Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐỊA DANH DU LỊCH HƯNG YÊN - ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HƯNG YÊN

Hưng Yên là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía bắc giáp Bắc Ninh, phía đông giáp Hải Dương, phía đông nam giáp Thái B́nh, phía tây và tây bắc giáp Hà Tây và Hà Nội, phía nam và tây nam giáp Nam Hà được thành lập dưới thời vua Minh Mạng 1831. Với diện tích 923,1 km² , dân số khoảng 1.068.705 người (1.04.1999) thủ phủ là thị xă Hưng Yên, tỉnh được tách ra từ tỉnh Hải Hưng năm 1995. Hưng Yên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chi làm hai mùa: mùa nóng và mùa lạnh. Nhiệt độ trung b́nh năm khoảng 23 độ. Địa h́nh của tỉnh tương đối bằng phẳng, với nhiều sông hồ v́ vậy giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt đều rất thuận lợi.
Hưng Yên có di tích Phố Hiến, một thương cảng sầm uất từ thế kỷ 17 “Nhất Kinh Kỳ, Nh́ Phố Hiến”. Nhiều di tích lịch sử văn hoá độc đáo như chùa Kim Chung, đ́nh Nam Hiến… đặc biệt có nhăn lồng là loại trái cây đặc sản nổi tiếng, từng là loại quả quư hiếm để tiến vua.
Hưng Yên cũng là một trong những địa bàn cư trú của người Việt Cổ. Các nhà khảo cổ học đă phát hiện ra mộ thuyền ở Từ Lạc, ŕu đồng, trống đồng của người Lạc Việt.
Hưng Yên là quê hương của nhiều danh nhân văn hoá, anh hùng dân tộc và đây cũng là vùng đất phát sinh và bảo tồn vốn văn hoá dân gian đặc sắc của Việt Nam như hát xẩm, hát ả đào, hát chèo…


--------------------------------------------------------------------------------

KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LĂN ÔNG HƯNG YÊN:
Khu di tích nằm tại thôn Liêu Xá, xă Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, có quan hệ tới Hải Thượng Lăn ông Lê Hữu Trác - Đại y tôn Việt Nam. Ông sinh năm 1720 mất năm 1791, quê tại Liêu Xá. Ông là nhà y học vĩ đại, nhà thơ, nhà văn xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân đạo. Sau khi ông mất, nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y Thánh của Việt Nam.
Qua hơn hai thế kỷ, tại Liêu Xá c̣n lưu giữ nhiều di tích quan hệ tới Đại danh y Hải Thượng Lăn Ông:
Đền thờ tiến sĩ Lê Hữu Mưu: thân phụ Lê Hữu Trác. Tại đây c̣n sắc phong, câu đối, bia kư thế kỷ 18.
Nhà thờ Đại tôn: Nhà thờ ḍng họ Lê tại Liêu Xá.
Chùa Văn hay chùa Bà Sinh: Xây dựng từ thế kỷ thứ 17, trùng tu năm 1782, năm Hải Thượng Lăn Ông từ quê ngoại về thăm quê nội. Tương truyền chùa do cụ Lê Hữu Kiều, anh ruột Lê Hữu Trác hưng công xây dựng. Đây cũng là cơ sở của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1942 - 1945 và là nơi in báo của Đảng.
Khu lăng mộ họ Lê: xây dựng từ thế kỷ 18.
Nhà lưu niệm Hải Thượng Lăn Ông: xây dựng trên nền đất cũ của gia đ́nh năm 1990.
Đ́nh thôn Liêu Xá: xây dựng đầu thế kỷ 20.
Lễ hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch, ngày mất của Đại danh y. Từ năm 2000 ngày lễ tưởng niệm này được chọn làm ngày truyền thống của những người làm công tác y dược học cổ truyền Việt Nam.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA HIẾN HƯNG YÊN:

“Cửa ngọc, ṭa vàng, Phật đă đắp cao nền bảo hiện,
Thôn Hoa, chùa Hiến, sư càng mến cảnh luyện tâm kinh.”


