Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Nam Tiến Ở Vùng Quảng Nam


HỒ TRUNG TÚ


LTS: Đây là bài Viết của Tác giả HỒ TRUNG TÚ về lịch sử h́nh thành các Ḍng Họ QUẢNG NAM. Bài viết rất công phu và có sự nghiên cứu tỉ mỉ (đúng hay sai trong lập luận nầy, cần phải có thêm các nghiên cứu khác hoặc bổ túc của các nhà Sử Học). Đây là một Đặc San Quảng Nam, những ǵ liên quan tới Xứ Quảng của chúng tôi, mà chúng tôi t́m thấy được là chúng tôi đưa lên để bà con chúng tôi đọc để biết về cội nguồn của ḿnh. Cám ơn anh chị Đỗ Xuân Quang (Georgia) đă cung cấp cho chúng tôi tài liệu nầy. 

Sau bài "Trăm năm Mỹ sơn, nh́n lại" chúng tôi nhận được có nhiều ư kiến từ ủng hộ cho đến phản ứng gay gắt, cảm thấy như bị xúc phạm khi nói rằng người xứ Đàng Trong có ít nhất 50% huyết thống về dân tộc Chàm. Mọi chuyện tất nhiên không thể giải quyết bằng một bài báo, nó cần thời gian với sự công phu không thể của một người. Ở đây xin được trao đổi những điều cần phải nói thêm cho rơ.

Có một thực tế diễn ra dưới thời các vua Nguyễn là: Sau những năm dài chiến tranh, loạn lạc (200 năm phân tranh Trịnh-Nguyễn rồi cuộc nỗi dậy của nhà Tây Sơn, chiến tranh giữa chúa Nguyễn với Tây Sơn, Tây Sơn với những cuộc bắc tiến và với nhà Thanh), làng xóm trở lại cảnh thanh b́nh. Những lễ tục được phục hồi, các ḍng họ cũng bắt đầu chú ư đến gốc gác, phổ hệ. Một phong trào viết gia phả nỗi lên khắp nơi, phát sinh môt sự tranh dành tộc to, họ lớn; tranh nhau tiền hiền khai canh, lập ấp. Ai cũng muốn ḿnh là người đầu tiên đặt chân lên mảnh đất làng nầy từ 1471 nên số đông các gia phả Quảng Nam đều ghi: Ngài (Họ) Quư Công đă theo vua Lê Thánh Tông b́nh Chiêm năm Hồng Đức nhị niên định cư ở lại làng...từ thời đó. Nhưng số thứ tự các đời th́ thường là điều không thể tùy tiện mà dựng nên được. Chính v́ thế các gia phả nầy để lộ ra những mâu thuẩn khó có thể trả lời. Sau những thống kê các gia phả học đều thống nhất ở Việt Nam ta mỗi thế hệ trung b́nh là 23,5 năm (Phương Tây là 25 năm). V́ vậy cứ nhân số thứ tự của đời hiện nay với 23,5 năm, ta có thể tạm biết vị đệ nhất thế tổ ấy đến Quảng Nam vào năm nào. Ví dụ như gia phả họ Huỳnh (Hoàng) làng Xuân Đài (Điện Bàn Quảng Nam) ghi rằng:" Niên hiệu Hồng Đức năm thứ 30 (thực ra là Hồng Đức nhị niên) đánh lấy Chiêm Thành mới đặt ra Quảng Nam đạo thừa tuyên và ông Thỉ tổ của chúng ta (người tỉnh Hải Dương) di cư vào Nam từ thuở đó...lập nên cơ nghiệp lưu hạ đến nay đă hơn 10 đời." Gia phả này viết năm Tự Đức 34, tức 1881, lui về trước 10 đời tức là 235 năm, vậy ông Thỉ tổ ḍng họ này vào Quảng nam khoảng năm 1646, cách Lê Thánh Tông b́nh Chiêm đến 175 năm, tức hơn 7 thế hệ! Rơ ràng họ Huỳnh làng Xuân Đài khó có thể phản đối lập luận này. Con số 1646 của họ Huỳnh cũng là một con số khá lư thú và chúng ta sẽ trở lại con số này một lần nữa sau này.
Trước nay chúng ta thường nghĩ rằng lịch sử Nam tiến của người Việt nam trải dài suốt từ thời nhà Lư đến các vua Nguyễn; các năm 1306, 1471 chỉ là những cột mốc đánh dấu cái ḍng chảy rất đều, không ngừng nghỉ của các đoàn người Nam tiến. Thực ra nếu nh́n kỹ vào từng giai đoạn ta sẽ thấy cái ḍng chảy ấy không đều như ta nghĩ. Nó có những lúc dữ dội để chiếm hữu, lúc lắng lại để định h́nh, lúc th́ nếp ăn nếp ở ngôn ngữ phong tục thiên về Chàm, lúc th́ chuyển hẳn sang Việt. Ở đây chúng tôi thử đưa ra một cách phân kỳ để thử xác định mỗi giai đoạn có ǵ khác nhau. Dĩ nhiên sẽ có người không đồng ư, có cách phân kỳ khác, nhưng như thế cũng không hẳn là nó không cần thiết để thử một lần.

