Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Lễ Hội Hà Nội
 
Lễ hội Triều Khúc
 
Lễ hội Triều Khúc: Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà B́nh, làng Triều Khúc c̣n có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xă Tân Triều, huyện Thanh Tŕ, Hà Nội. 

Kẻ Đơ xưa vốn đă là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, v́ thế, làng c̣n được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng c̣n nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. 

Tương truyền, nghề này do một người họ Vũ truyền dạy lại. Do có nghề thủ công nên từ xưa dân làng Triều Khúc đă sống tương đối phong lưu. Để nhớ ơn người đă đem lại cuộc sống ấm no cho ḿnh, dân làng đă thờ ông tổ nghề tại đ́nh Lớn cùng với vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 -798). Hằng năm, làng tổ chức lễ hội tại đ́nh Lớn để ghi nhớ công ơn tổ nghề và thao diễn lại trận đánh oanh liệt của vị Đại vương mà dân làng vẫn tôn kính phụng thờ. 

 
Lễ hội Triều Khúc được tổ chức trong ba ngày từ 9 đến 12 tháng Giêng. Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đ́nh Sắc về đ́nh Lớn (Triều Khúc có hai đ́nh) để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. Khi cuộc tế lễ trong đ́nh bắt đầu th́ ngoài sân đ́nh các tṛ vui cũng được tổ chức, một trong những tṛ vui được nhiều người ưa thích nhất là tṛ “đĩ đánh bồng”. Đây là một điệu múa cổ do hai chàng trai đóng giả gái biểu diễn, trong bộ quần áo mớ ba mớ bẩy, cộng với hoá trang má phấn môi son, răng đen hạt huyền, mắt lá răm, khăn mỏ quạ, hai “cô gái” vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, nom rất vui mắt và cũng gây cười. Tiết mục này thường thu hút người dự hội nhiều nhất và cũng là tiết muc sinh động và độc đáo nhất trong lễ hội Triều Khúc. 

Ngoài ra, trong hội làng Triều Khúc c̣n có nhiều tṛ vui khác như múa lân hí cầu, đấu vật, hát Chèo Tàu. Sới vật Triều Khúc cũng là một trong những sới nổi tiếng, thu hút khá đông các đô vật nơi khác về tham dự: Bắc Ninh, Gia Lâm, Mai động... Múa rồng trong hội Triều Khúc cũng có nhiều nét độc đáo, kỹ thuật điêu luyện. Tương truyền đây là điệu múa có từ thời Bố Cái Đại Vương. Do múa hay, múa đẹp như vậy nên hằng năm đội múa rồng Triều Khúc thường được mời về tham dự và múa rồng ở hội Đống Đa. 

Ngày 12 là ngày ră hội. Trong ngày này có lễ ră đám, và kết thúc bằng điệu múa cờ (c̣n gọi là chạy cờ). Điệu múa phản ánh sự tích Phùng Hưng kén chọn người tài để bổ sung quân ngũ trước lúc lên đường quyết chiến với quân xâm lược. (Internet)
 
Nguồn: saigontoserco

 

Hội Gióng
 
Làng năm cứ đến ngày 9/4 âm lịch (ngày ông Gióng thắng giặc Ân), người dân bốn phương từ mọi ngả xa gần lại đổ về để xem lễ, dự hội tại xă Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội).
 
Đây là mảnh đất đă sinh ra một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - “Phù Đổng thiên vương”. Người xă Phù Đổng vẫn truyền nhau câu ca dao: “Ai ơi mùng Chín tháng Tư/ Không đi hội Gióng cũng hư mất đời…”
 
Hội Gióng thực sự là một lễ hội “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam. Nó là một “hội trận”, vừa thể hiện tinh thần chống giặc ngoại xâm của người Việt cổ, vừa thể hiện mong ước “Quốc thái dân an” của nhân dân.
Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền Thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ…

Hội bắt đầu từ ngày mồng 6/4 đến 12/4 (âm lịch). Trong những ngày 6-8/4 dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
 
Ngày chính hội (9/4) có lễ rước kiệu vơng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).
 
Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận 
 
Nguồn: saigontoserco
 
Hội Gióng Một Sinh Hoạt Văn Hóa Dân Gian Đặc Sắc
 
Hội Gióng thực sự có sức thu hút kỳ diệu trong việc hoàn thiện nhân cách con người dân gian từng ghi nhận bằng câu ca dao: 
Ai ơi mùng chín tháng tư
Không đi Hội gióng cũng hư mất người
 
Không chỉ lưu truyền trong dân gian Việt Nam, từ lâu Hội Gióng đă có sức lan toả thu hút nhiều học giả quốc tế nổi tiếng. Đuy-mu-chi-ê, một nhà nghiên cứu người Pháp cuối thế kỷ XIX đă mô tả Hội Gióng: “Điều đập ngay vào nhận thức của người quan sát phương Tây, giữa các nghi thức thành tín hoàn toàn có tinh chất dân sự là vẻ cao cả của cuộc hành lễ”.*

Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ư nghĩa giáo dục ḷng yêu nước, truyền thống vơ công, ư chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc mà Ông Gióng là biểu tượng đă được Cao Bá Quát diễn tả trong hai vế đối:
Đánh giặc lên ba hiềm đă muộn
Cưỡi chín tầng mây giận chưa cao
 
Quả thật, Hội Gióng đă mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của Ông Gióng và nhân dân ta với giặc Ân. Thông qua đó có thể nhận thức được nhiều điều, không chỉ về các h́nh thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa mà c̣n gợi liên tưởng thú vị tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
 
 

Dân làng Phù Đổng cùng nhau chuẩn bị cho ngày hội Gióng. Ảnh: Trần Văn Bộ.

 

Để biểu đạt những ư tưởng và triết lư dân gian, Hội Gióng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Đó là các ông “ Hiệu “, hệ thống tướng lĩnh của Ông Gióng: “ Phù Giá“, đội quân chính quy ; các “ Cô Tướng “, tượng trưng các đạo quân xâm lược; Phường “Ải Lao “, trong đó có “Ông Hổ “,đội quân tổng hợp; “ Làng áo đỏ “, đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “ Làng áo đen “,đội dân binh v.v… Có thể ví Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đă được chuẩn hoá. Cũng như các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, mỗi một vai diễn đều chứa đựng những ư nghĩa hết sức sâu sắc.

Thí dụ, “ Rước khám đường “ là trinh sát giặc; “Rước nước “ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “ Rước Đống Đàm “ là đi đàm phán kêu gọi hoà b́nh; Rước Trận Soi Bia “ là mô phỏng cách điệu trận đánh ác liệt. Trong trận này, roi sắt gẫy, ông Gióng phải dùng tre đằng ngà, một vũ khí tượng trưng sức mạnh nội lực cuả dân tộc. Với chiến thắng huy hoàng của Ông Gióng, “ Trận Soi Bia “ là chiếc bia soi muôn đời đối với những kẻ nào muốn nḥm ngó đất nước ta.

Lại như lá cờ phướn màu đỏ mà trên đó cao viết chữ “ Lệnh “ tôn nghiêm cùng với các động tác múa cờ Lệnh của ông Hiệu Cờ (vai diễn tượng trưng Ông Gióng ) là biểu đạt một số quan điểm cơ bản của phép luỵện quân cùng phương pháp tác chiến để giành thắng lợi. Đó là “ Quân lệnh phải nghiêm minh “ “ Binh pháp phải mưu lược sáng tạo “(Múa cờ thuận và múa cờ nghịch ).

C̣n như phù giá ngoại (đội h́nh có tới 120 người ) là những vai diễn đóng khố, cởi trần, đầu đội mũ có h́nh quả dưa, trên có đính chín con rồng nhỏ, tượng trưng cho Đất, vai đeo một túi “ bán nguyệt “ có h́nh nửa vầng trăng, tượng trưng cho Trời, tay cầm chiếc quạt giấy màu nâu khắc cụp, khắc x̣e theo khẩu lệnh của các ông “Xướng “ và “ Xuất “, tượng trưng cho một loại vũ khí có sức biến ảo khôn lường. Tất cả hoà quyện trong vai diễn Phù Giá làm nổi rơ sức mạnh vô địch khi người chiến binh được thấm nhuần hào khí thiêng của đất trời quê hương và được trang bị thích hợp.