Chùa Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xă Hưng Yên. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời Trần, niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông (1232-1250), do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lư hưng công xây dựng. Đến năm 1625, 1709 chùa được trùng tu lại.
Chùa Hiến có bố cục kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên ṭa sen, khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ tát thể hiện tâm lư sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến sinh sống, buôn bán.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá tŕnh tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu thạch bi kư” niên đại Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa vào hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lư. Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát Trấn Sơn Nam đóng ở đất Hoa Dương. Tấm bia “Thiên ứng tự - bia kư công đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56 người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể h́nh dung được khung cảnh của đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.
Chùa Hiến c̣n nổi tiếng có cây nhăn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhăn tiến, nằm phía trước cửa chùa. Đây là cây nhăn đường phèn có dáng h́nh đẹp, mă lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhăn chín, nhăn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đă già cỗi, bọ ruỗng, đổ chỉ c̣n một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây “hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhăn đặc sản Phố Hiến - Hưng Yên.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA HƯƠNG LĂNG HUNG YÊN:
Chùa Hương Lăng có tên chữ là Thạch Quang Tự hay c̣n gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lăng, xă Minh Hải, huyện Văn Lâm. Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI. Chùa có quy mô lớn, gồm nhiều ṭa, bố cục kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc". Từ ngoài vào là Tam quan, có ba lối vào, rồi bậc tam cấp dẫn lên một nền phẳng. Từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên. Cấp thứ ba là khu chính, bao gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện
Chùa Hương Lăng hiện c̣n lưu giữ nhiều di vật thời Lư, rất đặc sắc và độc đáo. Giá trị nổi bật là tượng sư tử, c̣n gọi là ông Sấm. Tượng được tạo bằng phiến đá lớn, dài 2m80, rộng 1m50, cao 0m90 dùng làm bệ cho một pho tượng nào đó nay không c̣n nữa. Hai đầu của phiến đá chạm khắc thành h́nh đầu và phía sau của con sư tử. Mặt sư tử tạo tác dũng mănh, mũi to căng tṛn, cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao. Mông sư tử căng tṛn, trang trí dày đặc hoa văn xoắn ốc và hoa cúc dây. Chùa có mười đôi tay vịn bằng đá, chạm phượng và chồn, hoa cúc dây; bốn cột đá vuông bốn góc đỡ các xà bằng đá của công tŕnh trước đây, mười con chồn đá đặt ở các bậc thềm. Cạnh đó có nhiều hoạ tiết trang trí như phượng vũ cánh, hoa cúc dây mang nghệ thuật đời Lư cùng một tấm bia đá ghi lại việc trùng tu chùa vào thế kỷ 16.
Tượng sư tử, các bức tay vịn bằng đá tại chùa là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lư hiện c̣n lại ở Việt Nam.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA NỄ CHÂU HƯNG YÊN:
Chùa Nễ Châu c̣n có tên gọi là Thụy Ứng Tự, nằm ở thôn Nễ Châu, xă Hồng Nam, huyện Tiên Lữ. Phía trước cửa chùa là đường phố Hiến, trước kia vốn là khu vực chợ Nễ Châu, địa danh cuối của phố Hiến hạ - Trung tâm thương cảng phố Hiến thời phồn thịnh.
Chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, gắn với truyền thuyết về bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vợ vua Lê Hoàn. Khi Lê Hoàn về đóng quân trấn ải ở đây chống quân xâm lược nhà Tống, đă lấy bà làm vợ. Bà giúp nghĩa quân cất giấu lương thảo, chăm lo hậu cần. Giặc tan, bà xin ở lại phụng dưỡng cha mẹ và đi tu tại chùa làng. Lê Hoàn cử Giới Quốc Công về xây dựng chùa. Khi bà mất, nhà vua cho lập đền thờ ngay phía trước cổng chùa.
Trải qua 10 thế kỷ, chùa đă được tu sửa nhiều lần. Khoảng thế kỷ 17, chùa được tu sửa lớn, năm 1926 có tu sửa lại, nhưng mẫu dạng kiến trúc của thế kỷ 17 vẫn c̣n giữ được tới nay.
Nổi bật về giá trị nghệ thuật điêu khắc chùa Nễ Châu là bộ tượng Tam Thế và tượng Tuyết Sơn có niên đại thế kỷ 18. Tượng được tạo tác cân đối, đường nét sống động thể hiện tŕnh độ nghệ thuật tạo h́nh khá cao.


