngang qua năm chỗ khó quên. Trước hết là qua nhà D́ Lan, vợ ông chủ nhà in Đắc Lập. Sự thành công của nhà in Đắc Lập khiến ai cũng phải gật gù!

Qua khỏi nhà của ông Hutter giám đốc nhà in Đắc Lập, là nhà ông Thị Tôn Thất Phú. Ái nữ Kim Ninh học trường "đầm", sau ngày hồi cư quen với thư sinh Lê Mộng Ngân. Sinh gửi cô nương giữ hộ cái "ba lô" trước khi vào Nam, làm thơ t́nh đăng trên báo Tiếng Kèn sau này đổi tên là Tô Kiều Ngân.

Qua khỏi nhà ông Thị Phú là nhà cụ Ưng Lê. Anh chị em trong phủ hay bà con thân thuộc thường gọi Mệ Phó Si. Ngày trước Mê làm Phó sứ Triệu Tường nên bà con vẫn gọi là quan Phó, ông Phó tùy theo trường hợp quen biết. Mê Phó dáng người hào hoa, đẹp trai, ăn nói có duyên, giao thiệp rộng, quen biết nhiều, tính t́nh rộng răi, vui vẻ, xuề x̣a, nghe Mệ nói ai nấy đều kính nể, có người đâm mê tiếng nói vui đùa nhẹ nhàng của Mệ.

Ba năm một lần có lễ tế Nam Giao, vua đều sai bộ Lễ đặc cử Mê làm Khâm Mạng. Mặc triều phục, Mệ cỡi ngựa đi đầu đoàn đạo ngư ngó thiệt đẹp, thiệt long trọng. Hai nhà chụp bóng nổi tiếng ở Huế, Photo Tôn Thất Dung và Photo Tăng Vinh hồi trước đều có trưng bày h́nh quan Khâm Mạng tế Nam Giao.

Nhà quan có tang gia, mời Mê làm chấp lệnh. Trong lúc trời sắp sáng, Mê điều khiển đoàn phu đám mỗi người hai tay cầm hai cây đèn sáp trong nâng lên hạ xuống theo chiều nhịp nhàng bước chân từ ngoài cổng vào quanh áo quan thấy mà mê. Chén nước đầy trên áo quan lúc di chuyển không chút lăn tăn gợn sóng. Khúc ḥ nện đất theo nhịp chày khiến cho kẻ vô tri không quen biết với người nằm xuống cũng phải khóc ̣a.

Đám cưới con nhà quyền thế vẫn mời Mệ đứng chủ hôn. Quan viên hai họ muốn khóc cười thế nào, Mê cho như ư. Mệ Phó thuộc phủ An Phước Vương ở mô ngoài đường Ngự Viên, nhưng theo gia đ́nh bà vợ cả người Huế, Mê lập dinh cư tận ngoài Cửa Hậu. Nhà cửa khang trang, sân vườn rộng răi. Để nhà đỡ trống vắng, Mê ra Bắc rước về thêm một bà. Vẫn chưa đủ, Mệ vào Nam rước thêm bà nữa. Mệ thống nhất Bắc Trung Nam một cách ngon lành, trong nhà ba miền riêng một chắc không bao giờ có chuyện ghen tuông lớn tiếng.

Mệ lại có chùa khuôn hội. Phía sau chùa Mệ lập am Hoằng Hóa Điện. Mệ c̣n lên tận điện Ḥn Chén cất đền Hội Các. Điện Hoằng Hóa của Mệ ngày rằm mùng một luôn luôn nghi ngút neon hương và tiếng nhạc chầu văn chầu hầu các thánh. Hệ phái Thiên Tiên Thánh Mẫu của Mệ rất lớn, phần đông [à phụ nữ. Hàng năm, lệ rước bằng lên điện Ḥn Chén đều do Mệ tổ chức. Tín hậu cột, xếp những chiếc thuyền rộng lại với nhau, lót ván vững vàng, dựng các ṭa kiệu, kết hoa giăng đèn để làm chiếc bằng rước hầu trên điện. Số bằng tham dự phần lớn phát xuất từ điện Hoằng Hóa, thường đậu chật cả một khúc sông Hậu Hộ Thành. Có năm Mệ cho đi bộ, diễn hành thiệt hay.

Ngày Mệ về chầu Thánh Mẫu, cả mấy sư đoàn phụ nữ thuộc con cháu bà Chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh, các thánh Thiên Y A Na, các cô Tám, cô Chín Thượng Ngàn, các ông quận Bát, quận Cửu v.v. đi đưa. Đoàn người kéo dài trong trật tự. Đầu đám lên tới quá cầu Trường Tiền, cuối đám vẫn c̣n dưới Ngự Viên.

Đám tang c̣n to hơn đám tang vua Khải Định cho dù gom lại hết số người đi dưa qua tất cả các cửa thành. Hơn nữa, phần lớn người tham dự đám tang vua Khải Đ́nh là do lệnh của nhà cầm quyền, trong khi thành phần đi đưa đám Mệ Phó là do ḷng thương mến của nam nữ đạo hữu dành cho.

