Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Quảng Ninh

Diện tích: 6.099,0 km²
Dân số: 1.159,5 nghìn người (2010)
Tỉnh lỵ: Thành phố Hạ Long.
Các huyện, thị, thành phố:
- Thành phố: Móng Cái, Uông Bí, 
Cẩm Phả.
- Thị xã: Quảng Yên.
- Huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Ðồn, Hoành Bồ, Ðông Triều, Cô Tô.
Dân tộc:
 Việt (Kinh), Tày, Dao, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa

 

 

Điu kin t nhiên

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Ðông Bắc Việt Nam, nằm giữa các kinh độ đông 106º26’-108º31’3’’ và các vĩ độ bắc 20º40’-21º40’, khoảng dài nhất từ đông sang tây là 195km, từ bắc xuống nam là 102km.


Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và tỉnh Lạng Sơn. Phía tây giáp Bắc Giang, Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng. Phía đông nam giáp biển Ðông với 250km bờ biển. 

 

Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi. Hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển phần lớn đều là núi,  với tổng diện tích là 620km².


 

                                    Vịnh Hạ Long                                  Hang Sửng Sốt
 

 

Ðịa hình được chia ra thành các vùng đồi núi, vùng trung du đồng bằng và vùng biển đảo. Vùng núi miền đông gồm hai dãy núi chính là Quảng Nam Châu và Cao Xiêm có độ cao trên dưới 1.400m. Miền tây là những dãy núi thuộc cánh cung Ðông Triều với hai đỉnh Yên Tử và Am Váp cao trên 1.000m. Vùng trung du và đồng bằng ven biển: gồm những dải đồi thấp và những cánh đồng ven các triền sông và bờ biển, trong đó đồng bằng Yên Hưng và Ðông Triều là mầu mỡ nhất và là những vựa lúa chính của tỉnh.

 

Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Một năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Ðây là vùng biển nhiệt đới gió mùa. Mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21ºC. Ðộ ẩm trung bình hàng năm là 84%. Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung bình là 90-170.


 

Tim năng phát trin du lch

Ðịa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng. Ðặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo đá nguyên là vùng địa hình karts bị nước bào mòn tạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biển tuyệt đẹp,như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng…

 

Tỉnh Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.


 

                                     Lễ hội Yên Tử             Khách du lịch nước ngoài ở Bến tàu Hạ Long
 

Đến Quảng Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loài hải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào ngư, tôm, cua, sò, ngán, hầu hà, sá sùng, rau câu...


 

Dân tc, tôn giáo

Về dân tộc, Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có số dân trên một nghìn người là Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, tiếp đến là hai dân tộc có trên trăm người là Nùng và Mường, mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người. Trong các dân tộc đông người, người Việt (Kinh) chiếm 89% tổng số dân. Trong số các dân tộc thiểu số có nguồn gốc lâu đời, người Dao có hai nhóm chính là Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Họ còn giữ được bản sắc dân tộc trong ngôn ngữ, y phục, lễ hội và phong tục tập quán truyền thống. Người Tày, người Sán Dìu, Sán Chỉ ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng nông nghiệp với nghề thủ công ở các thị trấn miền đông, một số khác sống ở nông thôn, sản xuất nông nghiệp, đánh cá, làm nghề rừng.

 

Cũng như các địa phương khác, cư dân sống ở Quảng Ninh cũng có những tôn giáo, tín ngưỡng để tôn thờ là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, thờ cúng tổ tiên và một vài tín ngưỡng dân gian khác. Ðạo Phật du nhập vào Quảng Ninh từ rất sớm, từ hàng ngàn năm trước đây và phần lớn dân chúng ở Quảng Ninh hiện nay theo đạo Phật. Thế kỷ 14, khu Yên Tử và Quỳnh Lâm (Ðông Triều) là trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Nhiều thế kỷ sau đó đạo Phật tiếp tục được duy trì với hàng trăm ngôi chùa ở Quảng Ninh, trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Lôi Âm (Hoành Bồ), Linh Khánh (Trà Cổ), Hồ Thiên (Ðông Triều), Linh Quang (Quan Lạn)… Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và cả của con người, hiện nay ở Quảng Ninh chỉ còn lại trên 30 ngôi chùa nằm rải rác ở 8 huyện thị, thành phố.


 

 Ðạo Thiên Chúa vào Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 17, hiện nay có 27 nhà thờ của 9 sứ gồm 41 họ đạo nằm ở 8 huyện và thị xã của tỉnh. Ðạo Cao Ðài có ở thị xã Yên Hưng và thị xã Cẩm Phả từ những năm 1940, sau tàn lụi dần, hiện nay chỉ còn vài chục người theo.