--------------------------------------------------------------------------------

CHÙA THÁI LẠC HƯNG YÊN:
Chùa tọa lạc tại thôn Thái Lạc, xă Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa thờ Phật và thần Pháp Vân nên có tên gọi là Pháp Vân tự. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc", gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện, hai dăy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian. Chùa Thái Lạc c̣n giữ được bộ v́ gỗ ở gian giữa ṭa thượng điện, kiến trúc thời Trần, c̣n khá nguyên vẹn. Bộ v́ kiến trúc kiểu giá chiêng, dựa trên kết cấu bốn hàng chân cột. Trên bộ v́ được kết hợp hài ḥa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ v́ và trên các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Hiện tại chùa c̣n lưu giữ được 16 bức. Mỗi bức chạm thể hiện nội dung khác nhau như tiên cưỡi phượng dâng hương, tiên đánh đàn, thổi sáo, tiên ngủ trong mây, tiên nữ dâng hoa, đường nét rất tinh xảo. Các hoạ tiết này phản ánh khá rơ nét xă hội Việt thời Trần với hào khí Đông Á. Độc đáo hơn c̣n có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc. Chùa Thái Lạc c̣n giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá tŕnh trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17. Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.


--------------------------------------------------------------------------------

CỔ KÍNH LÀNG NÔM HƯNG YÊN:
Làng c̣n có tên là Đại Đồng thuộc xă Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, là một trong số những làng hiếm hoi c̣n lưu giữ nhiều giá trị đậm nét về di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán )... của nông thôn vùng ven châu thổ sông Hồng, sông Đ́nh Dù chảy qua cầu đá cổ, một bên là làng Nôm, một bên là ngôi chùa Nôm cổ bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ.
Bao bọc quanh làng Nôm vẫn c̣n nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Những con đường gạch đỏ son và những bờ rào duối hiếm hoi c̣n lại xen lẫn với dẫy bờ tường xây dẫn du khách vào các ngơ ngách của làng.
Cùng với những ngôi nhà cổ, khu di tích đ́nh chùa của làng Nôm càng tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của làng quê. Chùa Nôm, tên tự là "Linh thông cổ tự" .. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên. Theo truyền thuyết th́ xưa kia Chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ nằm trong quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá tŕnh thành lập làng Nôm. Đó là đ́nh Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đă mấy trăm năm nay soi bóng xuống ḍng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa. Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đă trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề.
Cây cầu đá chín nhịp dẫn lối vào làng
Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai c̣n nhớ.Theo 2 tấm bia lớn c̣n lưu lại tại đây th́ chùa đă được xây dựng lại vào thời Hậu Lê, năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó, lần trùng tu mới nhất là vào năm 1998.
Nét đẹp của làng Nôm c̣n thể hiện ở đời sống văn hóa của người trong làng. Ngoài ngày hội làng, những ngày đi lễ chùa, người dân làng, nhất là các cụ già cũng thường hôm sớm đến đ́nh chùa làm công quả để tô điểm cho cảnh quan đ́nh chùa, cảnh làng ngày càng đẹp hơn trong mắt du khách thập phương khi dừng chân ghé đến.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐẬU TRÀ BỒ HƯNG YÊN:
Trà Bồ, một trong bảy di tích có tên gọi là Đậu, một đặc trưng của văn hóa di tích Hưng Yên. Đậu Trà Bồ có tên nôm là Đậu Chè Nhang, tên tự là Sùng Hưng Điện, thuộc tổng Ba Đông, huyện Phù Hoa, phủ Khoái Châu xưa, nay là thôn Trà Bồ, xă Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ.
