Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH HƯNG YÊN - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HƯNG YÊN



ĐỀN PHẠM CÔNG TRỨ HƯNG YÊN:
Phạm Công Trứ, người làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh Xá, xă Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ngày 17 tháng 3 năm Kỷ Hợi (1599) trong một gia đ́nh nho học, cha là Phạm Cai, mẹ là Nguyễn Thị Liên. Ngay từ nhỏ ông tỏ ra rất ham học, phong độ giản dị, tính t́nh cương trực và nhân hậu. Được sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo của cha mẹ, lại được quan Huấn đạo Nguyễn Hiền (người ở xă An Tháp, cùng huyện) giúp đỡ, nên Phạm Công Trứ đă sớm nổi tiếng giỏi thơ, văn. Lớn lên, được vào học ở trường huyện Đường Hào (ông có học cả vơ bị) và được xếp vào bậc "Nhiêu học" (tiên tiến xuất sắc bây giờ).
Năm 29 tuổi, Phạm Công Trứ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Mậu Th́n, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông (1619- 1643), được giao giữ chức Thái thượng Tự khanh ở Hàn Lâm viện. Cả sự nghiệp và cuộc đời của ông gắn liền với việc xây dựng và pḥ tá triều Lê-Trịnh thế kỷ XVII.
Năm Tân Mùi (1631), ông được giao giữ chức Hiến sát sứ trấn Thanh Hóa. Năm Kỷ Măo (1639) ông giữ chức Phủ Doăn phủ Phụng Thiên (thủ đô Hà Nội ngày nay), rồi làm Tham chính Tự khanh, được phép tham gia bàn luận việc Nội phủ. Năm Dương Ḥa thứ 8 (1642) ông được thăng lên Tán lư đạo Sơn Nam, coi giữ việc binh. Trong hai năm Quư Mùi (1643) và Giáp Thân (1644) ông được lệnh tham gia phối hợp với Trịnh Tạc (1657-1682) đem quân đánh dẹp quân Nguyễn Phúc Lan ở phía Nam và quân Mạc ở phía Bắc. Do có công lớn, năm Ất Dậu (1645), Phạm Công Trứ được giao chức Phó Đô ngự sử, gia phong tước Khánh Yến Bá. Ông đă cùng Nguyễn Duy Th́ dẹp được cuộc nổi loạn của Trịnh Sâm, được triều đ́nh trọng thưởng và thăng chức Ngự sử đài chính chưởng.
Phạm Công Trứ c̣n đề ra nhiều chính sách cải cách quản lư nhà nước và ông là một nhà chính trị xuất sắc. Năm Vĩnh Thọ thứ ba (1660) ông đă dâng sớ xin kiện ước văn-vơ, thưởng phạt nghiêm minh... khi giữ chức Tham tụng, ông đă nêu rơ phép "khảo khóa" (cất nhắc quan lại, ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng phân minh, xét lại sổ đinh điền, định lại ngạch thuế...). Những việc sắp đặt của ông được chúa Trịnh chấp nhận để ổn định trị an xă tắc. Người đương thời khen ông là vị quan đa tài, liêm khiết. Năm Tân Sửu (1661) vâng lệnh triều đ́nh, ông đem đại quân đi đánh dẹp lực lượng cát cứ Nguyễn Phúc Tần nổi dậy ở vùng Thuận Hóa. Thắng trận trở về ông được phong hàm Thiếu Bảo, tước Quận công. Để giáo dục kẻ sỹ, mở mang Nho học, tuyển chọn nhân tài cho đất nước, năm Nhâm Dần (1662) triều đ́nh cử ông quản lư Văn miếu Quốc Tử Giám và làm tham tụng phủ Chúa Trịnh. Thời gian này, ông c̣n cho xây dựng bia Tiến sĩ tại huyện Đường Hào (quê hương ông) để khích lệ tinh thần học tập của nhân dân địa phương.
Cảm công lao to lớn của ông, vua Lê Huyền Tông (1663- 1671) đă tấn phong "Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Lễ bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu Bảo Yến Quận công, Thượng trụ quốc thượng, trật Phạm Công Trứ khả vi Đặc tiến Kim tử Lại bộ Thượng thư".
Năm Cảnh Trị thứ ba (1665) đời vua Lê Huyền Tông, Phạm Công Trứ được Tây Vương Trịnh Tạc giao cho việc khảo đính (phụ trách sửa chữa và xem xét) lại bộ sách Đại Việt sử kư toàn thư. Ông đă cùng với Hồ Sỹ Dương, Nguyễn Quốc Khôi, Đặng Công Chất, Đào Công Chính, Vũ Duy Đoán... khảo, đính toàn bộ bộ sách này, chép từ họ Hồng Bàng đến Ngô sứ quân (thế kỷ X) làm bộ "Đại Việt sử kư ngoại kỷ toàn thư"; từ thời Đinh Tiên Hoàng đến Thái tổ Cao Hoàng đế (Lê triều) làm bộ "Đại Việt sử kư bản kỷ toàn thư", theo trước tác của sử gia Ngô Sỹ Liên. Đây là một đóng góp rất lớn cho quốc sử nước nhà. Cũng trong thời gian này, ông đă biên soạn sách "Bốn mươi bảy điều giáo hóa" bổ sung cho H́nh luật, xây dựng đạo đức góp phần giữ vững kỷ cương phép nước.
Vào năm Đinh Mùi (1667) và Kỷ Dậu (1669), Phạm Công Trứ cùng chúa Trịnh Căn đánh bại quan Mạc tại Cao Bằng, chặn đứng âm mưu của nhà Thanh định mượn cớ "Phù Mạc, diệt Lê" xâm lược nước ta.
Sau 40 năm phục vụ đất nước, năm Mậu Thân (1668) vua đă phong ông làm "Quốc Lăo", được tham dự các việc cơ mật trong triều. Cũng thời gian này ông đă xin nghỉ hưu ba lần mới được chấp nhận. Khi về, ông được thăng Thái Bảo, chúa Trịnh đă tặng ông đôi câu đối thêu vào cờ:
"Điền đỉnh nại, nhiếp âm dương, triều đ́nh trụ thạch.
Hoàn quy mô, định hiệu lệnh, quốc gia đống lương."
(Nêm canh định vạc, điều hoà khí âm dương, làm cột đá cho triều đ́nh.
Định ra các hiệu lệnh, hoàn thành được quy mô, là rường cột của Nhà nước.)

