Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Chùa Hang (Cổ Thạch Tự)

Nằm trên địa bàn xã Bình Thạnh cách thị xã Phan Thiết 105km về phía Bắc và cách trung tâm huyện Tuy Phong 10km, Cổ Thạch được biết đến như một địa điểm du lịch tiềm năng bởi cảnh quan nơi đây vẫn còn rất hoang sơ với nhiều lợi thế hấp dẫn khách du lịch: đồi cát hay sa mạc, bờ biển, bãi sỏi bảy màu và một ngôi chùa cổ nổi tiếng được dựng lập giữa thế đá tự nhiên.

Tam quan lên chùa Cổ Thạch

Ảnh: Trần Công Nhung (viendongdaily.com – 20.6.2011)

Trong chánh điện – Ảnh: Trần Công Nhung (viendongdaily.com – 20.6.2011)

 

Cổ Thạch Tự được thiền sư Bảo Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế lập vào năm 1835 trên đỉnh núi cao 64m, là một hệ thống gồm nhiều hang thờ được xây dựng dựa vào những khối đá khổng lồ. Ở đây bàn thờ Phật đôi khi được đặt giữa hai tảng đá lớn chụm đầu vào nhau, hoặc có những điện thờ mà khi muốn bước vào thắp nhang, du khách phải đi vòng quanh co qua những ngách đá… Trong chùa hiện có chừng 50 bức tượng Phật lớn, nhỏ trong đó có một số mới được dựng từ sau năm 1974.

 

Ảnh: Giangdni – Vietblog.info (1.1.2011)

Ảnh: Giangdni – Vietblog.info (1.1.2011)

 

Do có bố cục dựa vào các hang hóc tự nhiên nên nhiều người quen gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa chỉ là một thảo am, sau này ông Hồ Công Điểm đã tổ chức xây dựng thành ngôi chùa to lớn khang trang và đặt tên Cổ Thạch Tự, về sau chùa được nhập chung với chùa Bình Phước. Kể từ khi khai sơn chùa Cổ Thạch đã qua bốn đời trụ trì: Hòa thượng Thiện Minh (1840), Hòa thượng Từ Hóa (1939 - 1945), Ngộ Tú Đại sư (1945 - 1946), từ 1946 đến nay là Hòa thượng Minh Đức. Các bài vị của những vị trụ trì viên tịch đều được thờ trong các hang động. Chùa đã trải qua nhiều đợt sửa chữa lớn vào các năm 1956, 1964 và hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật qúy như hoành phi, câu đối, chiêng trống… Chùa được xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia từ năm 1993.

 

Ảnh: Giangdni – Vietblog.info (1.1.2011)

Ảnh: Giangdni – Vietblog.info (1.1.2011)

 

Vãn cảnh chùa Cổ Thạch, sau khi thắp nhang trong các hang thờ, du khách chỉ cần bước xuống vài bậc đá là đến ngay một sân nhỏ thông sang hang Gió, nơi ngọn gió biển lồng lộng thổi qua các khe đá mang theo cả hơi biển mằn mặn làm dịu hẳn cái nóng của một vùng đất đá khô cằn. Biển ở đây khá êm và cạn với bãi cát rất sạch, nước xanh trong chứ không lẫn nhiều phù sa như ở biển Mũi Né. Từ đây nhìn ra bãi biển Cà Dược là cả một cảnh trí tuyệt vời với bãi sỏi bảy màu chạy dài đến tận đồi cát, hấp dẫn với đủ hình thù và màu sắc. Du khách có thể khám phá sa mạc – một thú vui không dễ dàng đối với nhiều người nhưng cũng thật thú vị, bởi phía dưới tầng tầng đồi cát còn có miếu thờ cá voi hóa thạch hơn 200 năm và miếu Thành hoàng, nơi tổ chức các lễ hội theo tập quán của ngư dân…

Mai Kim Thành

 

Post ngày: 12/08/18 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18