1/. Trước 1306 những ấn tượng về nhau.
Trước 1306, khi địa giới c̣n ở ngoài đèo Ngang, th́ người Việt cũng đă nhiều lần đặt chân lên vùng đất phiá Nam Hải Vân này.
Trước thế kỷ 10 kinh đô Chiêm Thành là vùng Trà Kiệu, thuộc xă Duy Sơn, huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam hiện nay. Giai đoạn này về trước Chiêm Thành là một quốc gia hùng mạnh, họ nhiều lần đánh ra bắc đèo Ngang, lúc này thuộc nhà Đường, và dĩ nhiên bắt rất nhiều tù binh người Việt mang về. Ít nhiều những tù binh này tạo được một cái nh́n quen thuộc cho những cư dân Chiêm vùng kinh thành và điều này sẽ khiến người lao động Chiêm Thành, tức những dân quê ít học, ít quan tâm đến chính trị không cảm thấy quá sợ hăi khi những đại quân Việt kéo đến sau này. Thậm chí ngay từ đầu những năm lập quốc của quốc gia Chiêm Thành, một người Giao Châu (Việt?) là Phạm Văn đă làm vua xứ này và tạo thành một vương triều thứ hai kéo dài gần 100 năm. Phạm Văn vốn người Giao Châu (lúc này thuộc Đường) có cơ hội sang Trung Quốc học hỏi nên lúc về Lâm Ấp đă giúp vua Lâm Ấp là Phạm Dật xây dựng cung điện, làm thành tŕ và khi Phạm Dật chết th́ Phạm Văn tự xưng lên làm vua Chiêm Thành. Quả thực trong mắt của người Việt th́ người Chiêm xa lạ, khó hiểu hơn nhiều so với người Chiêm nh́n người Việt. Điều này cũng dễ hiểu bởi bản sắc văn hoá của hai dân tộc, trong khi người Chăm vùng Quảng Nam nay quá đậm nét văn hoá Ấn Đo với những vị thần khó hiểu th́ người Việt vùng Thanh- Nghệ lúc thuộc Đường c̣n khá mờ nhạt nét văn hóa Trung Hoa, đời sống tâm linh khá hiền lành, đơn giản. Chính điều này sẽ khiến người Việt sau này (sau 140 khi vào sống cạnh người Chiêm họ sẽ không gây cho người Chiêm những khó chịu, những áp lực tâm lư đến mức không thể chung sống mà phải bỏ đi.

Và khi Lê Đại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi rồi đem quân đánh Chiêm lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, năm 982 ông cũng đă đem quân vào đến kinh đô Chiêm Thành lúc này là Đồng Dương (huyện Thanh B́nh ngày nay) đóng quân ở đó một năm mới trở ra. Thậm chí một vị quan quản giáp của Lê Đại Hành là Lưu Kế Tông đă trốn ở lại khi đại quân kéo về rồi tự xưng làm vua nước Chiêm Thành cai trị vùng đất miền bắc nước này. Sau cuộc thất bại này người Chiêm dời kinh đô vào Đồ Bàn. Bao nhiêu binh lính người Việt cùng với Lưu Kế Tông ở lại sau sự kiện 982? Một năm đóng quân ở đất này chuyện ǵ xảy ra giữa hàng vạn binh lính và dân Chiêm bản xứ? Lưu Kế Tông làm vua có tạo ra một sự ưu đăi nào đó cho những người Việt Kiều?
Năm 1020 Lư thái Tổ cử người đi đánh Chiêm Thành nhưng chỉ đến Bố Chính, Quảng B́nh ngày nay. Năm 1044 Lư Thái Tông dẫn 12 vạn quân đánh thẳng vào đến sông Thu Bồn, chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu ở đây rồi dẫn đại quân về Đồ Bàn, cho sứ đi khắp các nơi vỗ yên, phủ dụ dân chúng Chiêm Thành. Tầng lớp thượng lưu, giáo sĩ, chính trị hẳn đă bị chú ư thu gom, trừng phạt nhưng đa số dân trong các xóm làng là đối tượng của các cuộc phủ dụ này. Năm 1069 Lư Thánh Tông phạt Chiêm lần thứ hai, bắt vua Chiêm là Chế Củ giải về Thăng Long. Chế Củ phải xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lư, Ma Linh để được tha. Biên giới Đại Việt lúc này là Quảng B́nh và một phần Quảng Trị bây giờ.

Từ đó đến 1306, tức 237 năm, không có cuộc tiến đánh nào của người Việt. Một phần do hợp tác đối phó với nhà Nguyên nên mối quan hệ Việt Chiêm khá tốt, thậm chí vua Trần Nhân tông đă vân du, một chuyến du lịch đến Chiêm Thành, lúc hữu hảo đă vui miệng , hay thực sự kính trọng vua Chiêm, hứa gả công chúa Huyền trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Vua Chiêm dâng hai châu Ô, Lư làm sính lễ. Nhiều người cho rằng hai châu này thực ra đă thuộc về Việt. 237 năm không chiến tranh (thực ra là có nhưng chỉ là những cuộc cướp bóc của những toán thổ phỉ, cướp biển mà người Chiêm thời nào cũng có, thâm chí ở biển Đông và vịnh Thái Lan bây giờ cũng không thiếu) đủ sức, đủ thời gian để người Việt lấn dần từng bước dưới sự hổ trợ của những người Việt vào trước như đă nói. Cái sự dâng hai châu Ô, Lư của Chế Mân để lấy được một người đẹp là chuyện lịch sử nhân loại ít thấy. Tuy vậy ta vẫn có thể hiểu được hành động này qua trường hợp tương tự của Mạc Đăng Dung khi cổ buộc dây thừng, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ quân Minh xin hàng và dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù. Thực ra theo "Đại Việt Địa Dư Toàn Biên" th́ 6 động ấy chưa bao giờ thuộc về Việt, năm Tuyên Đức thứ 2 người các động ấy làm phản, về với Giao Chỉ. Nay nhà Mạclấy đất của họ mà trả cho họ, đó là một động tác chính trị và nhà Minh cũng chỉ cần cái danh ấy để không phải động binh lúc này đang rất khó khăn với quân Thanh. Chế Mân hẳn biết rằng so sánh tương quan lực lượng sẽ không bao giờ giữ được Ô, Lư nữa chi bằng làm thế để tăng mối ḥa hiếu may ra giữ yên được vùng đồng bằng Quảng Ngăi trở vào trù phú hơn nhiều so với vùng Thừa Thiên, Quảng Trị.

