Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Các nhà TG tại Trung Hoa và Việt Nam hiểu lầm về việc Hiếu nghĩa tôn kính Tổ Tiên 

Các vị TG tại Trung Hoa và Viêt Nam, trong những thế ky XVI và XVII,  đă hiểu lầm, và cho việc hiếu kính Tổ tiên theo văn hóa Dân tộc là Tôn giáo, nên đă báo cáo sai về Ṭa Thánh. Lỗi lầm này đă gây nên không biết bao tai hại, ngăn cản hàng triệu người không theo Đạo Công giáo! Thật vậy, các vị hiểu lầm nên báo cáo sai, nên mới có hai (2) Tông huấn: Đức GH Clementê XI, ngày 20-11-1704, với Tông Huấn "Ex Illa Die", cấm Kitô hữu không được phép tổ chức hay tham dự Lễ nghi đối với người quá cố, không được dâng lễ vật trong Miếu đường hay trong gia thất, v́ những lễ nghi này liên hệ tới mê tín. Và ngày 11-1-1742, Đức Benedictô XIV lại ban hành Tông huấn "Ex Quo Singulari" cấm ngặt lễ nghi đối với Tổ Tiên. Điều đáng tiếc là các Thừa sai đă thi hành Tông huấn đúng như các ngài đă tâu tŕnh, nên các ngài đă đánh mất hàng triệu người không chấp nhận tin theo Công giáo.

Thực ra, ngày 10-11-1659, Thánh Bộ Truyền giáo đă trao Huấn Dụ về việc tôn trọng những tập tục, phong hóa và nghi thức của các dân tộc cho hai vị Giám Mục tiên khởi các Giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài (Bắc Việt và Nam Việt), Đức cha Francois Pallu và Lambert de la Motte. Trong Huấn dụ đó, Bộ Truyền giáo đă nhắn nhủ hai Ngài: "Các vị đừng có t́m cách, t́m lư lẽ để thuyết phục các dân tộc thay đổi Nghi thức, Tập tục và Phong hóa của họ, trừ khi tất cả các điều đó rơ ràng là trái ngược với tôn giáo và luân lư" (bài giảng của ĐTGM Huế, khai mạc cuộc Tọa Đàm về  việc Tôn kính Tổ Tiên - Huấn dụ Plane  Compertum Est ).

Cảm tạ Chúa, v́ sau hơn 400 năm Giáo Hội VN bị bách đạo, ngày 8-12-1939, Thánh Bộ Truyền giáo, đời Đức Piô XII, mới tuyên bố : "Các Kitô hữu và các nhà Truyền giáo ở Việt Nam và Trung Hoa không những được phép, mà c̣n phải được khuyến khích thi hành Lễ Nghi tôn kính Tổ tiên như Lễ Gia Tiên" (Huấn Thi Plane Compertum Est)

Và ngày 20-10-1964, Ṭa Thánh Vatican đă chấp nhận bản đệ tŕnh của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Lễ nghi Tôn kính Tổ Tiên theo tinh thần Huấn Dụ "Plane Compertum Est". Sau đó, ngày 14-6-1965, Hội Đồng GMVN đă ban hành Thông Cáo xác định những cử chỉ, thái độ và Lễ nghi có tính cách thế tục, lịch sự xă giao, để tỏ ḷng hiếu kính, tôn kính và tưởng niệm các Tổ tiên và anh hùng liệt sĩ, được thi hành và tham dự cách chủ động.

Để thực tế hơn, ngày 14-11-1974, Ủy Ban Giám Mục về Truyền bá Phúc Âm, gồm 6 vị Giám Mục, họp tại Nha Trang, đă ban hành Thông cáo gồm 6 điểm:

1. Bàn thờ Gia Tiên để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên được đặt dưới bàn thờ Chúa trong gia đ́nh, miễn là trên bàn thờ không bày biện điều ǵ mê tín dị đoan như Hồn bạch, …

2. Việc đốt nhang hương, đèn nến trên bàn thờ Gia Tiên, và bái lạy trước bàn thờ, gương thờ Tổ Tiên, là những cử chỉ, thái độ hiếu thảo, tôn kính được phép làm.

3. Ngày Cúng giỗ và ngày Kỵ nhật được cúng giỗ trong gia đ́nh, theo phong tục địa phương, miễn là loại bỏ những ǵ di đoan mê tín, như đốt vàng mă, giảm thiểu, canh cải những lễ vật biểu dương ư nghĩa thành kính biết ơn Ông Bà, như dâng hoa trái, hương đèn.

4. Trong Hôn lễ, dâu rể được làm Lễ Tổ, Lễ Gia tiên trước bàn thờ, gương thờ Tổ tiên, v́ đó là nghi lễ tỏ ḷng biết ơn, hiếu kính tŕnh diện với Ông Bà.

5. Trong Tang Lễ, được vái lạy trước thi hài người quá cố, thường vái theo phong tục địa phương, để tỏ ḷng cung kính người đă khuất, cũng như ?Giáo Hội cho đốt nến, sông hương, nghiêng ḿnh trước thi hài người quá cố.

6. Được tham dự nghi lễ tôn kính Vị Thành Hoàng, quen gọi là Phúc thần tại Đ́nh làng, để tỏ ḷng cung kính những vị, mà theo lịch sử, đă có công với Dân tộc, hoặc là những ân nhân của dân làng, chứ không phải v́ mê tín như đối với các yêu thần, tà thần.

Như vậy, quyết định của Thánh bộ Truyền giáo năm 1939, và của Hội Đồng GMVN năm 1965 và 1974  đều rất phù hợp với tinh thần Hội nhập Văn hóa của Công Đồng Vaticanô II: "Phải làm quen với những truyền thống dân tộc và tôn giáo… Phải kính cẩn khám phá ra những hạt giống Lời Chúa tiềm ẩn của họ… Phải có kiến thức về các Dân tộc, các nền văn hóa, các tôn giáo… Phải hết sức mến chuộng di sản phong tục của các dân tộc đó" (SLTG 11, 26)

Một LM ẩn danh

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18