Đến năm Quư Mùi (1673) triều đ́nh lại mời ông ra làm Tể tướng, coi việc sáu bộ, tham tán việc cơ mật.
Ngày 28 tháng 10 năm ất Măo (1675) Phạm Công Trứ qua đời tại quê nhà, thọ 76 tuổi. Triều đ́nh cho xây dựng đền thờ ông, vua Lê thương tiếc phong tặng "Thái tể, thụy là Trung Cầu".
Cả cuộc đời, ông đă đóng góp công lao xây dựng triều đ́nh, đất nước trong mọi lĩnh vực như chính trị, quân sự, văn học, sử học, pháp luật... Phạm Công Trứ đều có những cống hiến quan trọng, là rường cột của nước nhà. Công lao đó được Phan Huy Chú, trong "Lịch triều hiến chương loại chí" viết: "... Ra đương việc nước 19 năm (ông) đặt ra phép tắc, sửa soạn kỷ cương; đè nén những kẻ cậy thế, nhũng loạn; yêu chuộng người có phong cách tiết tháo... có đức tốt, có công lao sự nghiệp, là bậc hiền tể thứ nhất sau đời Trung Hưng..." hay như trong Gia phả họ Phạm có viết: "... ông là một nhà chính trị đại tài, lái hai con thuyền phong kiến trong lúc khó khăn...".
Ngày nay, hàng năm hai lần nhân dân địa phương cùng các con cháu trong ḍng họ lại tế lễ, mở hội vào ngày 17 tháng 3 âm lịch (kỷ niệm ngày sinh) và ngày 28/10 (ngày mất) nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của ông.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN THIÊN HẬU HƯNG YÊN:
Đền Thiên Hậu được xây dựng từ năm 1640 do 40 ḍng họ người Trung Quốc ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến quyên góp. Kiến trúc ngôi đền theo kiểu nội tự ngoại tế nghĩa là bên trong thờ phụng, bên ngoài làm nơi tế tự. Đây là công tŕnh mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa trên nhiều phương diện, như tam quan, nhà tế, mái đền, đao góc và kết cấu v́ kèo. Theo truyền ngôn của kiều dân th́ công tŕnh được làm sẵn ở Trung Quốc, rồi chở sang Việt Nam cất dựng.
Mặt tiền là tam quan cao rộng, tường bao hai bên trang trí các ô vuông gắn gạch men hoa màu xanh lam rất đẹp. Sân trước nhà tiền đường có hai con nghê chầu; con đực ngậm viên ngọc, con cái ôm con bú, chất liệu bằng đá hoa cương, tạc khá sinh động. Viên ngọc được đẽo gọt tṛn, nhẵn, không biết bằng cách nào đưa vào miệng con đực. Hai con nghê đă nói lên quan niệm sống của người Hoa: được của và được con là hạnh phúc lớn nhất của cuộc đời. Thềm đền được lát bằng những tấm đá cuội trải mưa gió hàng mấy trăm năm vẫn trơ gan không ṃn vẹt. Đền chính xây bằng gạch Bát Tràng, rêu không bám được. Mái đền lợp ngói ống, đầu đao cong nhẹ h́nh đuôi cá. Cánh cửa tiền đường khắc h́nh các quan văn vơ theo hầu tô sơn xanh đỏ. Trên các v́ kèo ở gian tiền tế cũng khắc các tích chuyện rút ra từ Tam Quốc hoặc Tây Du. Khách vào đền dù xa lạ cũng biết ngay là nơi tế tự của Hoa kiều.
Đền thờ bà Lâm Tức Mặc, theo Đại Thanh nhất thống chí, bà là một thần biển, con gái thứ sáu của Lâm Nguyện, người Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, nguyên là cô gái dệt lụa sinh vào ngày 23 tháng 3 âm lịch. Tương truyền Lâm Tức Mặc khi sinh ra có hương thơm ngào ngạt, hào quang rực rỡ, lớn lên có phép màu cưỡi chiếu bay trên biển. Từ tuổi hoa niên bà đă phát hiện ra một thứ rong biển dùng nấu thạch làm thức ăn cứu đói cho dân, và c̣n t́m ra một thứ dầu ăn gọi là ma mộc rút từ cây thuộc họ vừng giúp dân nghèo qua những trận đói kéo dài...
Ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch bà không bệnh tật, tự nhiên qua đời. Theo thánh phả bà hoá vào một ngày có quần tiên tấu nhạc. Bốn chữ "Bạch nhật phi thăng" khắc ở cỗ kiệu trong đền của bà nói lên điều đó.
Sau khi hóa, ngài thường mặc áo đỏ bay lượn trên biển. Thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường hiển linh cứu hộ thuyền bè. Thời Khang Hy phong làm Thiên Phi, sau gia phong Thiên Hậu. Người Phúc Kiến tôn bà là Thần Biển nên di cư đến đâu mang thần tích lập đền thờ đến đó. Cho nên ta không lấy làm lạ, dọc bờ biển nước ta có nhiều nơi lập đền thờ Thiên Hậu. Tại Thiên Hậu Cung ở Phố Hiến Hạ có hai cuốn sách nói về sự tích bà: Thiên Hậu Thánh Mẫu Thánh Tích Đồ Chí (in lần thứ hai năm Hàm Phong thứ 3 (1853) và cuốn Thiên Thượng Thánh Mẫu cứu khổ chân kinh, in năm Thành Thái thứ 19 (1907)).
Trong đền Thiên Hậu có nhiều bức đại tự liên quan tới việc đi sông biển và ngợi ca tài danh của vị nữ thần, nào là Phong điều vũ thuận - Quốc thái dân an (Mưa gió điều ḥa - Đất nước yên vui), nào là Hải bất dương ba (Biển không nổi sóng) Quá hải tề thiên (Vượt biển trời êm).
Ngoài gian chính thờ bà Lâm Tức Mặc, hai gian bên c̣n có bàn thờ cha mẹ và anh ruột bà, bàn thờ các ḍng họ người Hoa đă có công xây dựng và tôn tạo ngôi đền. Hàng năm, đền Thiên Hậu mở hội vào ngày 23 tháng 3 âm lịch (ngày sinh) và ngày mồng 9 tháng 9 (ngày hóa) của Lâm Tức Mặc. Các ḍng họ người Hoa ở Phố Hiến và người Việt về đây tế lễ, rước kiệu linh đ́nh, lễ vật có bánh rong câu, kẹo śu, bánh rùa, bánh Tô Châu... là những sản vật truyền thống của người Hoa.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN THỜ CHỬ ĐẠO TỔ HƯNG YÊN:
Đền thờ Chử Đồng Tử có ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử. Một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xă B́nh Minh, bên ḍng sông Hồng nh́n ra băi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xă Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.