II/ 1306-1402 GIAI ĐOẠN TIỀN ĐỀ:

Nhưng lịch sử không như Chế Mân nghĩ, chỉ một năm sau, vụ giải thoát công chúa Huyền Trân đă khiến người Chiêm nổi giận, họ liên tục quậy phá vùng biên giới đến mức 5 năm sau ngày cưới, vua Trần Anh Tông đă thân chinh chiếm đánh Chiêm Thành. Toàn bộ Chiêm Thành trở thành một Châu của Đại Việt. Vua nhà Nguyên phản đối nhưng vua Trần vẫn tự cho ḿnh có quyền tông chủ đô hộ trên đất Chiêm Thành, và cũng làm nhiệm vụ là một tông chủ thật sự: năm 1313 Tiêm La lấn cướp Chiêm Thành vua Anh Tông cử người đem binh đi ứng cứu Chiêm Thành. Nửa sau thế kỷ 14 này th́ Chiêm Thành phát triển cực mạnh và họ đẩy các cuộc giao chiến ra đến tận vùng sông Mă Thanh Hóa.

Không thể t́m thấy một sử liệu nào nói về chuyện người Việt đến ở vùng đất Quảng Nam nay,tức nam Hải Vân, trong suốt giai đoạn 100 năm này (1306-1402). Chỉ qua các mối quan hệ của chính quyền hai nước được sử ghi lại chúng ta ít nhiều nghĩ rằng giai đoạn này dầu sao cũng vẫn có các nhóm tù binh Việt đă có mặt nơi này, nhất là giai đoạn 30 năm dưới thời Chế Bồng Nga(1360-1390). Giai đoạn này nếu có những người Việt sinh sống ở đây th́ chắc chắn mọi nếp sống, sinh hoạt của họ đều phải theo Chàm. Giai đoạnb này chủ yếu là sự định h́nh đi vào ổn định vùng Thanh Hóa, bắc Hải Vân. Sau cái chết của Chế Bồng Nga, Chiêm Thành loạn lạc. Hồ Qúy Ly đem quân tiến đánh và chúa Chiêm là Ba Đích Lại xin dâng Chiêm Động, trọn tỉnh Quảng Nam ngày nay cho Đại Việt. Hồ Qúy Ly bắt ép phải dâng nộp cả động Cổ Lũy, trọn tỉnh Quảng Ngăi ngày nay. Nhà Hồ chia đất ấy thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt người cai trị.

Giai đoạn này có một số sự kiện đáng chú ư nếu muốn từ đó lần ra các mối quan hệ để có thể giải thích được ít nhiều các vấn đề thiếu cứ liệu sau này:

1/ Người Chiêm Thành nào đi th́ cho đi. Người ở lại th́ bổ làm quan (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, năm 1402- SKTT 1402).
2/ Mộ người có của ở Hội An, Thuận Hóa vào khai khẩn với một chính sách rất ưu đăi nhưng vô cùng nghiêm khắc, buộc phải thích tên châu nơi đến vào cánh tay để 
xem như không c̣n đường rút về. Năm sau cho thuyền chở vợ con đi theo nhưng giữa đường bị băo đánh ch́m. Tất cả đều chết. (SKTT 1403)
3/ Người Chiêm Thành không có họ. Ai có họ là người Việt đến sau. (Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, trang 89. Chưa rơ Phan Khoang dẫn ở đâu)
4/ Ngoại trừ một số họ Chiêm ghi theo âm Hán đọc thành Phan, Phạm, Đặng th́ Hồ Qúy Ly c̣n ban cho họ Đinh với một số người Chiêm hàng phục. (SKTT 1397)

Những sự liệu này cho thấy cái quan điểm cho rằng khi Việt đến th́ ngưới Chiêm rút đi ḥan toàn là không đúng. Không có chuyện chém giết đến không c̣n một người ở đây, thậm chí trong toàn bộ lịch sử. Ai đi th́ cho đi, ai ở th́ bổ làm quan. Dĩ nhiên những làng chài, làng nông nghiệp ít học là cái mà các sử quan thường cho là hạ nhân th́ không bàn đến. Người Chiêm Thành không có họ, ai có họ là dân Việt mới đến sau cho thấy cái h́nh ảnh xă hội lúc ấy. Có nghĩa là không có vấn đề ǵ lớn đối với chuyện những làng Việt sống cạnh những làng Chiêm, không có mối thâm thù nào lớn giữa người Chiêm và người Việt. Thậm chí một tướng Việt là Nguyễn Rỗ cai trị người Chiêm nhưng khi nhà Hồ tan, Nguyễn Rỗ mâu thuẫn nội bộ dẫn quân và gia quyến sang Chiêm Thành, Chiêm Thành vẫn cho Rỗ làm quan to. Điều này nó chứng tỏ khi người Chiêm chiếm trở lại đất trước đó người Việt di dân đến họ cũng không xua đuổi những Việt Kiều này. Chiếu b́nh Chiêm của Lê Thánh Tông sau này có nêu lư do"đàn ông, đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ; tù nhân , phạm nhân của ta nó hết thảy bao dung..." th́ ta hiểu đó chỉ là một lư do, nhưng ngay cả trong trường hợp đó là sự thật đi nữa th́ sự bao dung của Chiêm Thành đối với kẻ tù nhân, phạm nhân Đại Việt vẫn cho ta thấy người Việt sống ở vùng này không đến nổi bị bài xích xua đuổi cho lắm.

Sau này,sau 1471, vua Lê Thánh Tông cũng lại có một sắc chỉ về việc xét họ tên với bọn người Chiêm. Và đến một lúc những người Chiêm không có họ ấy bắt buộc phải mang một họ nào đó là Đinh, Lê, Lư, Trần, Phan, Nguyễn... để vào sổ hộ tịch lại là một chuyện quan trọng nữa mà chúng ta cần phải bàn đến. 

III/ 1402-1471 ĐĂ XẢY RA QUÁ TR̀NH CHĂM HÓA RỒI SAU ĐÓ MỚI VIỆT HÓA.

