Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Bà Nà Bồng Bềnh Mây Phủ

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 48km về phía Tây có một đỉnh núi cao 1.487m so với mặt biển. Trên đỉnh núi cao ấy, có địa h́nh bằng phẳng như một vùng cao nguyên nhỏ và khu du lịch Bà Nà tọa lạc giữa bốn bề thiên nhiên mát dịu.

Một anh bạn ở địa phương giải thích tên Bà Nà như sau: 'Bà' là thành phố chỉ những vật to lớn linh thiêng, 'Nà' chỉ khu đất rộng phẳng ở các triền núi. Cũng có cách giải thích khác: 'Bà Nà' là gọi tắt tên của Bà Pô Nagar hay Bà Thiên Y A Na. Như vậy, tên Bà Nà chắc hẳn có liên quan đến miền đất từng là đế đô của các vua Chămpa cách đây hơn mười thế kỷ.

Từ Đà Nẵng theo Quốc lộ 1 ra phía Bắc, đến Ḥa Khánh, có con đường rẽ trái, đó là con đường lên Bà Nà. Con đường từ An Lợi lên Bà Nà dài 15km quanh co, uốn lượn đă được rải nhựa nên rất thuận tiện cho việc giao thông. Vào đầu thế kỷ XX, người Pháp đă chọn Bà Nà làm nơi nghỉ mát và xây dựng ở đây  hàng trăm ngôi biệt thự. Nhưng do tác động của chiến tranh và thời gian, các ngôi nhà này đă bị hư hại, khu du lịch Bà Nà đă trở nên hoang phế trong một thời gian dài. Du khách đến đây vẫn c̣n thấy những bậc đá không c̣n nguyên vẹn của khu biệt thự cổ có dáng dấp kiến trúc của Pháp. Điều thú vị là từ đỉnh Bà Nà có thể chiêm ngưỡng cả một vùng thiên nhiên hùng vĩ. Phía Tây là dăy Trường Sơn trùng điệp. Phía Đông là biển cả mênh mông, ẩn trong sương là những đảo lớn, đảo nhỏ. Phía Bắc là đèo Hải Vân cao vút. Phía Nam là cửa sông Nam Ô đổ ra biển, thấp thoáng những làng chài ở chân núi. Ít ai ngờ rằng Bà Nà chỉ cách biển độ 20km.

Bà Nà có khí hậu miền ôn đới rất giống với Đà Lạt. Mọi người cảm nhận một chút rét vào lúc b́nh minh hay khi hoàng hôn buông xuống. Buổi trưa có chút nắng le lói nhưng êm dịu chỉ vừa đủ sưởi ấm. Thời tiết thay đổi nhưng mây luôn bao phủ cả ngày. Bà Nà có một đặc điểm mà hiếm vùng nghỉ mát nào có được. Đó là mây chỉ nằm ở lưng chừng núi, trong khi trên đỉnh cao luôn quang rạng. Cái mát của không khí ở Bà Nà làm cho bạn quên hết cái nắng chói chang với những ngọn gió bỏng rát của những ngày hè nơi phố thị. Bà Nà bồng bềnh mây phủ, chợt kéo đến, chợt biến đi, tạo một không gian huyền ảo, một khoảng khắc thần tiên như đưa du khách vào chốn bồng lai.

Bà Nà có suối Nai, thác Cầu Vồng, đồi Vọng Nguyệt với nhiều cây cỏ và động vật quư hiếm. Qua khảo sát bước đầu, ở đây có 544 loài thực vật, 256 loài động vật, trong đó có những loài quư hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Những cây sơn tùng cổ kính, những cây thông lá nhọn cành xoắn, những cây dương xỉ khổng lồ cao hàng chục mét.

Từ năm 1998, thành phố Đà Nẵng đă đầu tư xây dựng Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô và hoàn chỉnh. Các hệ thống cấp điện, nước, các khu vui chơi giải trí, khu bảo tồn... đă có mặt. Từ đồi Vọng Nguyệt, du khách có thể sử dụng hệ thống cáp treo để tới khu trung tâm. Hệ thống này dài 870m, với 16cabin, mỗi giờ đón được 316 khách. Cáp treo Bà Nà được đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á. Đến giữa hành tŕnh, cáp treo dừng lại vài phút để du khách có thể thưởng ngoạn toàn cảnh khu Bà Nà. Được treo ở độ cao 500m, bên dưới là rừng núi nhấp nhô, xanh tít tắp. Tiếng gió hú, tiếng thông reo tạo cho du khách một cảm giác thật kỳ ảo! Ngay dưới chân điểm dừng của cáp treo, Công ty Du lịch Đà Nẵng đă xây dựng một khu biệt thự 50 pḥng thiết kế theo dạng nhà rông của Tây Nguyên. Khách ngoại quốc thường trú Khu dịch vụ Bà Nà bynight cách trung tâm khoảng 2km với 60 pḥng nghỉ cao cấp, đầy đủ tiện nghi hiện đại trên một khu biệt thự cũ.