--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN TỐNG CHÂN HƯNG YÊN:
Tục truyền rằng, vào thời nhà tiền Lư (ở Văn Miếu Hưng Yên ghi ông sống vào thời nhà Trần) ở xă An Đô, tổng Vơng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xă Tống Trân, huyện Phù Cừ) có một người họ Tống, tên gọi Thiệu Công thuộc ḍng dơi thi thư, trong gia đ́nh rất hiếu đễ, ngoài xă hội khoan hoà. Tống Thiệu Công lấy vợ người xă Phù Oanh (cùng huyện) tên là Đào Thị Cuông, vợ chồng sống rất nhân từ, tu nhân tích đức, hay làm điều thiện... Việc làm của họ thấu tới cả trời xanh, nhà Trời đă sai thiên sứ xuống đầu thai. Bà Đào Thị Cuông có thai 11 tháng mới sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú vào ngày rằm tháng Tư năm Bính Ngọ.
Lên 3 tuổi, cậu bé đă rất giỏi âm luật, cha mẹ rất yêu thương nên đặt tên là Trân. Tống Trân lên 5 tuổi đă có khí chất thông minh, thiên tư sáng suốt, học một biết mười, trên từ thiên văn, dưới đến địa lư đều am hiểu tinh tường. Khi Ngài cùng mẹ lang thang hành khất, đến Sơn Tây vào một gia đ́nh trưởng giả giàu có ăn xin, được Cúc Hoa (con gái ông trưởng giả) đem ḷng yêu mến v́ tài đối đáp thông minh của Tống Trân. Ba người trở về quê hương làm ăn, riêng Tống Trân dùi mài kinh sử. Đến năm 7 tuổi vua Lư Nam Đế (544-548) mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài và đến ngày 29 tháng 9, Tống Trân vào kinh ứng thí, cả ba kỳ đều đỗ thủ khoa. Đến ngày mồng 1 tháng 2 năm Quư Sửu, ông đỗ Đệ nhất giáp cập đệ đệ nhất danh (tức Trạng Nguyên). Vua khen rằng: "Quốc sĩ vô song, tướng tài quả nhị" - nghĩa là "kẻ sĩ cả nước chỉ có một (Tống Trân), tướng tài không có người thứ hai"". Ngày mồng 10 tháng 4, vua ban cho cờ biển, một ngh́n vuông gấm và mười đĩnh vàng cho về vinh quy bái tổ.
Trở về làng bái yết tổ tông, thăm hai bên nội ngoại, khao vọng làng trong một tháng, rồi cưới nàng Cúc Hoa làm vợ. Tống Trân làm nhà ở làng Phù Oanh, cho vợ trông coi rồi trở lại kinh thành. Được ba tháng, vua cử ngài đi sứ sang Bắc quốc. Vua Trung Quốc dùng đủ mọi cách để thử tài Tống Trân, nhưng quan Trạng đều ứng đối trôi chảy, xử thế mưu trí. Vua Trung Quốc khen là nhân tài thứ nhất trong 18 nước chư hầu và phong làm "Lưỡng quốc trạng nguyên" (trạng nguyên hai nước). Vua Tầu muốn gả con gái cho nhưng Tống Trân từ chối, v́ thế bị giam vào chùa Linh Long trong một trăm ngày, không cho thức ăn, nước uống. Tại đây, ông đă nảy ra sáng kiến bẻ ăn tượng phật (được làm bằng chè lam) và uống nước lă, nên một lần nữa, vua Tàu phục tài bèn phong làm "Phụ quốc thượng tể Đẩu Nam Tống đại vương".
"Bảy tuổi Trạng nguyên lừng đất Việt.
Mười năm tứ tiết khiết trời Ngô."