 

                                    Bãi biển Bãi Cháy                                   Chùa Long Động
 

Về tín ngưỡng dân gian phổ biến nhất đối với cư dân sống ở Quảng Ninh là thờ cúng tổ tiên, thờ các vị tướng lĩnh nhà Trần có công với nước, các vị thành hoàng, các vị thần (Sơn thần, Thổ thần, Thuỷ thần) và thờ các Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải).


 

Giao thông

Đường bộ: Tuyến Hà Nội – Bắc Ninh – Hạ Long dài 155km, là tuyến đường bộ thuận lợi nhất và ngắn nhất, không phải qua phà.

Đường không: Thứ bảy hàng tuần có máy bay trực thăng xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) đến thẳng vịnh Hạ Long.

Đường thủy: Hàng ngày có 4 chuyến tàu thủy Hải Phòng - Hạ Long và ngược lại.

 
Địa Danh Du Lịch Quảng Ninh Và Vịnh Hạ Long
Bạch Đằng Giang,
Bái Tử Long
Cảng Cái Lân,
Cô Tô,
Làng Gốm Đông Triều,
Khu Du Lịch Bãi Cháy,
Khu Di Tích Yên Tử,
Vân Đồn,
Hang Luồn,
Hang Trống,
Hang Trinh Nữ,
Núi Bài Thơ,
Động Thiên Cung,
Làng Chài Cửa Vạn,
Chợ Mống Cái,
Đền Và Lăng Mộ Nhà Trần,
Đảo Tuần Châu,
Đảo Ti Tốp,
Vịnh Hạ Long và Lịch Sử,
Vịnh Hạ Long,
Trà Cổ Quảng Ninh,

 

Thành phố Hạ Long

Diện tích: 105 km²
Dân số: : 438.796 người (năm 2008)
Dân tộc: : Kinh
Đơn vị hành chính:
- Phường: : Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Bãi Cháy, Hồng Hà, Bạch Đằng, Giếng Đáy, Hà Tu, Trần Hưng Đạo.
- Xã: : Việt Hưng, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Yết Kiêu, Đại Yên, Hồng Gai, Hà Trung, Hà Khánh, Hùng Thắng, Tuần Châu.
 

 

Thành phố Hạ Long là trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Thành phố trước đây là thị xã Hòn Gai. Phía đông Hạ Long giáp thị xã Cẩm Phả, tây giáp huyện Yên Hưng, bắc giáp huyện Hoành Bồ, nam là vịnh Hạ Long với bờ biển dài trên 20 km.

Thành phố Hạ Long nằm hai bên Cửa Lục, phía đông Hạ Long là khu vực phát triển công nghiệp và tập trung hầu hết các cơ quan quản lý của tỉnh. Khu vực phía tây thành phố Hạ Long (Bãi Cháy) là khu du lịch hoạt động sôi động.
 

                               Thành phố Hạ Long                                    Vịnh Hạ Long
 

Dân cư sống ở thành phố Hạ Long chủ yếu là dân tộc Việt (Kinh), hầu hết là người từ các vùng khác đến lập cư ở đây.

Vịnh Hạ Long nổi tiếng ở trong và ngoài nước và được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Hạ Long còn có những đền, miếu, di tích lịch sử văn hoá (núi Bài Thơ, đền Đức Ông, chùa Long Tiên...) làm cho phong cảnh hữu tình, nên thơ bởi cảnh quan thiên nhiên lại càng thêm hấp dẫn bởi bàn tay con người.

Kinh kế của thành phố ngoài hoạt động du lịch là sôi động nhất, còn có các hoạt động kinh tế khác như: thương mại, cảng biển, công nghiệp than, khai thác và chế biến hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất bia

 

Vân Đồn

Diện tích: 551,3 km2 
Dân số (2001) 39.210 người
Ðơn vị hành chính:
- Thị trấn: Cái Rồng 
- Xã: Ðài Xuyên, Bình Dân, Ðoàn Kết, Vạn Yên, Hạ Long, Ðông Xá, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Ngọc Vừng, Thắng Lợi
Dân tộcViệt (Kinh), Sán Chỉ, Dao, Tày, Hoa.