Có thể nói rằng sau 1402 với những cuộc di dân rầm rộ dưới triều Hồ Hán Thương vùng Quảng Nam nay, người Việt đă đến ở và không phải bỏ chạy v́ những cuộc phản công đ̣i đất trở lại của Chiêm Thành khi quân Minh đến hổ trợ cho Chiêm Thành lấy lại đất cũ. Chính quyền Chiêm Thành lấn ra trở lại tới vùng Thuận Hóa ( bắc Hải Vân) dưới thời thuộc Minh, dân Chiêm số người bỏ đi cũng trở lại quê hương bản quán, nhưng các di dân Việt đă vào không phải v́ thế mà bỏ đi. SKTT chép "Đến khi Chiêm Thành cất quân thu lại đất cũ dân di cư sợ chạy tan cả". Tất nhiên là như vậy rồi nhưng ngược lại, trường hợp Nguyễn Rỗ được Chiêm cho làm quan to cho phép ta h́nh dung t́nh h́nh không đến nổi khó khăn lắm đối với các Việt kiều, mặc dù Nguyễn Rỗ đă từng cai trị họ. Gia phả họ Hồ ở Cẩm Sa, Điện Nam, Điện Bàn là một ví dụ. Gia phả này đă chép được vị thủy tổ ḍng họ này đă vào Quảng Nam từ thời đó, dưới triều Hồ Hán Thương. Con cháu đến nay cũng đă đến đời thứ 25-26. Đây có phải là một trường hợp đặc biệt? Những cuộc điều tra là không khó và chúng tôi tin rằng đây không phải là trường hợp duy nhất.

Suốt từ đó, 1402, cho đến 1446 th́ Nam Hải vân hoàn toàn dưới sự cai trị của người Chiêm, vùng chịu nhiều cảnh binh đao là Hóa Châu, vùng Quảng Trị-Thừa Thiên ngày nay. 44 năm yên b́nh đối với vùng Quảng Nam. 44 năm hoàn toàn không có những di dân mới. Đă có hai thế hệ người Việt lớn lên bên cạnh người Chiêm, những cuộc hôn nhân giữa hai dân tộc chắc chắn là nguồn mối của sự tồn tại. Những người Việt có thể phải nói tiếng Chiêm ngoài xă hội nhưng trong gia đ́nh những con dâu, con rể người Chiêm có thể cũng phải nói tiếng Việt. Người Việt nói tiếng Chiêm không thể giống như người Chiêm và dĩ nhiên người Chiêm nói tiếng Việt cũng chẳng giống như người Việt vùng Thanh Hóa- Nghệ An. Dĩ nhiên giai đoạn này tiếng Chiêm là ngôn ngữ chính thống của vùng này. Đến 1446 th́ quân đại Việt đánh một trận lớn đến tận Chà Bàn (Quy Nhơn), bắt vua Chiêm là Bí Cai về Thăng Long. Vua Lê Nhân Tông là một ông vua nhân từ, bao nhiêu tù binh ông đều thả sau khi làm lễ cáo thắng trận ở Thái Miếu. Chính sự bao dung của Lê Nhân Tông trở thành điều quyết định cho số người Chiêm không chọn con đường di tản sau 1471 là đáng kể.

Giai đoạn 70 năm, 1402-1471 này là một giai đoạn lư thú đối với sự tiếp biến văn hóa Chàm Việt. Nếu 44 năm đầu ở đây diễn ra quá tŕnh Chàm hóa số người Việt đă đến dưới thời nhà Hồ th́ 25 năm cuối quá tŕnh Việt hóa diễn ra trên cơ sở hỗ trợ của những Việt kiều vào trước. Chúng tôi nghĩ rằng chính nhờ giai đoạn chuyển tiếp này đă không tạo nên một cú sốc tâm lư đối với những người Chàm ở vùng này. Xin nhắc lại là lúc ấy kinh đô đă ở tận Chà Bàn, Quy Nhơn nay, những người Chàm ở lại vùng Quảng Nam sau khi kinh đô chuyển đi xa như thế hẳn chỉ là những xóm làng chài lưới, nông nghiệp không quan tâm lắm đến chính trị. Cuộc tiến đánh sử chép khá hiền lành năm 1446 có lẽ không gây nên một cú sốc khiến họ phải tất cả cuốn gói ra đi. Đây là một tiền đề để những di dân sau 1471 đến vùng này không phải là đến vùng đất trắng không bóng người. Đó là những giả định nhưng quả thật khó mà h́nh dung mọi chuyện khác đi. Với thời gian chắc chắn rằng sẽ không khó để t́m đủ được những chứng cứ để chứng minh cho những giả định ấy. Tác giả B́nh Nguyên Lộc không phải là không có cơ sở khi viết công tŕnh "Nguồn gốc Mă Lai của người Việt". Chúng tôi nhận thấy ở đó thực sự có những bằng chứng thuyết phục, ít ra là xứ Đàng Trong chứ không phải cả nước Việt nam như B́nh Nguyên Lộc cố chứng minh. Thậm chí những cuộc hôn nhân chồng Việt vợ Chàm giai đoạn này rất phổ biến, phổ biến đến mức 1499 SKTT chép rằng: " Kể từ nay, trên từ thân vương, dưới đến dân chúng, đều không được lấy đàn bà con gái Chiêm Thành làm vợ (chiếu dụ tháng 8 ngày 9 năm Cảnh Thống thứ 2)". Dĩ nhiên lấy đó làm bằng chứng không lấy vợ Chàm th́ thật ngớ ngẩn, đó chẳng qua là v́ người ta lấy vợ Chàm quá nhiều, thành phong trào từ thân vương đến dân đen, nên mới có cái chiếu dụ như thế, để cho phong tục được thuần hậu!

IV/. 1471-1671, 200 NĂM CỦA NHỮNG LÀN SÓNG DI DÂN, NGƯỜI CHĂM Ở LẠI HAY RA ĐI?