Mười năm đi sứ, khi Tống Trân trở về th́ Cúc Hoa bị ép lấy chồng khác. Tống Trân giả dạng người hành khất để ḍ la t́nh ư, biết Cúc Hoa vẫn thủy chung với ḿnh, khen Cúc Hoa đủ tam ṭng, tứ đức, thực là nữ trung Nghiêu, Thuấn. Tống Trân đón vợ về, cùng nhau đoàn tụ. Vua biết chuyện, đă phong cho Cúc Hoa làm "Quận phu nhân". Khi Lư Nam Đế băng hà, Triệu Quang Phục lên ngôi hiệu là Triệu Việt Vương, có vời Tống Trân ra làm "Phụ chính đại thần". Được hơn mười năm, Tống Trân ngoài 60 tuổi, mới dâng biểu cao quan về quê dạy học. Cúc Hoa không có con, lại mắc chứng bệnh đau bụng, ba hôm sau th́ mất (ngày 3 tháng 3). Năm năm sau, Tống Trân bị chứng bệnh "mă đao" (hạch ở cổ) và mất ngày mồng 5 tháng 5 năm Tân Hợi. Ngoài được phong sắc "Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại vương" và về sau được truy phong làm "Thượng đẳng phúc thần".
Tại đền c̣n lưu giữ những câu đối ca ngợi mảnh đất "địa linh" của huyện Phù Dung:
"Đức phối nhị vương, An quận ninh khang ca thánh trạch.
Công cao thiên cổ, Phù Dung hiển tích tạ thần lưu."