Theo "Ngọc phả Đậu Trà Bồ" do Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), sau đó được Quản giáp Bách thần Tri điện Hưng thiếu khanh Nguyễn Hiền sao lại năm Vĩnh Hựu tam niên (1737) th́ Đậu Trà Bồ thờ ba vị thần Quư Minh Hiển Đức Đại Vương, Tĩnh Minh Bảo Hựu Đại vương và Đức Đông Hải Đoàn Thượng Đại vương.
Ngọc phả có thể tóm tắt như sau: Vào thời Hùng Duệ vương, có người họ Cao là Nguyễn Công, quê huyện Thanh Xuân phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hóa (tỉnh Hà Tây ngày nay). Ông có tài kiêm văn vơ, dũng lược hơn người, được vua Hùng tin dùng và khen là người có tài, đức. Qua hai đời vợ không có con, Huyền Công rất buồn, sau ông chọn được thế đất "phượng hàm thư" trên núi Tựu Lĩnh để đặt mộ phần cha mẹ. Từ đó, vợ ông có mang sinh được ba người con: con cả là Sùng Công, hiệu Cao Sơn; con thứ hai là Hiển Công, hiệu Quư Minh và con thứ ba là Tĩnh, hiệu Minh Công. Khi trưởng thành, các con ông đều thông tuệ, khỏe mạnh, được vua Hùng gia phong làm tướng, cai quản vùng Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ.
Trong một buổi du ngoạn, Quư Minh và Tĩnh Minh đă dừng chân tại địa phận Trà Bồ, huyện Phù Hoa (sau này đôi thành Phù Cừ). Thấy h́nh thế đất đẹp liền chọn hướng cho làm hành cung và hai ông ở lại để giáo huấn nhân dân, chăm lo việc nông tang cày cấy, khuyến thiện, trừ ác. Trong lúc vua Hùng Duệ Vương muốn nhường ngôi cho Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), nhưng Sơn Thánh từ chối. Quân Thục từ Ai Lao tiến vào xâm lược, Quư Minh và Tĩnh Minh về Trà Bồ và các địa phương xung quanh chiêu mộ quân sĩ, rồi hợp cùng các tướng đánh quân Thục. Trải qua 36 trận giao tranh lớn nhỏ, quân Thục bị thua.
Ba năm sau, quân Thục phục thù và Quư Minh, Tĩnh Minh lại lập được công lớn. Đất nước thanh b́nh, Hùng Duệ Vương vẫn có nhă ư nhường ngôi cho Tản Viên Sơn Thánh, ông vẫn từ chối và tâu rằng: "Vua cho hạ thần gọi chúa Thục đến người ngôi để giữ bề yên ổn lâu dài..." Chúa Thục lên ngôi, hiệu là Thục An Dương Vương, chuyển kinh đô từ Phong Châu về Cổ Loa, đổi tên nước là Âu Lạc. Được tin Quư Minh và Tĩnh Minh đă than rằng: "Quốc gia đă thuộc về người khác!" bèn cùng một số cận thần xa giá đi du ngoạn. Một hôm Lưỡng Công đến sách Tự Pháp (miền ngược gọi là sách tương đương ấp, làng ở miền xuôi), huyện Bất Bạt, phủ Gia Lương, đạo Hưng Hóa ngắm cảnh và trèo lên ngọn núi Thu Tinh rồi tự hóa thân. Hôm đó là ngày 12 tháng Ba năm Bính Thân. Nghe tin, dân làng Trà Bồ đă giết tam sinh (trâu, ḅ, lợn) hành lễ, cúng tế và lập miếu thờ tại Hành cung của Lưỡng Công. Trải qua các triều đại, hai vị đều được phong mỹ tự "Thượng đẳng phúc thần".
Cũng theo ngọc phả th́ vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII, có người tên Đoàn Thượng, con của Đoàn Trung và bà Hoàng Thị Mỹ ở chợ Hồng Thị, phủ Thượng Hồng, đạo Hải Dương (thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương ngày nay) thông minh xuất chúng, yêu thích cung nỏ, ham đọc binh thư... thực là một người tài giỏi. Đời Lư Huệ Tông (1211- 1224) đă phong Đoàn Thượng làm Tổng đốc đạo Sơn Nam kiêm vùng Hưng Tuyên. Khi nhà Trần thay thế nhà Lư đă suy vi, ông rất tức giận, vung kiếm phi ngựa về Hồng Châu chiêu tập binh mă, xây thành luỹ tại xă An Nhân và tự xưng là "Đông Hải Đại Vương". Một hôm, Thượng Công đi qua xă Trà Bồ, nghe tin đồn miếu Lưỡng công nổi tiếng linh ứng nên lập Tả đồn, Hữu đồn ở đây làm căn cứ chống lại nhà Trần và đă thu được nhiều thắng lợi. Do mưu kế "giả cách hoà hoăn", Đoàn Thượng đă bị Nguyễn Nộn (cũng là một công thần nhà Lư chống Trần, song bị nhà Trần mua chuộc) phản bội vào ngày 04 tháng 12 năm ất Mùi (1235). Thượng Công bất lực mà than rằng "Xuất quân chưa thắng ḿnh đă chết, măi măi khiến cho nước mắt anh hùng thấm ướt vạt áo". Nói xong, ông vung cao tay kiếm tự hoá.