Đến năm 1471, cái mốc quan trọng và dứt khoát để chấm dứt những cuộc giằng co, lấn qua lấn lại giữa Việt và Chiêm th́ những cuộc di dân là không thể kiểm soát được nữa. Ngoài số sắc chỉ năm 1476 quy định "tội nhân bị tội lưu đày ở châu gần th́ sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài th́ sung làm quân vệ Tư Nghĩa, những kẻ được tha tội chết th́ sung quân vệ Hoài Nhân", chúng ta c̣n hiểu rằng những năm mất mùa đói kém nhân dân từ Thanh Hóa trở vào cũng sẵn sàng lên đường vào Nam, vụ đại hạn mất mùa từ Nghệ An ra Bắc năm 1608 là một ví dụ. H́nh tượng ông Ba Bị có lẽ h́nh thjành trong giai đoạn này. Sách" Phủ Tập Quảng Nam Kư Sự" , viết vào thế kỷ 16 có nói quân của Bùi Tá Hán nhận lệnh diệt quân mạc ở Cổ Lũy, ông dẫn quân vào cho nghỉ ở cù lao Ré rồi giả làm đoàn người di cư, lén đổ bộ lên bờ và tấn công. Như thế ta hiểu là những đoàn người di cư vào năm 1545 ấy là đông đúc đến dường nào, nó đủ sức để một đạo quân cải trang lẩn trong ấy.


Những cuộc di dân như thế kéo dài được cho đến năm 1631, năm chuá Nguyễn cho xây lũy Trường Dực, chính thức chia đôi Nam Bắc, có nghĩa không c̣n di dân tự do. Những ḍng họ nào di dân vào giai đoạn này cho đến nay đều có số đời từ 15 (163 cho đến 21 (147. Điều này cũng đúng với thực tế đối với đa số các gia phả ở Quảng Nam bây giờ. Những gia phả có số đời ít hơn đều có vấn đề để nói và chúng ta sẽ bàn đến kỹ hơn. Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh ở giai đoạn này là số lượng người Chàm ở lại là nhiều hay ít? 100 năm sau khi Lê Thánh Tông b́nh Chiêm, sách"Ô châu cận lục" mô tả vùng Quảng Nam-Thừa Thiên ngày nay: nói tiếng Chiêm có thổ dân làng La Giang, mặc áo Chiêm có con gái làng Thủy Bạn, nhiều xă c̣n giữ thói dâm phong mây mưa, thói quen cổ truyền cũng đă lâu lắm. Sách"Phủ Tập Quảng Nam kư sự" đă nói kể chuyện ông Bùi Tá Hán trong những năm 1545-1568 có những chính sách với người Chiêm như: lập ở vùng biên giới Tuy Ḥa nay, ba đồn lớn ở đó lập ba nơi giao dịch cho phép người Kinh-Chàm mang các thứ tới đây buôn bán. Người Chàm nếu có ai ra vào cửa khẩu vùng biên để thăm bà con thân thuộc th́ đều phải tŕnh báo rơ ngày giờ với các quan đồn. Điều này cùng với mô tả trong" Ô châu cận lục " cho thấy khu vực người Chiêm c̣n ở lại là khá rộng, trải từ Quảng B́nh tới Phú Yên, Tuy Ḥa. Dĩ nhiên t́nh h́nh bây giờ không c̣n giống như hồi 1402-1471, họ buộc phải nói tiếng Việt khi giao tiếp ngoài xă hội. Đó có phải là tiền đề của giọng người Quảng Nam bây giờ như giáo sư Trần Quốc Vương nói? Số lượng họ là bao nhiêu? Nhiều hay ít? Họ chuyển thành Việt như thế nào? Không ai biết nhưng có một số điều khiến ta có thể nghĩ rằng họ rất nhiều chứ không phải là thưa thớt như lâu nay ta nghĩ.

1/. Người Việt thời ấy ở ngoài bắc ăn bận như thế nào ta có thể hiểu được khá rơ qua các sắc chỉ về ăn bận của các triều vua mà SKTT ghi lại khá rơ. Nhưng ăn bận như Cristophoro Borri mô tả trong "Xứ Đàng Trong năm 1621": Phụ nữ mặc tới 5,6 váy lụa trơn, cái nọ chồng lên cái kia, và tất cả có màu sắc khác nhau. Đàn ông th́ quàng một tấm rồi cũng thêm 5 hay 6 áo dài th́ quả thật rất khó hiểu, khó h́nh dung. Trong khi đó y phục của các văn nhân, tiến sĩ và quan lại th́ rất quen thuộc và dễ hiểu như: họ choàng lên trên tất cả một áo dài đen. Họ c̣n khoác lên vai một thứ khăn. Vậy những tấm váy dân lao động mặc kia là ở đâu ra vậy? Bùi tá Hán cũng có một sắc lệnh cấm phụ nữ mặc quần không đáy nhưng đến thời Borri vẫn thế cho thấy lệnh ấy không hiệu quả mấy. Và ở "Ô châu cận lục" ở chương Tổng luận về phong tục, mục huyện Diện Bàn cũng mô tả thật trùng khớp với Cristophoro Borri:" phụ nữ th́ để tóc xỏa xuống vai, có người để tóc dài chấm đất, càng dài càng được coi là đẹp. Đàn ông cũng để tóc dài như đàn bà, cho xỏa tóc tới gót chân và cũng đội nón." Người ngoài Bắc không thế.

Thậm chí đến cuối thế kỷ thứ 18, qua các bức vẽ của người phương Tây vẽ một nhóm người An Nam ở Đà nẵng ta c̣n nhận ra y phục của người Đàng trong rất giống với những ǵ bây giờ người Chàm, Ninh Thuận đang mặc. Có thể kết luận được không rằng:" số lượng người Chàm ở lại đông đến mức đủ sức áp đặt những thói quen ăn mặc, sinh hoạt, giọng nói cho những di dân mới đến?"