(Đức sánh hai vua, An quận yên lành nhờ thánh trạch.
Danh lưu muôn kiếp, Phù Dung linh ứng tỏ thần công... đă sản sinh ra "nhân kiệt" cho địa phương.)

"Văn vũ bẩm toàn tài, kháng Nguỵ, sánh Ngô cái thế huân danh minh Việt sử.
Bắc, Nam dai cử thủ phong, tích tước huy niên thang mộc trang lăng từ."

(Toàn tài văn vơ, dẹp Ngô đánh Nguỵ, muôn kiếp công lao ghi sử sách.
Quy phục Bắc Nam, phong Vương tiến tước ngh́n năm đất tổ tế lăng từ... thật xứng Lưỡng quốc Trạng Nguyên.)

Trạng nguyên Tống Trân c̣n được biết đến thông qua truyện nôm khuyết danh "Tống Trân - Cúc Hoa" nổi tiếng xưa nay.
Theo quy định hàng năm, lễ hội làng được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 âm lịch, trong đó ngày 13 và 14/4 là ngày hội chính. Ngày 13/4 tiến hành rước kiệu từ các đền, chùa trong làng. Trong ngày chính hội (tức ngày 14/4) dân làng rước kiệu quan Trạng đi ṿng quanh làng với đoàn tuỳ tùng, cờ xí, vơng lọng trông rất uy nghi. Và đến ngày 16/4 lại rước kiệu về các đ́nh, đền, chùa để an vị. Ngày 17/4 làm lễ bế hội. Lễ hội đền Tống Trân là một trong những lễ hội lớn nhất của huyện Phù Cừ.