 

Vân Ðồn là một huyện đảo, huyện lỵ cách thành phố Hạ Long khoảng 50km. Vân Ðồn gồm hai khu đảo chính là Kế Bào và Vân Hải, với hàng trăm đảo đá nhấp nhô ven bờ vịnh Bái Tử Long xinh đẹp. Mặc dù huyện Vân Ðồn mới được thành lập những lịch sử vùng đất này đã có từ rất lâu đời. Thương cảng Vân Ðồn có từ thời Lý. Biển Vân Ðồn đã từng ghi dấu ấn chiến công chống giặc ngoại xâm của Trần Khánh Dư (võ tướng đời Nhà Trần).

Sống trên huyện đảo là những người thuộc các dân tộc Việt (Kinh), Sán Chỉ, Dao, Tày, Hoa... Kinh tế của Vân Ðồn theo mô hình ngư - nông - lâm nghiệp. Ðánh bắt hải sản đồng thời với nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng được nhân rộng và phát triển về quy mô. Trong thời gian tới, du lịch dịch vụ sẽ được phát triển ở huyện đảo này. Cảnh sắc thiên nhiên của Vân Ðồn rất hùng vĩ, như một chiến luỹ chắn biển Ðông. Biển Vân Ðồn tiềm ẩn nhiều hải sản quý; nhiều bãi tắm đẹp trên các đảo Quan Lạn,  Ngọc Vừng; nhiều hang động kỳ ảo từng quyến rũ bao du khách trong và ngoài nước.


Cơ sở hạ tầng của Vân Ðồn đã và đang được đầu tư nâng cấp. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, hệ thống bưu điện, thương mại dịch vụ... thay đổi hàng ngày, hàng giờ nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế và cuộc sống.

                                    Khu kinh tế Vân Đồn
                                  Thương cảng Vân Đồn

 

Thành phố Cẩm Phả

 
Diện tích: 335,8 km2 
Dân số (2001): 153.955 người
Đơn vị hành chính: Thành phố Cẩm Phả có 16 phường, xã. 
- Phường: Mông Dương, Cửa Ông, Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Sơn, Cẩm Đông, Cẩm Tây, Cẩm Thành, Cẩm Trung, Cẩm Thuỷ, Cẩm Thạch, Quang Hanh, Cẩm Bình
- Xã: Cộng Hoà, Dương Huy, Cẩm Hải
Dân tộc: Việt, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa

 

Thành phố Cẩm Phả nằm ở phía đông thành phố Hạ Long. Phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Tiên Yên và huyện đảo Vân Đồn, phía nam giáp vịnh Bái Tử Long.

Dân cư sống ở Cẩm Phả thuộc nhiều dân tộc khác nhau như Việt, Tày, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Đa phần nhân dân trong thị xã theo đạo Phật, có một số ít người theo đạo Ky Tô, đạo Cao Đài. Cẩm Phả có một số di tích và thắng cảnh rất nổi tiếng như đền Cửa Ông, đảo Rều (đảo Khỉ), đảo Thẻ Vàng, Hòn Hai, di tích Vũng Đục, động Hang Hanh...
 

Đặc điểm kinh tế của Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp. Công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài ra còn có công nghiệp khai thác nước khoáng, khai thác đá, sản xuất vôi, công nghiệp cảng biển... Bên cạnh đó còn có hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.

                                    Đền Cửa Ông

 

Thành phố Uông Bí

Diện tích: 240,4 km2
Dân số (2001): 93.302 người
Đơn vị hành chính
: 
- Phường: Vàng Danh, Bắc Sơn, Trưng Vương, Quang Trung, Thanh Sơn, Nam Khê, Yên Thanh
- Xã: Thượng Yên Công, Phương Đông, Phương Nam
Dân tộc: Việt (Kinh): 90%, 10%: Tày, Hoa, Sán Dìu, Nùng, Sán Chay, Dao Thanh Y
 

 

Thành phố Uông Bí nằm ở miền tây của tỉnh Quảng Ninh, trên quốc lộ 18A. Phía đông giáp huyện Yên Hưng, phía đông bắc giáp huyện Hoành Bồ, phía tây giáp huyện Đông Triều, phía bắc giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên (Hải Phòng). Địa hình Uông Bí hai phần ba là đồi núi. 