Trong lẽ hội có 28 cô gái trẻ đóng vai tướng giặc, tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược nhà Ân. Chọn phái đẹp đóng vai tướng giặc, phải chăng Hội Gióng muốn nhác nhở: Hăy thận trọng khi đánh gia kẻ thù.

C̣n các màn rước lễ “ Kén tướng “, “ Kén Phù Giá “, và màn diễn “ Săn hổ, bắt hổ, giúp hổ hoá thân “, có thể suy ngẫm về quan điểm thảm mỹ và đạo lư ứng xử truyền thống v.v …

Hội Gióng chính thống được tổ chức hàng năm vào hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 4 âm lịch tại xă Phù Đổng, huỵen Gia Lâm, thành phố Hà Nội, nơi sinh ra người anh hùng huyền thoại “ Phù Đổng Thiên Vương “

Phấn khởi trước việc nhà nước vừa hoàn thành đợt I trùng tu cụm di tích Đền Gióng và khánh thành chiếc cầu “ Phù Đổng “ bắc qua sông Đuống cùng con đường quốc lộ 1A đi qua địa phận xă, trong không khí thi đua xây dựng quê hương giầu về kinh tế, mạnh về chính trị an ninh, đẹp về văn hoá, cao về trí tuệ, và với ư thức trách nhiệmbảo tồn một di sản văn hoá quư, nhân dân Phù Đổng cùng nhân dân các địa phương có lien quan sự tích Gióng, đang gấp rút chuẩn bị cho lễ Hội Gióng năm Tân Tỵ đúng với các nghi thức truyền thống. Được sự đồng ư của các cấp có thẩm quyền, Ban chỉ đạo lễ Hội Gióng mà ḷng cốt là các cụ trong Ban bảo vệ di tích đă họp với các già làng, trưởng thôn, trưởng xóm rà xét chương tŕnh, tiên hành b́nh chọn các vai diễn. Những ai được b́nh chọn làm “Công việc nhà Thánh “đều là những người có tâm đức, phẩm hạnh …

Hy vọng Hội Gióng đầu tiên của Thiên Niên Kỷ mới sẽ diễn ra hoành tráng, ấn tượng, xứng đáng với tầm vóc của người anh hùng huyền thoại:
“ Nhớ xưa Thánh Gióng tích này
Uy danh lừng lẫy đến nay c̣n truyền”
 
Văn hóa Việt Nam tổng hợp 1989-1995
Ban VHVN TW -1989 (Trang 360)
Bùi Đắc Ngôn
 
Nguồn: lehoivietnam.com
 
 

Hội Gióng - niềm tự hào dân tộc

Hội Gióng là lễ hội lớn và đặc sắc tưởng nhớ Thánh Gióng, một trong những vị Thánh “bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Hội Gióng cũng là lễ hội độc đáo, đặc sắc nhất của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ đă tồn tại qua hàng ngh́n năm lịch sử.

Hiện nay, đồng bằng Bắc bộ có rất nhiều nơi thờ phụng Đức Phù Đổng Thiên vương Thánh Gióng, nhưng chính hội vẫn là ở làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (Sóc Sơn, Hà Nội) nơi Thánh Gióng hóa thân, Hội Gióng độc đáo này hội đủ những tiêu chí của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, ǵn giữ như một phần bản sắc văn hóa của ḿnh, chứa đựng những sáng tạo, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng và ḥa b́nh.

 

Hàng năm, Hội Gióng chính thống được tổ chức vào ngày mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch tại đền Phù Đổng và các vùng lân cận. Hội Gióng được nhiều nhà nghiên cứu văn hoá nhận định, hội như một bảo tàng sống về tín ngưỡng dân gian và nghệ thuật tŕnh diễn được ǵn giữ nguyên trạng qua nhiều thế hệ. Ở Hội Gióng những phong tục, những nghi thức trong lễ hội ẩn chứa cả hệ tư tưởng đạo lư và triết học, đó c̣n là khát vọng ḥa b́nh, độc lập dân tộc măi được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau với ngàn năm lịch sử.