--------------------------------------------------------------------------------

Đ̀NH QUAN XUYÊN HƯNG YÊN:
Làng Quan Xuyên nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh, cách thị xă Hưng Yên hơn 20km, thuộc tổng Đại Quan, huyện Đông An, phủ Khoái Châu (ngày nay thuộc xă Thành Công, huyện Khoái Châu). Quan Xuyên nằm bên bờ sông Hồng, mang những nét đặc trưng của một làng truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ với "cây đa, giếng nước, sân đ́nh". Trong làng, c̣n lưu giữ được một quần thể di tích lịch sử - văn hóa phong phú, gồm có Đ́nh Quan Xuyên, (thờ Ngũ vị đẳng thần); Miếu Thượng (thờ Tam vị thượng đẳng thần Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân); Miếu Trung (thờ Linh ứng đại vương Phạm Công Nghi, được phong Trung đẳng thần); Miếu Hạ (thờ thành hoàng làng Quang Chiếu đại vương Vũ Quang Chiếu, được phong làm Trung đẳng thần); chùa Quan Xuyên; nhà sắc hay nhà Hội đồng (lưu giữ giấy tờ quan trọng của cả làng); Văn chỉ Quan Xuyên và lăng mộ Vũ Quang Chiếu. Tất cả những di tích trên đều có quan hệ mật thiết tới lễ hội làng Quan Xuyên, tạo thành một lễ hội hoàn chỉnh.
Theo thần tích, thần sắc tại đ́nh Quan Xuyên th́ cả "Ngũ vị đẳng thần" đều có công rất lớn đối với dân, với nước. Tam vị đức thánh tiên đại diện cho quá tŕnh khai phá vùng đất hoang vu thành những làng mạc trù phú, có công cứu nhân độ thế, mở mang nghề buôn... và đặc biệt là ḷng thủy chung son sắt trong gia đ́nh, xă hội. Do có công lao to lớn, đời vua Lê Trang Thông (1533-1548, niên hiệu Nguyên Ḥa) đă sắc phong cho Đức Thánh Ông là "Chử công Đồng Tử thượng đẳng phù tiên tôn thần", cho "Tiên Dung công chúa thượng đẳng phù tiên tôn thần " và cho Tây Sa công chúa làm "Nội giáp Tây cung công chúa huyền diệu tôn thân". Các đời vua về sau đều ban phong cho ba vị làm "Thượng đẳng thần". V́ thế, Quan Xuyên là một trong 72 làng ven dọc sông Hồng thờ Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân làm Đức Thành Hoàng.
Vũ Quang Chiếu và Phạm Công Nghi là bạn quan đồng liêu. Tuy có quê quán khác nhau (Vũ Quang Chiếu quê làng Lan Xuyên, Thành Công, c̣n Phạm Công Nghi quê làng Vĩnh Niêm, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) nhưng cả hai đều là những công hầu khánh tướng, phụ giúp nhà Lê. Hai ông đă kết nghĩa làm anh em vào ngày 15/2. Sau đó, nhà Mạc mất, Phạm Công Nghi dược truy phong làm Thái Bảo Nghi Công, Linh Ứng đại vương, c̣n Vũ Quang Chiếu làm Thái phó, Quang Chiếu đại vương. Về sau, cả hai đều được phong làm " Trung đẳng thần".
Lễ hội truyền thống đ́nh Quan Xuyên được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 9 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch, nhưng sau này vào năm 1938 cụ Cao Văn Linh (làm thông phán ở Hưng Yên) đă quy định lịch tổ chức lễ hội vào các năm "Th́n, Tuất, Sửu, Mùi" (tức ba năm một lần). Lễ hội đ́nh Quan Xuyên cũng mang đặc trưng chung của lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ, nghĩa là có hai phần quan trọng là Lễ và Hội.


--------------------------------------------------------------------------------

LÀNG CỔ ĐÔNG AN HƯNG YÊN:
Làng Đông An, nay thuộc thị xă Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, thờ ông Đùng bà Đà. Hàng năm từ ngày 6 đến ngày 10 tháng Ba âm lịch dân là có tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến truỵền thuyết về hai ông bà.
Tương truyền, ông Đùng bà Đà là hai chị em ruột, đă luống tuổi mà vẫn ở vậy. Một hôm họ thỏa thuận hai chị em đi ṿng một quả núi, nếu gặp ai th́ lấy người đó. Kết quả họ lại gặp nhau và cho là số trời đă định, nên họ phải lấy nhau. Đêm đầu bà Đà bỏ trốn ông Đùng t́m rước về. Đêm thứ 2, bà Đà lại bỏ trốn. Đến đêm thứ 3, khi đưa về đến giữa đường gặp hổ, ông Đùng đuổi măi hổ vẫn không đi, sau phải nhờ hai mẹ con một bà lăo câu ếch ra giúp, hổ mới bỏ chạy. Lần này ông bà lấy nhau. Tin đồn đến tận kinh kỳ, vua cho xử tội họ bằng cách tùng xẻo, chặt đầu, ngâm xác v́ loạn luân. Hai ông bà chết dân làng Đông An lập đền thờ hàng năm mở hội.
Để diễn ra lễ hội, dân làng chuẩn bị hai h́nh nhân đan bằng nan tre thật to, phết giấy to mặt, dán quần áo ông Đùng râu ba cḥm, bà Đà má phính mặt bầu. Đoàn người rước h́nh nhân đi các ngả, lại rước đi ṿng quanh làng tượng trưng hai người đi quanh núi hai h́nh nhân theo hai ngả và cuối cùng gặp nhau, làm sao cho nắm tay h́nh nhân cử động như biểu lộ sư vui mừng, rồi khiêng ông Đùng đụng vào bà Đà, tuồng như họ ôm nhau hoan lạc vậy, trong tiếng reo ḥ của người dự hội. Sau đó đám rước trở về đ́nh làng có người đóng vai cọp, vai lực sĩ và vai hai mẹ con bà câu ếch. Tan cuộc rước, ông Đùng, bà Đà được thờ tại đ́nh cho đến ngày mồng 9 rạng mồng 10 tháng Ba, vào lúc nửa đêm, ban tổ chức hội lễ xử tội hai ông bà như trong truyền thuyết. Xử xong, người ta khiêng hai h́nh nhân ngâm xuống ao làng.