Uông Bí có khu thắng cảnh nổi tiếng Yên Tử, đây là nơi ra đời dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam, có nhiều chùa và di tích văn hoá quý. Ngoài ra, lễ hội mùa xuân hàng năm ở vùng đất nổi tiếng này là điểm thu hút khách trẩy hội, vãn cảnh chùa đông không kém hội chùa Hương. Trên địa bàn thị xã Uông Bí còn có hồ Yên Trung (nằm gần Yên Tử) với rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong quần thể của khu di tích - danh thắng Yên Tử.Kinh tế của Uông Bí theo mô hình công - nông - lâm nghiệp, dịch vụ khai thác than và một số ngành tiểu thủ công nghiệp. Về công nghiệp, có nhà máy nhiệt điện công xuất trên 150.000 KW/ h. Khai thác than ở mỏ Vàng Danh đạt sản lượng 30 đến 45 vạn tấn/ năm. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là cây lương thực. Sản phẩm lâm nghiệp có nhựa thông.

Ga cáp treo Yên Tử

                        Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
 

Bình Liêu
 
Diện tích: 471,4  km2. 
Dân số (2001): 26.195 người
 

Đơn vị hành chính: 
- Thị trấn: Bình Liêu 
- Xã: Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tĩnh Húc, Húc Động, Vô Ngại
Dân tộc: 
Tày (54,8%), Dao (25,6%), Sán Chỉ (15,4%), Kinh (3,7%) và Hoa (0,36%)

Bình Liêu là một huyện miền núi, nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh và cách thành 

      Ủy Ban nhân dân Huyện Bình Liêu
phố Hạ Long khoảng 130 km. Phía bắc giáp huyện Phòng Thành và Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc) với đường biên giới dài 48 km và huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn); phía nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà; phía đông giáp huyện Hải Hà. 

Người dân ở huyện Bình Liêu còn lưu giữ nhiều nét văn hoá của riêng mình. Đặc sắc hơn là ở đây có hội An Pò của người Sán Chỉ, lễ hội tổ chức vào hai ngày 15 và 16 tháng 3 (âm lịch) hàng năm. Thắng cảnh ở Bình Liêu có thác Khe Vằn là một thác đẹp, chảy thành ba tầng. Núi Cao Ba Lanh nổi tiếng với đá "thần", khi gõ vào một phiến đá, tạo thành âm thanh cộng hưởng cùng các phiến đá khác như tiếng nói đầy huyền bí của các thần linh... 

Mô hình kinh tế của huyện Bình Liêu là nông - lâm nghiệp. Lương thực bình quân đầu người đạt gần 4 tạ/ năm. Cây trẩu, sở, hồi, quế là bốn cây công nghiệp đang được quan tâm trên địa bàn huyện. Thương mại đang được khai thác với Trung Quốc qua cửa khẩu Hoành Mô.

 

Thành phố Móng Cái

Diện tích: 515 km2
Dân số (2008): 108.016 người.
Đơn vị hành chính: Thành phố Móng Cái gồm 17 phường, xã: 
- Phường: Hoà Lạc, Trần Phú, Ka Long, Ninh Dương, Trà Cổ, Hải Yên, Hải Hoà.
- Xã: Quảng Nghĩa, Hải Tiến, Hải Đông, Vạn Ninh, Hải Xuân, Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, Bắc Sơn, Hải Sơn, Bình Ngọc.
Dân tộc: Việt (Kinh, 90%), Dao, Hoa và một số dân tộc khác

Thành phố Móng Cái được thành lập tháng 9 năm 2008, trên cơ sở toàn bộ diện tích 

                 Thành phố Móng Cái
tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị  Móng Cái, và nguyên là huyện Hải Ninh trước đây. Tp. Móng Cái là mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của Việt Nam, cách thành phố Hạ Long 185 km. Phía bắc Tp. Móng Cái là biên giới giáp với Trung Quốc dài 70 km. 71% diện tích đất liền là đồi núi. 

 

Các di tích văn hoá lớn được xếp hạng tập trung hầu hết ở khu vực Trà Cổ, đó là đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Linh Khánh, chùa Xuân Lan. Bãi tắm Trà Cổ là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam (có chiều dài 17 km), và cách trung tâm Tp. Móng Cái khoảng 9km.

 

Kinh tế của thành phố theo mô hình thương mại - du lịch - nông - ngư nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể, hình thành ba khu chức năng: khu thương mại, khu du lịch và khu công nghiệp. Cửa khẩu Móng Cái là điểm buôn bán rất thuận tiện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhịp độ buôn bán ở đây suốt ngày đêm. Ngành du lịch của Móng Cái đón số khách hàng năm đến gấp 10 lần số dân trên địa bàn, góp phần thu nhập quan trọng cho thành phố Móng Cái.