Thậm chí chúng tôi c̣n ngờ rằng đây không phải chỉ đơn thuần là sự tiếp thu cái mới của người Việt như một số người bảo vệ quan điểm cho rằng người Việt chỉ tiếp thu một số yếu tố văn hóa của người Chàm ngoài ra không có ǵ khác.( Ngay cách này cũng bộc lộ mâu thuẫn: con người ta không thể tiếp thu cái ǵ ở chỗ trống không, người Việt không thể tiếp thu bất cứ điều ǵ nếu người Chàm đều bỏ đi cả, hoặc giả cứ gặp họ là đuổi đánh, mà cái tiếp thu dược th́ nhiều lắm. Vậy những làng người Chàm ấy biến đi đâu?), mà đó là những cộng đồng người Chàm nguyên vẹn 100% chỉ có điều họ không nói tiếng Chàm. Người Việt đến chỉ là số nhỏ, nhưng có quyền lực ḥa nhập trong đó. Dĩ nhiên cái tỷ lệ số lượng Chàm - Việt ấy nó không đồng đều, giống nhau từ vùng quê Trung Du, xứ biển làng chài với các khu thị tứ, dinh trấn, bến cảng. Đọc sử, đọc những ghi chép đương thời đều chỉ thấy người Việt. Những vùng quê như Tiên Phướ`c, Đại Lộc, Quế Sơn...(những nơi có di tích Chàm) mọi chuyện có thể diễn ra một cách lặng lẽ, không tư liệu nào chép lại, nhưng dữ dội hơn nhiều. Sự tích tháp Bằng An là một ví dụ: Người Việt và người Chàm tranh đất, sau khi đă thỏa thuận nhất trí tổ chức một cuộc thi xây tháp trong một đêm, ai thua phải đi nơi khác. Người Chàm xây bằng gạch thật, người Việt làm một tháp bằng tre bồi giấy và đă thắng. Chúng tôi cũng đă đọc được một bản "Bắc địa tấu từ", một bản tâu gởi triều đ́nh năm Lê triều Ất Hợi, 1455, kể chuyện xây tháp giành đất khiến hơn 3300 người Chàm (cổ thổ nhơn) phải bỏ chạy vào núi. Tháp Bằng An được xây dựng từ năm 977 nên khó mà biết được hư thực bản tấu ấy như thế nào nhưng qua đó và một số bản tấu khác trong giai đoạn này(1446-147 nó phản ảnh được cái điều là người Việt lấn đất không phải bằng gươm giáo, ít ra là trên chính thống. Vậy những làng người Chàm, cứ cho là họ bị đuổi lên vùng trung du, th́ sau này họ biến đi đâu? Và cái chiếu dụ tháng 8 ngày 9 năm Cảnh Thống thứ 2 ấy không lẽ làm ra để cấm cái chuyện không có?

Có người không đồng ư với ư kiến cho rằng vùng đất Quảng Nam từ 1306 đến 1602, năm Nguyễn Hoàng cho xây ở bờ bắc sông Thu Bồn dinh trấn Thanh Chiêm, là có tṛn 300 năm không chính phủ, là 300 năm giao lưu văn hóa Việt - Chà
m để h́nh thành nên tính cách người Quảng Nam. Bằng chứng đưa ra là lúc nào cũng có các quan trấn thủ của nhà Lê ở xứ nầy như Bùi Tá Hán. Chúng tôi không phản đối nhưng nghĩ rằng cần phải phân kỳ ra trước 1471 và sau 1471 lúc có các quan trấn thủ th́ quyền lực của quan trấn thủ e cũng không được rộng khắp cho lắm. Ở Quảng Nam giỏi lắm là vùng Điện Bàn, Thăng B́nh khu vực dọc theo sông Trường Giang ven biển chứ lên đến Đại Lộc, Quế Sơn, Tiên Phước th́...Ngay cả Bùi Tá Hán th́ cũng được SKTT (1568) gọi là thổ quan Quảng Nam cho thấy nền hành chánh ở đây cũng lỏng lẻo lắm, nó không như sau 1602. Chính sự lỏng lẻo ấy là điều kiện cần có để sự giao lưu, giao thoa, tiếp biến v.v...diễn ra một cách tự thân, hồn nhiên và sâu đậm, đủ để trở thành một bản sắc.

V/ SAU 1671: NHỮNG D̉NG HỌ Í`T HƠN 13 ĐỜI LÀ Ở ĐÂU RA? 

Đến năm 1648 có một đợt lưu dân to lớn đông đến 30.000 trai đinh nam giới đổ vào các thôn xóm Quảng Nam (bao gồm cả Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên). Đó là số tù binh của Chúa Nguyễn bắt đưộc của Chúa Trịnh trong cuộc chiến ở cửa biển Nhật Lệ. Có tài liệu nói số tù binh chỉ là 3.000. Nhưng số lượng thế nào chăng nữa th́ chắc ở đó cũng có đủ tất cả các họ của Người Việt, và đây là những " Thủy Tổ" cuối cùng của các ḍng họ Quảng Nam. Từ đó đến 1671 Trịnh- Nguyễn nhiều lần đem quân đánh ra hoặc đánh vào, có thể giai đoạn này có thêm một ít tù binh nữa nhưng khôngthấy sử chép thành vấn đề. Ông tổ của nhà Tây sơn cũng là tù binhtrong những trận giao chiến qiai đoạn này. Và đến 1671 th́ hai họ thôi chiến tranh, lấy sông Gianh làm ranh giới Nam Bắc.

Biên giới Trịnh -Nguyễn là biên giới quân sự, không được qua lại. Năm 1716 Chúa Nguyễn Phúc Chu mật sai hai người khách buôn Phước Kiến là B́nh và Qúy (không rơ họ) sang Quảng Tây rồi qua ngơ Nam Quan mà vào Thăng Long để xem xét t́nh h́nh Đàng Ngoài. Vào đến Nghệ An th́ không thể đến Bố Chính được v́ trấn thủ là Lê Th́ Liêu cấm ngặt, ai không có giấy hộ chiếu của các trấn, ty cấp th́ không được vào châu Bố Chính. Có nghĩa là, như a thường nói, một con chuột cũng không lọt. Thâm chí đến 1738 Lê Duy Mật là con vua Dụ Tông ly khai chống Trịnh, xin chúa Nguyễn mở cửa biên giới đón nhận rồi hợp lực chống Trịnh. Lời thư rất tha thiết nhưng chúa Nguyễn chỉ hậu đăi sứ giả rồi từ khước việc mở cửa biên giới. Rơ ràng suốt giai đoạn 1671 về sau những cuộc di dân là chấm dứt, tù binh cũng không c̣n. Có thể có một số dân vượt biên bằng đường biển, đường núi nhưng chắc chắn số lượng không đáng kể và không đủ để tạo nên vấn đề.