--------------------------------------------------------------------------------

TƯƠNG BẦN HƯNG YÊN:
Hay c̣n gọi là tương Bắc, là một loại tương truyền thống và đặc sản của miền Bắc tại khu vực Phố Nối- Hưng Yên. Tương làm bằng đậu nành, nêm chay mặn đều dùng được. Cách làm: đậu nành được đem rang khô, sau đó đem ủ cùng với các gia vị: đường, muối, lá cây thơm trong ṿng khoảng một tháng. Sau đó, được đem ra trộn với thính (gạo rang vàng xay nhuyễn) để khô. Cuối cùng trộn với các nước tỏi tươi trong ṿng 15 ngày th́ dùng được.
Tương bần thường được dùng với rau muống, thịt dê tái, chân ḅ. Ngày nay khu vực này bán tương khá nhiều nhưng theo các nhà chuyên môn tương ơ đây đă bị mất gốc, một loại gia vị ngon bị thất truyền.

ĐẬU TƯƠNG VÀ LẠC:

Ở nước ta, hai loại cây công nghiệp ngắn ngày là đậu tương và lạc có tốc độ phát triển chậm so với nhiều loại cây trồng khác. Các vùng sản xuất lạc tương đối tập trung ở nước ta là: khu bốn cũ, Đông Nam Bộ, Cao Bằng, Bắc Giang… trong 10 năm, tuy diện tích dừng lại ở 210.000ha lạc và 120.000 ha đậu tương, nhưng sản lượng có xu hướng tăng từ 144.000 tấn lạc 1985 lên gần 260.000 tấn năm 1995, từ 69.000 tấn đậu tương năm 1985 lên 112.000 tấn năm 1995, chủ yếu là do tăng năng suất lạc từ 9,2tạ/ha lên gần 12tạ/ha và đậu tương từ 7,4tạ/ha lên 9tạ/ha.
Để tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất lạc và đậu tương, ngoài các chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như chủ trương chuyển đổi cơ cấu mùa vụ nhà nước đă đầu tư và cho thực hiện đề tài cấp nhà nước mang mă số KN01-06 trong chương tŕnh KN01 “phát triển cây lương thực và cây thực phẩm”. Qua 5 năm thực hiện (1991-1995) đề tài đă thu nhập 2442 mẫu giống lạc, đậu tương và các loại đỗ khác để chọn giống và lai tạo giống mới có triển vọng về năng suất và chất lượng: chọn lọc lai tạo, gây đột biến và đưa ra sản xuất 39 giống đậu, trong đó có 10 giống được công nhận quốc gia, 16 giống được phép khu vực hoá và 18 giống tiếp tục thảo nghiệm.
Hiện nay, nước ta đă có những giống lạc mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt là V79, 4329, 1660, BG78, JĨ, LVT và các ḍng D329, D332, các giống đậu tương đắng chú ư kà Đt 80, AK05, DT64, AK04, V48, ĐT93, TL57, AG314.


--------------------------------------------------------------------------------

VĂN MIẾU HƯNG YÊN:
Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, c̣n gọi là Văn Miếu Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tọa trên một khu đất cao rộng gần 4.000m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xă Hưng Yên.
Hiện vật quư nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái B́nh (Phủ Tiên Hưng của Hưng Yên ngày đó sau thuộc Thái B́nh).
Học vị cao nhất là Trạng nguyên Tống Trân, người thôn An Cầu, huyện Phù Cừ, đời Trần, Trạng nguyên Nguyễn Kỳ người xă B́nh Dân huyện Khoái Châu, triều Mạc. Chức vụ cao nhất là Lê Như Hổ, quận công triều Mạc.
Trước đây, hằng năm vào 2 mùa xuân thu nhị kỳ, các ngày 10 tháng giêng và 14 tháng 8 tại Văn Miếu đều tổ chức tế lễ Khổng Tử, các quan lại đương triều về dự lễ rất đông.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, Văn Miếu là cơ sở hoạt động bí mật của Trung ương, Xứ ủy Bắc kỳ, Tỉnh ủy Hưng Yên.
Tại Văn Miếu những năm gần đây đă diễn ra các hoạt động mang đậm sắc thái văn hoá địa phương, dân tộc. Văn Miếu Hưng Yên đă trở thành một biểu tượng về nền văn hoá, văn hiến của tỉnh Hưng Yên

 

Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18