UBND thành phố Đà Nẵng và Sở Du lịch Đà Nẵng có dự án đầu tư khu nghỉ mát Bà Nà, khu Suối Mơ và sân golf Ḥa Ninh với vốn đầu tư 15 triệu USD cho giai đoạn 2001-2005. Hàng năm, Công ty Du lịch Đà Nẵng đều tổ chức Liên hoan Du lịch Gặp gỡ Bà Nà nhằm tuyên truyền quảng bá du khách đến Bà Nà.

Núi Bà Nà – Núi Chúa

Núi Bà Nà – Núi Chúa, một trong những núi đẹp nhất cùng với núi Ngũ Hành Sơn và núi Sơn Trà, là một dăy núi thuộc huyện Ḥa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung b́nh hàng năm từ 17 dến 20oC.

Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông và khác với Đà Lạt là không bị ẩm ướt v́ các cơn mưa nhỏ. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đăng mát mẽ. So với Tam Đảo, Đà Lạt, Bà Nà có ưu thế hơn về tầm nh́n toàn cảnh. Từ trên những mỏm núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh tận chân trời.

Trong khi nhiệt độ từ tháng 5 đến tháng 8 là những tháng nóng nhất ở ven biển miền Trung thường lên tới 32oC th́ ở đây chỉ có 17oC đến 20oC, cao nhất từ 22oC – 25oC. C̣n ban đêm xuống tới 15oC, tương đương với nhiệt độ trung b́nh về mùa đông ở miền Bắc. Khí hậu ôn ḥa suối chảy róc rách, rừng cây xào xạc làm cho nơi đây có thể sánh với những vùng nghỉ mát như Tam Đảo, Đà Lạt… Bà Nà c̣n có giá trị là khu bảo tồn thiên nhiên với 544 loài thực vật bậc cao, 256 loài động vật, trong đó có 6 loài cây và 44 loài động vật quí hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

Lên Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cái cảm giác như đi lạc trong mây và sương khói. Cảm xúc của mỗi người khi lên nơi này có thế có khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cái ư nghĩ rằng, giữa vùng nhiệt đới gió mùa này mà chọn một nơi như Bà Nà làm nơi nghỉ dưỡng th́ khó có nơi nào bằng sẽ luôn là một ư nghĩ chung…

Với những ưu thế tuyệt diệu đó, từ những năm đầu thế kỉ XX người Pháp đă chọn Bà Nà là nơi nghỉ mát và xây dựng nơi đây hàng trăm biệt thự, lâu đài… Thiên tai, địch họa hơn nửa thế kỉ qua đă làm mất đi dấu tích các lâu đài, nhà nghỉ cổ xưa… nhưng vẫn c̣n đó sự hào phóng của thiên nhiên với những cánh rừng nguyên sinh và một vùng khí hậu ôn ḥa mát mẻ với muôn ngàn âm thanh xào xạc của đồi thông ḥa quyện cùng khúc nhạc róc rách của những con suối tràn lên trên thành đá hoa cương, rồi lặng lẽ lẫn khuất sau những cánh rừng xanh ngắt.

Hiện nay, một số biệt thự tại khu du lịch Bà Nà đă được trùng tu lại với đầy đủ các tiện nghi và dịch vụ hiện đại sẵn sàng phục vụ du khách. Nhiều khu biệt thự của Nhà nước cũng như của tư nhân đă được xây dựng tại đây, đủ sức đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ mát của du lkhách. Đặc biệt, hệ thống cáp treo hiện đại sẽ đưa quư khách từ đồi Vọng Nguyệt, ẩn hiện trong mây và băng qua khu rừng nguyên sinh bên dưới để đến trung tâm khu du lịch Bà Nà.

Bà Nà – nơi hội tụ vẻ mông lung, lăng mạn của tạo vật, chút cảm hoài gạch ngói rêu phong của thời gian và sự tham dự có ư thức của con người vào cái đẹp. Từ trên đỉnh Bà Nà nh́n về Đà Nẵng, con người như cảm thấy ḿnh có được một cuộc sống khác, tận hưởng được những hạnh phúc khác… những thứ mà cuộc sống náo nhiệt thị thành không bao giờ biết được.

Dưới chân núi Bà Nà, Suối Mơ là điểm du lịch rất đông khách, nhất là vào mùa hè. Ở đây có thác Tóc Tiên 9 tầng, thác này gọi là thác Tóc Tiên bởi v́ đứng từ phía dưới chân thác nh́n lên thác như một mái tóc của một nàng tiên. Phong cảnh kết hợp giữa núi rừng bao la với những ḍng nước trắng xóa, mát mẻ giúp cho chúng ta quên ngay đi những mệt mỏi của đời thường để tận hưởng những giây phút thư giăn thần tiên.