Ngay hôm đó, dân làng Trà Bồ, Đoàn Đào... làm lễ tế phụng và viết thần hiệu "Đông Hải Đoàn Thượng đại vương" cùng thờ với Lưỡng Công tại miếu Trà Bồ. V́ thế Trà Bồ là một trong 71 nơi thờ đức Đông Hải Đại Vương.
Theo thường lệ, lễ hội Đậu Trà Bồ xưa được tổ chức từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 3 âm lịch. Trong ngày khai hội, ngoài lễ "khai quang tẩy uế" có lễ rước kiệu tam vi đại vương từ miếu Phú (nơi thờ vọng) và rước Mẫu Liễu Hạnh từ chùa về Đậu chính. Từ ngày 13 đến 17 lần lượt bốn giáp (nhất, nh́, tam, hanh) và khách thập phương vào tế lễ làm cỗ chay. Ngày 18 tháng 3 tiến hành rước kiệu thánh từ Đậu chính về miếu Phú an vị.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN ĐA H̉A HƯNG YÊN:
Đền Đa Ḥa nằm ngay bên sông Hồng, thuộc địa phận thôn Đa Ḥa, xă B́nh Minh, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân công chúa. Đền nh́n ra sông Hồng và băi Tự Nhiên, tương truyền là nơi tác thành mối t́nh Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
Đền Đa Ḥa được xây dựng từ lâu, công tŕnh hiện nay được hưng công cuối thế kỷ 19, từ 1884 đến 1886 do Chu Mạnh Trinh, người làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, quan Án sát tỉnh Hưng Yên đảm trách. Công tŕnh nổi tiếng với quy mô đồ sộ, ư tưởng kiến trúc độc đáo, hài ḥa với cảnh quan thiên nhiên.
Khu đền bao gồm 18 công tŕnh lớn nhỏ: nhà bia, gác chuông, gác khánh, ngọ môn, nhà tiền tế, ṭa thiêu hương, đệ nhị cung, đệ tam cung, hậu cung và các nhà thảo xá, thảo bạt, nhà ngựa, nhà pháo. Các mái đền tạo dáng h́nh thuyền rồng cách điệu. Nếu từ trên cao nh́n xuống sẽ thấy các nóc đền, tổ hợp lại trông giống như một đoàn thuyền đang dập d́u trên sông nước. Chu Mạnh Trinh có ư tạo h́nh khu đền giống như đoàn du thuyền của nàng Tiên Dung mười tám tuổi con gái vua Hùng thứ 18 đang du ngoạn trên sông.
Đền Đa Ḥa c̣n giữ được nhiều di vật quư giá. Tượng đức thánh Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân đúc bằng đồng, tầm vóc cỡ như người thật. Ba cỗ ngai thờ Chử Đồng Tử và hai vị phu nhân, làm bằng gỗ, bố cục cân đối, đầu ngai chạm rồng trong tư thế quay đầu vào. Ngai có niên đại cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, được coi là cổ nhất của loại h́nh này hiện c̣n t́m thấy ở nước ta.
Hội đền Đa Ḥa tổ chức từ ngày 10-12/2 âm lịch. Ngày chính hội được mở đầu bằng đám rước thần thành hoàng 8 làng thuộc tổng Mễ xưa về đền chính (gồm làng Mễ Sở, Đa Ḥa, Bằng Nha, Phú Thị, Phú Trạch, Thiết Trụ, Nhạn Tháp). Mỗi đám rước đều có cờ, chiêng trống, bát bửu, lộ bộ, phường bát âm, kiệu bát cống, múa sinh tiền, rồng, sư tử. Đám rước của 8 làng gặp nhau chiêng trống vang rền, rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước.
Ngày hôm sau là cuộc rước nước. Đám rước gồm kiệu nước, kiệu thành hoàng của 8 làng tổng Mễ xưa lên thuyền ra giữa ḍng sông Hồng làm lễ lấy nước về đền tế lễ. Cả khúc sông tưng bừng tiếng trống chiêng rộn ră, nhạc bát âm rộn ràng.
Múa rồng, có từ 6-8 con rồng. Động tác múa của rồng theo sự điều khiển của người cầm quả cầu và tiếng trống khẩu. Rồng múa ṿng quanh, uốn lượn nhịp nhàng. Khi trống đánh chậm th́ múa chậm, khi trống đánh nhanh th́ múa nhanh, sôi nổi. Rồng múa đơn, múa từng đôi hoặc tất cả rồng các làng đều múa, tŕnh diễn những động tác điêu nghệ của rồng làng ḿnh.
Tham gia vật lăo là các cụ già 70-80 tuổi, trong trang phục ngày hội, đầu chít khăn điều, mặc áo xanh, áo vàng, thắt lưng đỏ, vàng biểu diễn các động tác vật tượng trưng. Cuộc biểu diễn này gợi mọi người tưởng nhớ tới công ơn của Chử Đồng Tử - Tiên Dung đă cứu nhiều người khỏi bệnh tật và để chứng tỏ ḿnh hoàn toàn khoẻ mạnh, họ kéo nhau ra sân vật nhau, làm tṛ cho ông bà xem.
Cờ người, được tổ chức tại sân đền. Có 32 quân chia làm 2 phe, một phe nam, một phe nữ. Người đóng vai tướng sĩ, quân cờ đều là trai chưa vợ, gái chưa chồng. Đẹp nhất là vai tướng ông, tướng bà. Kỳ thủ các nơi về đọ tài cao thấp.