 

Căn cứ vào nhiều thư tịch cổ, ngay từ thời Lư, Lễ hội Gióng đă được đặc biệt quan tâm. Các vương triều sau đó như Trần - Lê cho tới thời Nguyễn... Hội Gióng vẫn luôn đươc ǵn giữ và phát triển.

Hội Gióng được người dân xă Phù Đổng ǵn giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chiến tranh loạn lạc, Hội Gióng bị gián đoạn một thời gian dài nhưng đến năm 1955 Hội Gióng lại được khôi phục. Từ năm 1982 đến nay, Hội Gióng bắt đầu được tổ chức thường xuyên, là một sinh hoạt văn hoá của nhân dân, do nhân dân tổ chức.

 

 

Hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại chính là niềm tự hào dân tộc. Hội Gióng giờ đây được nhân loại biết đến. Mai đây, những địa danh liên quan đến Hội Gióng và Hội Gióng sẽ là điểm đến hấp dẫn của ngành Du lịch Việt Nam đối với du khách trong và ngoài nước. Hy vọng, Lănh đạo TP. Hà Nội, các cơ quan hữu quan, các nhà quản lư, nghiên cứu văn hóa di sản sẽ có những giải pháp tối ưu nhất để bảo tồn và phát huy giá trị Hội Gióng./.

 

 
Hội Làng Khê Thượng
 
Khê Thượng là một ngôi làng cổ nằm ven sông Đà. Vào những ngày đầu năm làng lại mở hội thờ Tản Viên Sơn Thánh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử Việt Nam.
 
Rước Thánh về làng
 
Hội làng được mở từ ngày mùng 3 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Từ chiều ngày mồng 2 người làng đă chuẩn bị kiệu, cờ trống, hương án bên bờ sông Đà để bái vong Ngài ở núi Nghĩa Lĩnh. Theo tục th́ ngày Tết Ngài cùng vợ là Ngọc Hoa công chúa về Tết vua cha, đêm ngày mồng 2 dân làng phải chuẩn bị thuyền rước Ngài về.
 
Sang sáng mùng 3 Tết cả làng sẽ mở hội tưng bừng với nhiều tṛ chơi nhộn nhịp ở sân đ́nh trong đó tục "chém may" và đấu vật đầu năm là đỉnh của ngày hội. Dân làng gọi là đấu vật thờ thánh, vừa khuyến khích tinh thần thượng vơ của nhân dân vừa nhắc lại sự kiện chiến thắng của Sơn Tinh với Thuỷ Tinh nhờ sức lực và ḷng dũng cảm.
 
Tục "chém may" là tục lệ độc đáo của làng diễn ra ngày mồng 7 tết. Dân làng sẽ chọn ra những chàng trai khoẻ mạnh, không tang chế và điều tiếng ǵ trong năm. Người được chọn phải tự tập luyện một ḿnh các thế múa dao để biểu diễn cho thuần thục. Nếu không tốt sẽ cảm thấy có lỗi trước thánh và gia đ́nh. Sáng mồng 7 các chàng trai cởi trần, đóng khố đỏ, chất khăn đỏ, tay trái cầm chiếc thuyền giấy cũng màu đỏ, tay phải cầm dao. Con dao bị mài sắc theo quy định cổ truyền bằng 9 lần chiều ngang của bàn tay người lớn. Các chàng trai vào lễ thánh ở trong đ́nh bước ra tề tựu ở ngoài sân trong sự hồi hộp, náo nức của dân làng. Tại đó họ dựng một hàng cây chuối to đứng thẳng đều nhau, cách chừng vài mét đủ tầm múa lượn của các chàng trai khi chém. Tiếng trống nổi lên, các chàng trai từ từ biểu diễn các điệu múa rồi nhanh dần, nhanh dần theo nhịp trống. Đến khi tiếng trống thúc đổ dồn th́ các đường dao cũng xoáy tít và các chàng trai tiến dần đến chỗ những cây chuối. Nhanh như chớp nhảy lên, người ta chỉ nh́n thấy vệt dao loang loáng và lướt ngang thân cây chuối thấy nó đổ gục mà đoạn dưới vẫn đứng nguyên như không ai động đến. Tiếng reo ḥ cổ vũ vang dậy, đường chém ngọt, chuối đứt ngay báo hiệu điều lành. Bởi v́ tài chém như vậy các quân thuỷ quái của Thủy Tinh sẽ sợ mà từ bỏ ư định phá hoại, quấy dân làng. Người ta vui mừng, hồ bởi vào lễ tạ trong đ́nh và ra về với niềm phấn khích của một năm mới đầy hy vọng, bởi "vạn sự khởi đầu nan" đă rất tốt đẹp. Mọi người chúc tụng nhau, cùng vui chơi nốt ngày hội với hy vọng ngày mai tốt đẹp.
 