Núi Bà Nà – Núi Chúa

Vị trí

Núi Bà Nà toạ lạc 1 khu vực thuộc về dăy núi Trường Sơn nằm ở xă Ḥa Ninh, huyện Ḥa Vang, cách Đà Nẵng 25 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển.

Lịch sử

Trước năm 1945

Tiếp nối sự khám phá và xây dựng Đà Lạt, vào tháng 2-1900, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer cử đại úy Debay thuộc Quân đội Pháp thám sát vùng núi lân cận khu vực Đà Nẵng - Huế để t́m kiếm thêm điểm nghỉ mát, dưỡng sức và chữa bệnh. Sau nhiều đợt thăm ḍ, đến tháng 4-1901, đoàn thám hiểm của Debay đă t́m ra núi Chúa, tức Bà Nà, trên đỉnh địa h́nh khá bằng phẳng, khí hậu tương tự như Đà Lạt và chỉ cách thành phố Đà Nẵng về phía tây chừng 46km.

Từ ngôi lều chính người ta nh́n thấy đồng bằng Đà Nẵng đến tận chân các dăy núi và nh́n thấy đồng bằng Quảng Nam. Cao hơn cây rừng, ở các đỉnh 1.370, 1.376, 1.403; từ đó có cái nh́n toàn cảnh bao la, từ những phá ở Quảng Trị đến phá Quảng Ngăi và về hướng Tây, đến tận những rặng núi ở nguồn sông Sékông (Sông Kôn hiện nay) - Phần kết luận của Debay -[1]

Nhưng măi đến năm 1912, khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định biến Bà Nà thành một khu bảo tồn lâm nghiệp th́ việc nghiên cứu rặng núi này mới được đẩy mạnh. Và rồi tháng 5 năm 1919, luật sư Beisson trở thành người đầu tiên xây dựng nhà nghỉ ở Bà Nà. [2]

Nguồn gốc tên gọi Bà Nà, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân đến vùng này thấy rất nhiều cây chuối nên gọi là núi Banane, lâu dần người Việt đọc chệch thành Bà Nà. C̣n nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng chữ Bà Nà là tiếng Người Katu nghĩa là "núi của tui". Một truyền thuyết khác cho rằng tên núi là tên viết tắt của Bà Ponagar hay bà Thiên Y A Na Thánh Mẫu.[3]

Đến năm 1912, người Pháp tiến hành quy hoạch khu Bà Nà, có chính sách bảo vệ động thực vật, điều tra và nắm bắt dân cư chung quanh khu vực Bà Nà. Sau Thế chiến thứ nhất (1914-1918), người Pháp đẩy mạnh xây dựng khu nghỉ mát Bà Nà, hoàn tất con đường nối Bà Nà với đường thuộc địa số 1 (sau này là quốc lộ 1) trong năm 1919, tạo điều kiện dễ dàng cho những công sở, quan chức và kiều dân Pháp đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng, kinh doanh ở Bà Nà. Tính đến 23-7-1921, tại Bà Nà đă có 39 lô đất được cấp phép xây dựng của 36 chủ đầu tư, phân bố trải đều theo cụm.

Lúc đầu, xe hơi chạy từ Đà Nẵng đến Bà Nà phải dừng ngang tại cây số 28 ở Phú Thượng; đoạn c̣n lại đi bằng kiệu ghế hoặc ngựa, mất khoảng 3-4 giờ mới đến khu nghỉ mát. Năm 1928, đoạn đường cuối cùng lên đỉnh Bà Nà hoàn tất, với hơn 15km đường đất quanh co, uốn lượn. Lượng du khách đến Bà Nà trong thời gian đầu vẫn c̣n khá ít ỏi.

Thống kê của Pháp năm 1925 cho biết, chỉ có chừng 120 du khách chọn Bà Nà để nghỉ ngơi. Sau khi đường lên đỉnh núi được hoàn tất, số du khách mới tăng dần, đến năm 1937 đă đạt được con số hơn 1.000 người, phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Các dịch vụ như điện, nước, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng, khách sạn... đă được đưa vào phục vụ du khách. Bà Nà dần trở thành một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng không chỉ ở Trung Kỳ mà ở toàn khu vực Đông Dương. Năm 1938, Bà Nà đă được Pḥng Du lịch Đông Dương đưa vào tour du lịch 8 ngày bằng xe hơi tuyến Sài G̣n - Đà Lạt - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội - Hải Pḥng và ngược lại. Kiệu ghế được xem là một phương tiện di chuyển đầy lư thú và rất điển h́nh cho du lịch Bà Nà xưa với lượng du khách ngang với những khu nghỉ mát thời đó như Le Bockor (Campuchia), Mũi Saint Jacques (Vũng Tàu), Tam Đảo, Sapa.