Sau đó không có cuộc di dân nào nữa cho đến khi Tây Sơn thống nhất đất nước rồi nhà Nguyễn lên ngôi. Những cuộc di dân sau Tây Sơn không c̣n dừng lại ở vùng Quảng Nam nữa.

Có một câu hỏi cực lớn được đặt ra là: những người miền Bắc cuối cùng vào tạo nên các ḍng họ là những năm 1648-1671 đến nay tṛn 350 năm. Cứ 23,5 năm là một đời th́ đến nay ít nhất cũng được 14 đời. Vậy những ḍng họ có số đời 10-12, thậm chí 8-9 là ở đâu ra?

Số ḍng họ có số đời như thế, dưới 13 ở Quảng Nam lại khá nhiều, thậm chí rất nhiều. Lư do đưa ra có thể là số ông bà "thỷ tổ" vào trước 1671 ấy ít học, không ghi chép ǵ. Đến nhiều đời sau khi con cháu có người có điều kiện học hành th́ mới tiến hành ghi chép làm gia phả. Dĩ nhiên là vậy nhưng điều này không thể giải thích được là tại sao lại có những làng, những xă không t́m đâu ra một ḍng họ có số đời trên 14. Chưa có công tŕnh điều tra về chuyện này nhưng một số nơi chúng tôi biết được như phường Nại Hiên Đông, Mân Thái thuộc thành phố Đa Nẵng chẳng hạn, ở đây khó t́m thấy một nhà thờ tộc họ, ư niệm về ḍng họ khá mờ nhạt, nếu có th́ không có mộ họ nào quá con số 12 đời mặc dù vùng đất này đă có người ở suốt từ đời Chămpa qua Đại Việt. Khu vực chùa Bà Quảng phường Ḥa Cường Thành phố Đà Nẵng có họ Nguyễn gia phả ghi 12 đời và giữ một phong tục không giống nơi khác là khi chôn người chết đều để nắp ḥm ra ngoài, không chôn. Ở huyện Thăng B́nh anh Lê Đ́nh Cương giáo viên ở Tam Kỳ kể vài phong tục rất lạ đến nay vẫn c̣n mộtsố người thực hiện. Chưa kiểm chứng nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu hỏi về số đời của họ chắc chắn sẽ có lắm điều hay, nhiều họ sẽ không quá số 12 đời. Họ từ đâu tới? Có thể lư giải được chuyện này không?

Sau khi chiến thắng Chiêm Thành trở về, tháng 9 vua Lê Thánh Tông ra sắc chỉ:" những người nguyên quán là quan lại ngụy, những người là cha Ngô mẹ Việt, bọn phản nghịch và người Ai Lao, Chiêm Thành hết thảy là nô lệ của nhà nước. Con cái c̣n bé cho thay đổi họ tên làm dân thường". Đến tháng 9 năm 1472 lại ra sắc chỉ:" cho Thái bộc tự khanh xét họ tên của bọn người Chiêm, người Man. Họ của người Chiêm th́ mới cũ theo đúng quy chế, họ của người Man th́ dồn lại".(Trong kho Hán Nôm có c̣n lưu giữ lại mấy quy chế này?) Ta không hiểu được quy chế đặt ra cho việc đặt họ của người Chiêm là như thế nào, nhưng biết chắc một điều rằng từ nay người Chiêm phải ghi họ tên ḿnh bằng chữ Hán. Những con cái có cha mẹ cứng đầu th́ phải mang họ Việt và trở thành người Việt. Ngoài một số họ như Ông, Ma, Trà, Chế rất đặc trưng họ Chàm ra, ta c̣n biết một số họ được viết và đọc bằng âm Hán là Phạm, Phan, Đặng, Đinh...