Đầu xuân mời bạn đến với làng Khê Thượng ḥa ḿnh vào lễ tục náo nhiệt có từ thuở khai sơ, nơi 18 thời vua Hùng dựng xây nên đất Việt lớn mạnh ngày nay
 
Nguồn: saigontoserco

Hội Phong Chúa Rước Vua

Nhà vua gương mặt uy nghiêm, ḿnh khoác long bào, đầu đội mũ ngự ngồi trên ngai vàng, xung quanh cờ lọng rợp trời, trống chiêng rộn ră, đoàn người kéo dài cả cây số rùng rùng rước kiệu vàng vào đền làm lễ... Đó là khung cảnh của lễ rước vua giả độc đáo có một không hai diễn ra ở làng Thụỵ Lôi, xă Thụỵ Lâm, Đông Anh, Hà Nội.

Tích xưa kể rằng sau nhiều lần xây thành Cổ Loa không xong, cứ ngày xây đêm lại đổ, vua Thục Phán An Dương Vương được thần Huyền Thiên Trấn Vũ giúp diệt trừ yêu tinh, từ đó thành xây lên mới vững chăi. Để tạc ghi công đức của thần, nhà vua cho xây dựng đền Sái, thờ thần Trấn Vũ và hàng năm cứ vào mùa xuân nhà vua lại đích thân xa giá về bái yết tại đền. Về sau, việc đi lại khó khăn, tốn kém tiền bạc của nhân dân nên nhà vua ban chiếu cho làng Thụỵ Lôi thực hành nghi lễ này. Từ đó xuất hiện lễ hội “Rước vua giả”, c̣n gọi là lễ rước vua sống của nhân dân làng Thụỵ Lôi.

Lễ hội rước vua ở làng Thụỵ Lôi được tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho ngày hội lớn này, n_ từ những ngày đầu năm mới dân làng đă cho sửa sang lại đường sá, những cụ có uy tín trong làng t́m chỗ dựng dinh cho vua, chúa và các quan lại; dân làng làm bánh chưng, bánh dày tiến vua cùng nhiều sản vật khác... Trước ngày diễn ra hội chính, làng cho giết trâu, ḅ, lợn để khao dân tại đ́nh làng... Sáng 11 tháng Giêng là ngày hội chính, ngoài người được chọn làm vua c̣n có chúa và bốn vị quan đầu triều cùng tham gia lễ rước. Vua giả ngồi trên kiệu được trai tráng trong làng rước ra đ́nh cùng các quan. Trong khi rước, thỉnh thoảng đám trai tráng khênh kiệu “chúa” lại hô vang rồi chạy để dẹp đường cho “vua”. Sau khi “vua”, “chúa” cùng bá quan yên vị, yến tiệc bắt đầu; tan tiệc trống chiêng nổi lên rộn ră, theo nghi lễ truyền thống, “chúa” lên kiệu vào yết “vua”, sau đó “vua” lên kiệu và cuộc rước bắt đầu: “vua” lên bái vọng đức Huyền Thiên ở đền Sái và thực hiện nhiều nghi lễ khác ở đ́nh, chùa... Lễ hội diễn ra trong không khí trang nghiêm mà náo nhiệt, chiêng trống nổi liên hồi, ai nấy đều hồ hởi dơi theo đám rước, hàng vạn người nối nhau làm ngày xuân như dài măi... Đặc biệt sau lễ rước, “vua” trở về dinh là... nhà ḿnh, ngự trên ngai vàng, bà con làng xóm vui mừng tới dinh “vua” chúc mừng. Theo các cụ cao niên trong làng, những người được phong “vua” phải đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe về đức độ, sức khỏe, tuổi tác (trên 70 tuổi)... Vị “vua” được chọn sẽ có uy tín rất lớn trong những việc nghi lễ của làng cho đến lễ rước tiếp theo có “vua” mới được bầu chọn. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lễ rước vua giả ở Thụy Lôi bị gián đoạn, từ năm 1984 đến nay được duy tŕ rất đều đặn. Xưa kia, nhà vua cắt ruộng đất cho những người được giao chuẩn bị lợn, trâu làm lễ khi đón rước vua, nay ở Thụỵ Lôi vẫn c̣n những cánh đồng mang tên dơng Vua, khu Trâu đô, Lợn đô...