Con của Mệ cũng có nhiều người nên danh phận, kể luôn trong nghệ thuật nấu ăn. Công nương Mai Hương thôi xa xưa là hoa khôi Huế ngày nay có biệt tài kho cá và làm mắm cà nổi tiếng ở Tiểu Sài G̣n. Công tử Bửu Lộc có nhà hàng Sea Food World ở quận Cam, hàng năm vẫn là nơi tổ chức Ngày Nhớ Huế, Họp Mặt Đồng Khánh Quốc Học và những hội đoàn khác thuộc cộng đồng người Việt ở Nam california. Công nương Kim Chi vừa được bầu làm Hoa Hậu phu nhân. Đẹp đẽ duyên dáng, thích làm chuyện phước thiện, tính t́nh rộng răi, tâm hồn phóng khoáng, công nương thường năng giữ chức trưởng ban văn nghệ Hội Ái Hữu Quốc Học Đồng Khánh miền Nam Cali.

Trở về xóm Cầu Hậu; qua khỏi nhà Mệ Phó là nhà D́ Giám, nằm cạnh miếng đất trống có con đường kiệt xuống bến đ̣ qua sông Đào. Nhà ông Đốc Ḅ Đào Văn Trung gần sát con đường kiệt. Tuy năm sáu căn nhà, nhưng đi ngang qua hết cũng mỏi chân ră cẳng. Con đường đá hoa cương ép phẳng ĺ sạch sẽ dễ đi. Sau này tráng nhựa. Mấy người bán hàng đi chân không cứ theo lối ṃn đất cát pha sát vệ cỏ mà đi. Mụ Tốt chỉ bán mỗi hai thứ chè bột lọc và chè kê lộn đậu.

Thong thả từ Cầu Hậu xuôi về bán lần xuống Bao Vinh, bọc qua cống Thanh Long th́ hết gánh. Tiếng rao của mụ nghe răng thiệt dịu, thiệt dễ thương. Mụ tuy tra nhưng c̣n mát! Mụ Bụi bán cơm hến bên bờ sông đào. Cứ chín, mười giờ sáng, ngồi trên chiếc thuyền con bày đủ thứ, mụ cất tiếng rao hàng.

Từ nhà ông Đốc Ḅ đi tiếp một hồi, sẽ gặp cửa Chánh Bắc, có cầu gỗ Huyền Yến, bắc ngang qua sông Hậu Hộ Thành, nối vào đường Cửa Hậu. Năm Minh Mạng thứ 21 (1840) đổi tên cầu Trường Lợi. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) làm thành cầu sắt. Cửa Chánh Bắc gần sát đồn Mang Cá Nhỏ, luôn luôn ḍng kín, nên cầu chẳng có ai qua lại. Vua Thành Thái cho gác sắt cầu trường lợi để dễ bề đánh Tây! Đi thêm một cây số nữa, sẽ gặp cửa Tây Bắc, có cầu gỗ tên Huyền Hạc, cũng bắc ngang qua sông Hậu Hộ Thành, vào đường Cửa Hậu. Năm vua Minh Mạng thứ 20 (1839) đổi tên cầu Tịnh Tế. Cửa Tây Bắc cũng đóng kín. Cầu Tịnh Tế không dùng, lâu ngày gỗ mục thấy tang thương. Đi hết cây số cuối cùng của con đường Cửa Hậu sẽ gặp quốc lộ số 1 thuộc xă An Ḥa, nơi có điếm gác xảy ra cuộc đối đáp lịch sử của cụ Phan Bội Châu và xếp đường xe lửa, Marchaise.

Chợ An Ḥa đơn giản. Cái cống Chém buồn thiu. Khu đất vốn dùng làm trường Quốc Tử Giám với Di Luân Đường đồ sộ nay không biết nơi mô. Khoảnh đất dùng làm Trường Thi Hương lại càng mịt mù không dấu vết. Di Luân đường đă được dời vô trong thành gần cửa Thượng Tứ, sau thuộc khuôn viên trường trung học Hàm Nghi, phía trước viện bảo tàng Khải Định. Trường Hàm Nghi nay cũng mất tên. Vua Hàm Nghi Ưng Lịch và Mệ Phó Ưng Lê cùng ngang hàng vai vế. Vua nửa đêm từ Cung Càn Thành chạy ra cửa Chánh Tây, thở dài trên cây cầu Cửu Lợi không đèn chùng ch́nh bước xuống đ̣ Kẻ Vạn lao xao. Mệ Phó bên phủ An Phước ra ở chơi ngoài xóm Sông Đào gần cửa Chánh Bắc, hàng ngày nh́n cây cầu Trường Lợi buồn thiu. Kẻ đi, người ở. Ḍng nước con sông đào Hậu Hộ Thành vẫn lơ lửng mấy con cá tràu bông đen thui to thật to, bơi dọc theo con đường sông Cửa Hậu. Ơi Bé Tư Cành Vàng! Xóm cũ Sông Đào bây chừ liệu có c̣n êm ả như xưa?

Một chút chi để nhớ. Một chút chi để thương. Một chút hương xưa gởi về cố quận cho dù Độn Thành Lồi có sụt sập hư hao...


 

 

Nguồn: saigontimesusa

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18