Sau năm 1945

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Bà Nà dần vắng bóng người. Khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, nhân dân địa phương thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến nên đă triệt hạ các công tŕnh xây dựng ở Bà Nà. Từ đấy, khu nghỉ mát hoang phế dần và bị cây rừng che phủ trong quên lăng gần nửa thế kỷ. Đầu năm 1998, UBND thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng lại Bà Nà thành một khu du lịch sinh thái có quy mô lớn với hệ thống nhà nghỉ, nhà hàng, khu bảo tồn... Con đường từ chân núi lên đỉnh Bà Nà dài 15km đă được rải nhựa, thuận tiện cho giao thông. Sau năm 2000, Bà Nà đă được đánh thức và tái tạo vị thế một thị trấn du lịch và nhanh chóng trở lại ngôi vị của một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất của tỉnh thành phố Đà Nẵng.

Khí hậu

Rặng núi này có chế độ khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung b́nh hàng năm khoảng 15-20o C, cao nhất chỉ đến 22 - 25o C, c̣n về đêm, nhiệt độ trung b́nh về đêm khoảng 15 - 17o C

Sinh thái

Bà Nà có những giá trị sinh thái và du lịch to lớn. Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm và độ ẩm càng tăng.

Hệ thực vật đa dạng và độc đáo với khoảng 136 họ, 379 chi và hơn 543 loài (có 251 loài cây thuốc).

Hệ động vật: 256 loài động vật có xương sống (61 loài thú, 178 loài chim và 17 loài ḅ sát)

Năm 1986, Bà Nà đă được Chính phủ công nhận là khu dự trữ thiên nhiên, đối tượng bảo vệ và là rừng nhiệt đới gồm nhiều loại động thực vật quư hiếm cần được bảo vệ như trầm hương, gụ lậu, sến mặt, thông chàng, trĩ sao, gấu đen Châu Á, vượn má hung... Bà Nà có nhiều khu rừng nguyên sinh được phân bổ theo các sườn dốc khá hiểm trở.

Các địa điểm tham quan

Chùa Linh Ứng

Được hoàn thành vào ngày 5 - 3 - 2004, chùa có rất nhiều nét giống với Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn), đặc biệt, ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa c̣n có Vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên

Các khu nghỉ mát

Bà Nà Hills Mountain Resort

Trên núi Bà Nà, các khu vực nghỉ mát của binh lính Pháp đă xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 mà hiện giờ tồn tại qua các phế tích giữa rừng, ngày nay, các ngôi biệt thự, nhà nghỉ đă được xây dựng lại và xuất hiện trong các khu resort : Bà Nà by night, Lê Nim, Biệt thự Hoàng Lan, ... Và trong những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục khôi phục và xây dựng một số biệt thự cổ, khu văn hóa Phật giáo, hầm rượu và hàng loạt khách sạn, biệt thự, quán bar, sân tennis, sân cầu lông...

Suối Mơ

Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nh́n xuống dưới và nh́n thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch v́ nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên

Cáp treo Bà Nà

Công tŕnh xây dựng trên tổng thể 30 ha do Công ty Cổ phần Dịch vụ cáp treo Bà Nà tiến hành xây dựng vào năm 2007 với các hạng mục: nhà ga đi và đến nối từ An Lợi cho đến đỉnh Vọng Nguyệt, khu kỹ thuật, nhà điều hành, và các công tŕnh phụ trợ. Tổng vốn đầu tư hơn 300 tỷ đồng .

Toàn bộ tuyến cáp treo bao gồm 22 trụ, 94 cabin, công suất 1500 khách/giờ, vận tốc trung b́nh 6m/s

Ngày 25 - 3 - 2009, Cáp treo Bà Nà chính thức được khánh thành, lập 2 kỷ lục Guinness[4]:

Cáp treo 1 dây dài nhất (Longest non - stop cable car): 5.042,62 m

Cáp treo có độ cao chênh lệch giữa ga trên và ga dưới lớn nhất (The highest non - stop cable car): 1.291,81 m

Hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ cáp treo Bà Nà dự kiến khai trương tuyến thứ 2 dài 697,67 m, với kinh phí đầu tư 100 tỷ đồng thay thế cho hệ thống cáp treo cũ xây vào năm 2000 đi từ đồi Vọng Nguyệt đến khu trung tâm (Núi Chúa) chỉ mất 3 phút.

Quang cảnh

Từ đỉnh núi Bà Nà, về phía Tây là dăy Trường Sơn, Phía Đông là đồng lúa Ḥa Vang. Từ đây du khách dễ dàng nh́n thấy bán đảo Sơn Trà, sông Thu Bồn, Hội An, nội thành Đà Nẵng.

 

Nguồn: SaigontimesUSA

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18