Trước kia lễ hội rước vua diễn ra trong ba ngày, nay chỉ tổ chức gọn một ngày cho phù hợp với đời sống văn hóa mới. Ngày 11 tháng Giêng hàng năm, du khách khắp nơi lại đổ về Thụy Lôi để dự lễ rước vua giả độc đáo của làng và càng thêm tự hào về một nét văn hóa đặc sắc của ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Nguồn: saigontoserco

Lễ Hội Chạy Lợn

Vào ngày mồng 7 tháng 1 âm lịch hàng năm, người dân Duyên Yết, xă Hồng Thái, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) lại tổ chức lễ hội chạy lợn thờ độc đáo. Theo người dân trong vùng th́ lễ hội bắt nguồn từ thời vua Hùng thứ 18 và ngày nay lễ hội được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa dự án bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Chuẩn bị lợn bắt đầu cuộc thi

Chuyện làng kể lại rằng vào thời vua Hùng thứ 18 có hai vị tướng thống lĩnh thủy quân khi hành quân qua vùng Duyên Yết được các vị bô lăo trong làng mở tiệc khao quân. Hai vị tướng bằng ḷng nhưng phải làm sao thật nhanh để binh sĩ kịp hành quân đuổi giặc. Kể từ ngày đó, cứ đến đúng ngày đăi quân năm xưa dân làng lại mở hội chạy lợn để nhớ về một truyền thống có ư nghĩa về t́nh quân dân khắng khích thời xa xưa. Và ư nghĩa của từ "chạy lợn" ở đây có nghĩa là mổ lợn thật nhanh và làm cỗ thật nhanh.

Bắt đầu bằng công đoạn cắt tiết

Những con lợn ngày hôm nay được mổ trong ngày hội phải được người dân nuôi hết sức cẩn thận trước đó. Trước ngày hội khoảng 10 ngày, lợn được cho ăn cháo gạo nếp, tắm rửa bằng nước thơm sạch sẽ mỗi ngày. Thịt lợn th́ ở chỗ nào chẳng giống nhau nhưng cái cách làm thịt lợn ở lễ hội này th́ rất độc đáo. Các thanh niên phải hoàn thành công việc phức tạp từ cắt tiết đến mổ trong thời gian từ 2 phút đến 3 phút. Sau đó bày mâm cỗ cúng chỉ lấy phần thủ lợn và các bộ phận khác như miếng tề vai, tề mông, quả tim, miếng mỡ chài bao quanh dạ dày phủ lên thủ lợn, một quả thận và tiết lợn đông. Và nhất là mọi việc phải đạt tiêu chuẩn Nhanh (Thời gian), Tinh (sạch sẽ, kĩ lưỡng, kích cỡ theo quy định)... và phần thân con lợn sau khi giết mổ phải gần như nguyên vẹn, những vết mổ moi để lấy ngũ tạng phải kín đáo.