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN HÓA DẠ TRẠCH HƯNG YÊN:
Đền Hóa Dạ Trạch c̣n có tên gọi là đền Dạ Trạch, thuộc thôn Yên Vĩnh, xă Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa. Tương truyền, đền Hóa Dạ Trạch được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử - Tiên Dung hóa về trời.
Vào cuối thế kỷ 19, đền được trùng tu tôn tạo, do công sức đóng góp của nhân dân tổng Vĩnh và người chỉ huy xây dựng là tiến sĩ Chu Mạnh Trinh.
Đền Hóa Dạ Trạch lưu giữ nhiều cổ vật như sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự. Đặc biệt là chiếc nón và cây gậy - phép biến hóa của Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Tượng cá chép, gọi là ông “Bế”, “Bế ngư thần quan”, tạo h́nh cá chép đang hóa rồng. Chuông “Dạ Trạch Từ chung” (Chuông đền Dạ Trạch), đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá tŕnh trùng tu di tích.
Tương truyền, khi quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ thất thế, Nguyễn Trăi đến đền Hóa Dạ Trạch cầu đảo được thần báo mộng vào Lam Sơn, pḥ Lê Lợi chống giặc Minh xâm lược.
Trong quần thể di tích c̣n có đầm Dạ Trạch. Đây là dấu tích của khu đầm Dạ Trạch rộng lớn trước đây, nơi Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục đóng quân doanh chống quân Lương xâm lược (thế kỷ 6) thắng lợi.
Hàng năm, đền Hóa Dạ Trạch có bốn tiết chính: ngày 4/1 (âm lịch), ngày sinh của Tiên Dung công chúa; 10/2 ngày sinh của Hồng Vân công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử; 17/11 ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh Hồng Vân công chúa.
Mở đầu là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh. Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu, hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa sinh tiền, bát bửu, kiệu long đ́nh, kiệu chóe nước, kiệu đặt nón, gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Hồng Vân công chúa. Đám rước tới sông Hồng cũng là lúc thuyền rồng bên băi Tự Nhiên (xă Tự Nhiên - Thường Tín - Hà Tây) ra chào đón, cùng tham gia hội. Trên sông cờ xí rợp trời, rồng vàng uốn lượn, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống rộn ràng thúc. Một bô lăo cao tuổi trong làng thận trọng múc từng gáo nước đổ vào chóe.
Theo định kỳ cứ ba năm Dạ Trạch rước giao hiếu với Từ Hồ vào ngày 11. Đoàn rước ở lại tế lễ một đêm, sau đó rước về. Nếu khóa hội này Từ Hồ rước kiệu xuống tham gia tế lễ th́ khóa sau Dạ Trạch rước kiệu lên. Đám rước tế tại khu vực đền Yến (khu vực đ́nh, chùa Từ Hồ, tương truyền là nơi ông bà ăn yến tiệc trước khi về hóa tại Dạ Trạch). Năm hội nào Từ Hồ rước giao hiếu xuống Dạ Trạch, th́ Dạ Trạch tổ chức rước du vào buổi sáng ngày 11. Đám rước qua thôn Đức Nhuận, Đông Kim, qua vườn ngô, băi mía, thăm đầm Dạ Trạch để tưởng nhớ tới làng quê trù phú, lâu đài thành quách khi xưa.
Trong ngày hội tổ chức hát trống quân, quan họ, ca trù và nhiều tṛ chơi dân gian như đập niêu đất, đi cầu kiều, bắt vịt trong ao, bịt mắt bắt dê…