Lúc này các chúa Nguyễn cần tăng cường sức mạnh quân sự và một trong những điều phải làm là nắm chắc dân số, tiến hành làm hộ tịch, hộ khẩu của tất cả các địa phương kể cả các thôn xóm xa xôi hẻo lánh nhất. Một điều tất nhiên phải xảy ra đối với những "cán bộ" đi làm hộ tịch, hộ khẩu khi đến các gia đ́nh, thâm chí các làng người Chàm, như trong Ô châu cận lục đă nói, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi ghi tên họ của những người Chàm bằng chữ Hán, nhất là đối với đa số dân Chàm trong các làng nông nghiệp hoặc chài lưới như ( vùng Nại Hiên Đông chẳng hạn) đềuít học và không biết chữ. Người Chàm không có họ nhưng ngay trong trường hợp có họ th́ đa số các họ đều không thể ghi bằng chữ Hán. Vua Lê Thánh Tông đă có một sắc chỉ về chuyện này, nhưng chúng ta không biết các chúa Nguyễn xử lư chuyện này như thế nào.Ở phường Nại Hiên Đông Đà Nẵng chúng tôi gặp rất nhiều người có tên ghi giấy khai sinh là Chén, Đóc, Nư, Tồi, Hứ, Gà, Cốc, Rô, Măi... Giả sử, xin nhắc là giả sử những người đó là người Chăm th́ ông"cán bộ" hộ tịch, hộ khẩu làm sao phân biệt thằng Rô này với thằng Rô kia, làm sao phân biệt thằng Hứ với con Hứ? Mà chuyện đó th́ rất quan trọng trong việc gọi quân. H́nh như các "cán bộ" hộ tịch, hộ khẩu thời các chúa Nguyễn giải quyết bằng cách: thôi th́ mày lấy đại họ ǵ đó cũng được, miễn là cha con giống nhau, con trai th́ đệm chữ Văn, con gái th́ đệm chữ Thị. T́nh h́nh có thể cũng giống như năm 1998 này ở Trà My, hồi tháng tám, chúng tôi có dự buổi bế giảng một lớp y tế thôn bản cho đối tượng là các con em ngưới Cor, Mơ Nong. Danh sách tên 76 học viên đều có đủ các họ mà người Kinh đang có như Đinh, Lê, Lư, Trần, Trịnh, Phan, Nguyễn, Phạm, Hoàng...Bởi v́ không thể ghi khai sinh bằng một cái tên Tắc hoặc Mia hoặc Nhim được. Người Ca Dong, Mơ Nong ở Phước Sơn, Giằng th́ đơn giản hơn. Họ Nguyễn ở Quảng Nam nhiều có phải cũng là v́ như thế? Chỉ cần ba đời là những người cháu nghĩ rằng ḿnh có họ đó thật rồi, ḿnh là người Việt thật rồi. Thêm nữa qua câu khấn cúng đất: "Ma Chàm, ma Chợ, ma Mọi, ma Rợ, thương vong đói khát, ma Lồi, ma Lạc, hữ danh vô vị, hữu vị vô danh, đẳng chúng cô hồn, đồng lai thụ hưởng" . Giúp ta hiểu những người Chàm ở lại, họ mong muốn càng mau chóng quên gốc gác càng tốt, họ không kể gốc gác lại cho con cháu, nếu có th́ cũng chỉ hai ba đời là hết. Trong kho lưu trữ Hán Nôm thời Nguyễn có ở đâu đó chép lại sự kiện nầy? Nếu không th́ trong thực tế, ít ra cái giả định như thế nó cũng góp phần giải thích được là tại sao ở Quảng Nam lại có những làng, những xóm, toàn là họ Nguyễn, gia phả h́nh thành nhiều lắm chỉ 10, 12 đời. Vùng Quảng Ngăi, B́nh Định nay, cũng rất ít có họ nào trên 14 đời, nhưng đó có thể là những di dân đi từ Quảng Nam sau 1648. Nếu ở đó có những ḍng họ không phải có gốc Quảng Nam th́ sao? 

Quả thật chuyện là quá lớn và xin nhắc lại, tất cả chỉ là những giả định. Chúng tôi tin rằng với thời gian sẽ t́m ra được các bằng chứng đủ để chứng minh những giả định là sự thật. Ngay cả trong trường hợi có đủ bằng chứng để phủ nhận một giả định nào đó th́ ít nhiều nó vẫn giúp chúng ta hiểu được những ǵ đă xẩy ra với cha ông mà v́ nhiều lư do phần lớn kư ức, phần lớn lịch sử đă bị lăng quên.

Tóm lại cuộc di dân của người Việt vào vùng nam Hải Vân là không phải kéo dài 700 năm suốt từ nhà Lư đến thời các vua Nguyễn mà có thể chia làm mấy giai đoạn chính:

1/- Từ 1360 đến 1402 là sự ổn định của vùng Bắc Hải Vân, mặc dù từ 1306 trên giấy tờ biên giới đă đến sông Thu Bồn.

2/- Từ 1402 đến 1407 là 5 năm của những cuộc do dân đầu tiên được tổ chức qui mô, cẩnthận, nghiêm khắc và cương quyết dưới sự chỉ đạo của triều đ́nh nhà Hồ. Đối tượng không phải là những người nghèo, tội nhân đi đày mà chính là những người có của, có học, thân cận với triều đ́nh họ Hồ. Giai đoạn nầy người Việt vào sống bên cạnh người Chiêm là chuyện không cần phải bàn. Đây chính là giai đoạn tiền đề rất quan trọng để h́nh thành nên sự giao thoa của hai nền Văn Hóa Chiêm Thành - Việt Nam, hoặc có thể nói cường điệu là của hai nền văn hóa khổng lồ của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa, để từ đó h́nh thành nên bản sắc văn hóa độc đáo của người Quảng Nam rồi sau đó là cả xứ Đàng Trong đến tận Cà Mau sau nầy.

3/- Từ 1471 đến 1671 là 200 năm của những cuộc di dân ồ ạt, tổ chức có, bắt buộc có, tù đày có, lính thú ở lại có, di dân tự phát có, tù binh có, ngoại kiều có...Để rồi cha761m dứt một cách hoàn toàn, tuyệt đối sau đó! Cũng như sự chấm dứt di cư 1448, sự chấm dứt di cư 1671 chính là điều kiện cần có để sự giao thoa đă h́nh thành đi vào ổn định, không bị pha trộn thêm, để cố định một bản sắc vững bền đến mức nhiều biến động sau nầy vẫn không thay đổi. Măi đến thời Tây Sơn và vua Nguyễn các di dân mới trở lại với số lượng không đáng kể. Điều quan trọng cần được xác định làm rơ trong giai đoạn nầy là người Việt vào, là vào ở nơi vùng đất trống huơ không bóng người hay là sống bên cạnh những làng Chàm? Nếu có th́ số lượng những làng ấy là nhiều hay ít? Và quá tŕnh chuyển sang Việt của họ diễ ra như thế nào? Chuyện lấy vợ Chàm cần xác định đến đâu? Vai tṛ của những người vợ Chàm cần phải xác định như thế nào trong việc h́nh thành văn hóa, tính cách con người xứ Quảng.

Rơ ràng c̣n rất nhiều việc phải làm và sự công phu không thể của một người. Ở đây chỉ là một cái nh́n tổng quát bằng phương pháp phân kỳ. Hy vọng rằng sự phân kỳ nầy sẽ hé mở ra một cách tiếp cận mới đối với sự nghiên cứu lịch sử, bản sắc văn hóa của vùng Quảng Nam nói riêng và xứ Đàng Trong nói chung. Ít ra th́ nó cũng gợi nên một phương pháp đối với ngành gia phả học, nguồn gốc các tộc họ ở vùng đất Quảng Nam trở vào./

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18