Bày mâm cúng thần

Các vị bô lăo trong làng đóng vai tṛ giám khảo, kiểm tra con lợn rất kỹ sau khi giết mổ. Con nào bị thủng ruột và mổ phanh ra lấy lục phủ ngũ tạng đều không được chấm điểm. Sau khi chấm điểm mâm cỗ sẽ được mang vào đ́nh tế thánh, phần c̣n lại dành liên hoan giữa các thôn

Nguồn: saigontoserco

Lễ hội đền Đồng Nhân

Thời gian: 04-06/2 âm lịch.

Địa điểm: Đền Đồng Nhân, 12 Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Hai Bà Trưng.

Đặc điểm: Tế lễ, rước nước, rước kiệu, đánh trận giả, hát văn, hát quan họ, đấu cờ, đấu vơ

Lễ hội đền Đồng Nhân là một trong những lễ hội lớn của nước ta, được tổ chức nhằm tưởng nhớ hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị - những nữ anh hùng kiệt xuất đă phất cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho dân tộc.

Hai bà quê ở Mê Linh (nay thuộc huyện Mê Linh, Hà Nội). Vào những năm 40 - 43 sau công nguyên, khi nhà Đông Hán đang cai trị hà khắc nước Việt, thái thú nhà Đông Hán là Tô Định đă giết hại Thi Sách - chồng của bà Trưng Trắc. Hận giặc đàn áp nhân dân, giết hại chồng ḿnh, hai bà đă phất cờ nổi dậy và được dân chúng ở các nơi cùng hưởng ứng đánh đuổi quân Đông Hán, lấy được 65 huyện thành (toàn bộ lănh thổ nước Việt hồi đó) và tự xưng làm vua. Năm 42, nhà Đông Hán sai tướng là Mă Viện mang quân sang chiếm lại nước Việt. Lực lượng của hai bà yếu thế hơn và phải rút về Cấm Khê (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) cầm cự gần 1 năm. Khi không chống đỡ nổi, hai bà chạy về địa phận đền Hát Môn bây giờ (xă Hát Môn, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) và cùng nhảy xuống sông Hát tự vẫn vào ngày 6/2 âm lịch. Khi chết đi, hai bà hóa thành pho tượng đá trôi trên sông Hồng về băi Đồng Nhân (Thanh Tŕ, Hà Nội) và ban đêm thường phát sáng rực rỡ. Năm 1142, dưới triều vua Lư Anh Tông, sau khi vua biết chuyện về pho tượng phát sáng đă truyền lệnh cho dân làng Đồng Nhân lấy vải đỏ rước tượng bà về và lập đền thờ ngay tại băi Đồng Nhân ven sông. Về sau, do băi sông bị lở dần, đền có nguy cơ bị đổ nên dân làng dời đền về khu Vơ Sở (thời Lê dùng làm nơi luyện và thi vơ) ở thôn Hương Viên (nay thuộc phường Đồng Nhân, Hà Nội). Dân làng Đồng Nhân ở ngoài băi cũng di chuyển theo đền về nơi mới để thờ cúng hai bà.

Lễ hội đền Đồng Nhân được tổ chức từ mồng 4 đến hết 6/2 âm lịch hàng năm, chính hội là  5 - 6 /2. Cứ 5 năm có một hội lớn, thu hút rất nhiều nhân dân cùng du khách thập phương về tham dự.

Diễn biến hội:

Ngày 04/2:

Buổi sáng, các cụ ông phường Đồng Nhân trong trang phục truyền thống làm lễ bao sái đồ thờ và lễ tế yết xin đức Thánh khai hội. Sau đó, là lễ dâng cúng trà rượu vào hậu cung theo tục lệ xưa do các cụ bà đảm nhiệm. Tiếp theo đội tế nữ phường Đồng Nhân làm lễ dâng hương.