--------------------------------------------------------------------------------

ĐỀN MẪU HƯNG YÊN:
Đền Mẫu nằm trên địa bàn phường Quang Trung, thị xă Hưng Yên. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến. Bên phải đền là hồ Bán Nguyệt, phía trước là sông Hồng, Bến Đá - nơi thuyền cập bến buôn bán tại Phố Hiến xưa.
Đền Mẫu thờ bà Quư Phi họ Dương nhà Tống (Trung Quốc), được người đời tán xưng là Dương Thiên Hậu, Mẫu Nghi Thiên Hạ. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XIII khi quân Nguyên xâm lược nhà Tống, vua và hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam. V́ không chịu khuất phục trước sự truy bức của quân Nguyên, vua Tống và một số người trong hoàng cung nhảy xuống biển tự tận. Thi thể của Dương Quư Phi trôi dạt về vùng cửa sông Phố Hiến, được nhân dân chôn cất chu đáo. Người nội thị của triều đ́nh Bắc quốc là quan thái giám họ Du trong cơn loạn lạc tới Phố Hiến, được nhân dân địa phương giúp đỡ đă tập hợp những người Hoa lánh nạn hưng công xây dựng đền thờ, lập làng Hoa Dương. Khi thái giám mất, dân làng tôn làm thành hoàng làng, ngôi mộ được giữ ǵn trong khuôn viên của đ́nh Hiến.
Qua nhiều lần trùng tu, quy mô đền như hiện nay là lần tu sửa năm Thành Thái thứ 8 (1897), kiến trúc hoàn chỉnh gồm: tam quan, thiên hương, tiền tế, trung từ, hậu cung. Ṭa tiền tế, trung từ có nhiều bức cốn chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quư. Hậu cung có tượng Dương Quư Phi cùng hai người hầu là Kim Thị và Liễu Thị, niên đại thế kỷ 17-18. Tượng Quư Phi được tạo tác sống động, nét mặt trang nghiêm, đôn hậu. Dưới ban thờ có dấu tích một cái giếng nhỏ. Tương truyền giếng vốn là “rốn biển”, khi biển lùi xa để lại dấu tích cùng với hồ Bán Nguyệt cho nên nước giếng luôn đầy vơi theo nước hồ. Trong đền lưu giữ nhiều di vật quư như kiệu vơng, long đ́nh, long sàng, long kỷ có niên đại thế kỷ 18-19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến Nguyễn, cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi tấm gương trung trinh tiết liệt của Quư Phi.
Đền Mẫu cũng nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ ngót tám trăm năm ở phía trước cửa đền. Ba thân cây quấn lấy như ḥa vào làm một, thân rễ quấn quưt làm thành thế kiềng ba chân vững chăi, cành lá vươn cao xum xuê che phủ cho toàn bộ ngôi đền, tạo ra cảnh trí thâm nghiêm huyền bí.
Lễ hội truyền thống đền Mẫu tổ chức từ ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch. Mở đầu là buổi tế long trọng do các quan viên làng Mậu Dương thực hiện. Hôm sau tổ chức rước nước từ sông Hồng về làm lễ mục dục. Buổi rước sôi động nhất là rước liềm và rước du.
Rước liềm tổ chức vào ngày 12/3, đám rước xuống đ́nh Hiến và trở về đền chính. Đi đầu là cờ, trống chiêng, long đ́nh, bát bửu, lộ bộ, có đội múa lân, múa rồng. Đám rước đi một đoạn th́ dừng lại để biểu diễn múa cờ. Bốn thanh niên cầm 4 cờ, múa theo nhịp trống, lúc nhanh, lúc chậm. Sau mỗi tiếng trống, người múa cờ “hứ” một tiếng to và dài (nên được gọi là tṛ “tùng hứ”).
Đám rước du được tổ chức vào ngày hôm sau. Đám rước đi quanh phố. Đi trong đám rước cũng như hôm rước liềm. Trong đám rước, rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước, có múa “Con đi đánh bồng”. Đám rước đi đến đâu hai bên đường các gia đ́nh đốt pháo nổ không dứt.
Trong ngày hội, sân đền tổ chức thi đấu cờ, quân cờ là nam thanh nữ tú. Tổ chức thi đấu tổ tôm điếm, chọi gà; buổi tối hát chầu văn.
 

Nguồn: saigontoserco

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18