Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Ông Tà trong tín ngưỡng dân gian Nam bộ

Xưa nay, trong tâm tưởng của nhiều người, nhất là cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Tà, ông Địa là những vị thần luôn gần gũi, thân thiện và mang lại phúc lành cho họ. Do đó, mỗi khi gặp chuyện rủi ro hoặc làm ăn sa sút họ thường van vái: “Xin ông Tà, ông Địa hộ độ cho tôi tai qua nạn khỏi”.

Ông Tà là ai, ông từ đâu đến và quyền hành ra sao mà được dân gian kính nể và tôn sùng đến thế?

Theo ư kiến của một số nhà nghiên cứu, ông Tà có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Khmer và được người Việt thờ ở khắp lục tỉnh Nam kỳ. Đó là vị thần mang tên Neak Ta, có quyền năng cai quản trong phạm vi phum sóc hoặc một khu vực rộng lớn hơn nên bà con ai nấy đều tôn kính. Nhiều người khi đi ngang qua miếu thờ ông Tà đều dở nón, lột khăn, kính cẩn nghiêng ḿnh.

 

H́nh: Ông Tà được thờ trang trọng trên đỉnh núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Miếu ông Tà, trong dó thờ một tảng đá được quấn tấm vải đỏ xung quanh

Xưa nay, mỗi dân tộc đều có một sắc thái văn hóa riêng, nhưng trong quá tŕnh cộng cư thường có sự giao thoa văn hóa. Nhiều phong tục, tập quán và tín ngưỡng thường có sự tác động qua lại và chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Điển h́nh như tục thờ ông Địa và thần Tài của người Việt hiện nay là xuất phát từ Trung Hoa hoặc ông Tà là của người Khmer.

“Neak” có nghĩa là người nói chung, c̣n “Ta” là đàn ông đứng tuổi. Hai chữ này họp lại có nghĩa là thần linh*. Nếu như người Khmer thờ các vị thần sông (Neak Ta Prek), thần núi (Neak Ta Phnom), thần rừng (Neak Ta Prey)… th́ người Việt và người Hoa thờ ông Địa và thần Tài.

Với đức tin “Hữu thành tắc hữu thần”, thời cổ xưa ông cha ta đă sùng bái nhiều vị thần, trong nhà th́ “Sống ở đâu, thổ công ở đó”, ngoài đồng cũng cần một vị thần cai quản ruộng đất, hoa màu là ông Tà. V́ thế, h́nh tượng ông Tà đă ăn sâu vào tâm thức của nhiều người, nhất là cư dân miệt vườn sông nước.

Khoảng trước năm 1975, ở các vùng quê ngoại thành phố Cần Thơ, hầu như nhà nào cũng có bàn thờ ông Thiên (Thông thiên) và miếu thờ Thổ thần. Ngoài ra, ở một số nơi như đầu vàm, cuối rạch, giữa đồng hoặc bên cạnh gốc đa, gốc dừa, doi đất c̣n có miếu thờ ông Tà. Miếu chỉ rộng chừng một mét vuông, đủ chất vài cục đá và chiếc lư hương. Có khi ông Tà nằm ngoài mưa gió hoặc thu ḿnh dưới những bọng cây. Hàng năm, bà con đều rước thầy về cúng Thổ thần và bao giờ cũng dành riêng cho ông Tà một mâm rượu thịt. Theo lệ, khi cúng ông Tà, chủ nhà phải ăn trước mỗi món một chút để chứng tỏ thức ăn đó không độc.

Chính những viên đá h́nh tṛn, nhẵn nhụi đặt trong miếu, trên g̣ đất cao hoặc bên cạnh gốc cây là h́nh tượng tiêu biểu cho ông Tà. Viên đá lớn được gọi là thần, c̣n mấy viên nhỏ tượng trưng cho ma quỷ theo hầu.

Có rất nhiều giai thoại thật huyền bí và hấp dẫn về lai lịch và thành tích của ông Tà. Người ta đồn rằng ông Tà được thờ trên bọng cây, nếu đứa trẻ nào đó bướng bỉnh, cắc cớ ném ông xuống ruộng, nhất định vài hôm sau ông sẽ trở về chỗ cũ. Ông Tà rất thương trẻ con nên không bao giờ quở phạt trẻ dù chúng nghịch ngợm. Tại gần một khu du lịch, nhiều người qua đường cứ tiêu tiểu, xả rác rất mất vệ sinh, nhưng từ khi chủ đất thỉnh ông Tà về thờ cúng, tuyệt nhiên không ai dám đến làm chuyện bậy bạ đó nữa.

Với người Việt, bà con thờ ông Tà cũng giống như thờ Thổ thần hoặc thần Tài, ông Địa v́ ai cũng muốn trong nhà, ngoài ngơ luôn có một vị thần trông coi việc gia cư, định đoạt phúc và giúp họ an cư lạc nghiệp. Để có được một chỗ thờ trang nghiêm, bà con chọn một g̣ đất thật cao, xung quanh vắng vẻ để dọn nền cất miếu thờ ông Tà. Cạnh bên miếu thường trồng cây đa, cây xộp hoặc bụi tre gai để tạo bóng mát.

Ngày nay, có dịp về vùng sâu ở nông thôn, chúng ta có thể t́m thấy h́nh ảnh ông Tà thờ chung với Thổ thần trong cùng một ngôi miếu, nhưng bài vị th́ chỉ có hai chữ Thổ Thần bằng tiếng Hán. Hàng năm, bà con thường cúng ông Tà vào tháng Giêng, sau khi thu hoạch mùa màng. Đồ ăn, có ǵ cúng nấy, nghèo th́ nải chuối, ba vắt xôi… giàu th́ gà, vịt, đầu heo và một b́nh rượu trắng, quan trọng vẫn là tấm ḷng thành như ông cha thường nói: “Tâm động quỷ thần tri”. Trong cuốn Đ́nh miếu và lễ hội dân gian, nhà văn Sơn Nam đă đưa ra một nhận định thật chí lư: “Ư niệm về thiên – địa – nhân lắm khi linh cảm nhưng không lư luận được”.

Lại có chuyện kể rằng, xưa kia, ông Tà được nhiều người mến mộ, cúng bái nhưng từ khi ông Địa vào nhà, bao nhiêu đồ cúng đều về tay ông Địa, ông Tà dần dần bị thất sủng, lại c̣n bị “thỉnh” ra ngồi dưới gốc cây hoặc b́a ruộng, b́a vườn. V́ vậy ông đă nhờ một vị thần phân xử.

Sau khi xem xét, vị thần ấy phán rằng: Địa suốt ngày cần mẫn chăm lo họa phúc cho dân t́nh nên được mọi người kính nể, c̣n như Tà thích rong chơi, hay ngao du sơn thủy, ít gần gũi xóm giềng nên người đời xao lăng, đó cũng là lẽ thường t́nh. Kể từ bây giờ, các ngươi hăy siết chặt tay nhau, người nào việc nấy để cùng chăm lo cho dân lành theo sự phân công của ta, ông Địa giữ nhà, ông Tà giữ ruộng. Thế là ông Tà măn nguyện, sẵn sàng ngụ ở bất cứ nơi nào, dù ngoài đồng, bờ ruộng, gốc cây hay hang đá vẫn cứ vui ḷng.

HOÀI PHƯƠNG
Doanh nhân Sài G̣n Cuối tuần

 

Post ngày: 12/08/18