Đầm Hà

Diện tích: 289,9 km2 
Dân số (2001): 30.408 người
Đơn vị hành chính: 
- Thị trấn: Đầm Hà
- Xã: Đại Bình, Dực Yên, Quảng Tân, Quảng Lợi, Quảng An, Quảng Lâm, Đầm Hà, Tân Bình
Dân tộc: Việt (Kinh), Tày, Dao, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Mường, Cao Lan 

 

Thành phố Móng Cái được thành lập tháng 9 năm 2008, trên cơ sở toàn bộ diện tích 

                 Thành phố Móng Cái
tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc thị  Móng Cái, và nguyên là huyện Hải Ninh trước đây. Tp. Móng Cái là mảnh đất địa đầu vùng Đông Bắc của Việt Nam, cách thành phố Hạ Long 185 km. Phía bắc Tp. Móng Cái là biên giới giáp với Trung Quốc dài 70 km. 71% diện tích đất liền là đồi núi. 

 

Các di tích văn hoá lớn được xếp hạng tập trung hầu hết ở khu vực Trà Cổ, đó là đình Trà Cổ, nhà thờ Trà Cổ, chùa Linh Khánh, chùa Xuân Lan. Bãi tắm Trà Cổ là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Việt Nam (có chiều dài 17 km), và cách trung tâm Tp. Móng Cái khoảng 9km.

 

Kinh tế của thành phố theo mô hình thương mại - du lịch - nông - ngư nghiệp. Trong quy hoạch tổng thể, hình thành ba khu chức năng: khu thương mại, khu du lịch và khu công nghiệp. Cửa khẩu Móng Cái là điểm buôn bán rất thuận tiện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhịp độ buôn bán ở đây suốt ngày đêm. Ngành du lịch của Móng Cái đón số khách hàng năm đến gấp 10 lần số dân trên địa bàn, góp phần thu nhập quan trọng cho thành phố Móng Cái.

 

Hải Hà
 
 

Hải Hà là một huyện nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh. Phía đông giáp thành phố 

        Ủy ban nhân dân huyện Hải Hà
Móng Cái, phía tây giáp các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp Trung Quốc.

Hải Hà cũng có đá "thần" ở núi Tài Chi. Khác với đá "thần" ở Bình Liêu, khi gõ vào tạo thành âm thanh nghe rùng rợn làm rung động cả núi rừng. Hai đảo Núi Miều và Cái Chiên là những thắng cảnh du lịch hấp dẫn của huyện Hải Hà.


Hải Hà là một trong ba trọng điểm lúa của tỉnh. Cây quế, sa mộc, hồi... mang lại cho Hải Hà những nguồn thu đáng kể. Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản phát triển mạnh. Công nghiệp khai thác đá làm gạch chịu lửa, khai thác nguyên liệu sản xuất sứ cách điện, sứ cao cấp, phụ gia xi măng, đồ mỹ nghệ, gạch ốp lát cũng đang được đẩy mạnh.

 

Tiên Yên

Diện tích: 617,1 km2 
Dân số (2001): 42.217 người
Đơn vị hành chính: 
- Thị trấn: Tiên Yên 
- Xã: Đại Dực, Hà Lâu, Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than, Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Đồng Rui.
Dân tộc: Có 13 dân tộc, đông nhất là người Việt (Kinh) chiếm 59%; Dao 19%; Tày 13,8%; Sán Chỉ 8,4%; Sán Dìu 3,8% còn lại là người các dân tộc khác: Nùng, Hoa, Thái

Tiên Yên là huyện nằm ở trung tâm của miền đông bắc tỉnh Quảng Ninh. Phía nam 

       Ủy ban nhân dân huyện Tiên Yên
giáp với huyện Ba Chẽ, thị xã Cẩm Phả và vịnh Bái Tử Long; phía đông giáp huyện Đầm Hà.   

Trên đất Tiên Yên có di tích Chùa Dâu là một ngôi chùa nhỏ ở xã Đông Hải. Điểm đặc biệt của ngôi chùa này là hoàn toàn xây bằng đá phiến khá lớn; lễ hội Chùa Dâu được tổ chức vào rằm tháng giêng âm lịch hàng năm.

 

Gần thị trấn Tiên Yên còn lại một nhà tù từ thời thuộc Pháp. Hiện nay di tích này còn gần như nguyên vẹn, chỉ có chiếc máy chém được chuyển về bảo tàng của tỉnh. Mô hình kinh tế của huyện Tiên Yên là nông - lâm - ngư nghiệp. Công nghiệp của huyện không đáng kể.

 

 

Nguồn: vietnamtourism

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18