Ngày 05/2:

Từ 6h sáng, giữa tiếng trống, tiếng chiêng và cờ quạt, tán lọng rực rỡ, đám rước đi ra đường Nguyễn Công Trứ rồi tiến về bờ sông Hồng, đến miếu thờ Hai Bà ở đường Bạch Đằng th́ dừng kiệu. Đội rước nước khiêng 2 choé xuống thuyền đă chờ sẵn, rồi chèo thuyền ra giữa ḍng, múc nước vào đôi choé (nước đem về sẽ được nấu với trầm hương để làm lễ tắm tượng và dâng cúng Thánh). Sau đó,  đội rước nước chèo thuyền vào bờ rồi nhập vào đám rước chính để trở lại đền. Khi đoàn rước đă yên vị tại đền, đội tế nữ làm lễ dâng hương lễ Thánh. Sau tuần tế là tiết mục múa đèn, được thực hiện bởi mười cô gái vấn khăn, mặc áo dài đen, thắt lưng điều, hai tay cầm hai đèn, múa trước bàn thờ. Dẫn nhịp cho đội múa là "con đĩ đánh bồng" do một nam đóng giả nữ, mặc áo the quần trắng, khăn lượt, đeo trống cơm, sau lưng cắm cờ đuôi nheo, hai tay "bập bùng" dẫn động tác cho đội múa đèn một cách mềm mại, duyên dáng. Đến tối, lễ mộc dục được diễn ra lúc 19h tối với lễ lục cúng do các vị sư làm lễ (dâng sáu lễ vật hương, hoa, đèn và nến, trà, quả).

Ngày 06/2:

Buổi sáng có chương tŕnh biểu diễn hoạt cảnh, tái hiện cảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc. Tiếp đó lễ mít tinh đón các xă quan anh về để tế hội đồng được tổ chức. Theo tục lệ truyền thống, đúng 12 giờ trưa, cỗ chay của ông chủ cỗ và của dân làng được rước vào để làm lễ Thánh. Sau đó là lễ tế hội đồng của 4 xă, phường kết chạ là: Đồng Nhân, Mê Linh, Hát Môn, Phụng Công.  Kết thúc lễ hội là màn tế giă hội đóng cửa đền của đội tế nam Đồng Nhân vào lúc xế chiều.

Trong thời gian diễn ra lễ hội c̣n có nhiều hoạt động được tổ chức như: hát quan họ trên thuyền, hát chầu văn, biểu diễn vơ thuật, múa roi, thi đấu cờ, chọi gà...

(Nguồn: TTTTDL, Bài và ảnh: Huy Hoàng) 

Hội đền An Dương Vương - HÀ NỘI

Hội đền An Dương Vương :Đền thờ An Dương Vương toạ lạc trên mảnh đất thuộc làng Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 17 km nằm trên quốc lộ Hà Nội đi Phúc Yên. 

Đền nằm trong vị trí khu Thành Cổ, bao gồm một cụm các di tích: Đ́nh Ngự Triều Di Quy, tương truyền đây là nơi ngự triều của vua Thục; Am Bà Chúa - nơi thờ công chúa Mỵ Châu, con gái vua Thục. Trong am vẫn c̣n pho tượng đá cụt đầu, dấu tích của nỗi ḷng oan khiên hận t́nh nợ nước của nàng công chúa v́ nhẹ dạ mà mắc mưu kẻ địch để nỗi nước mất nhà tan. 

Từ Am Bà Chúa sang thăm đền Thượng, c̣n gọi là Đền Vua Chủ. Đây chính là nơi thờ An Dương Vương. Trong đền có thờ đôi ngựa Hồng và trống đồng vua Thục. Trước đền có giếng Ngọc, nơi Trọng Thuỷ tự tử v́ hối hận. Trong cụm di tích này c̣n có một miếu nhỏ thờ thần Kim Quy. 

Hội đền Cổ Loa cử hành hằng năm vào ngày mồng 6 tháng Giêng và kéo dài trong khoảng 10 ngày. Trong ngày lễ hội có sự tham dự của dân 12 xóm trong vùng Cổ Loa. Lễ hội mở đầu bằng đám rước Văn Chỉ và kiệu Thành hoàng các xóm sáng mồng 6 tháng Giêng sang đền thờ Vua chủ. Đền Thượng sẽ là nơi cử hành tế lễ, sân đền có cắm cờ ngũ sắc và bày các khí tự: đôi ngựa hồng, ngựa bạch hai bên tả hữu, chính giữa là hương án có bày đồ lễ, hộp kính đựng hia vàng và các đồ ngũ sự cùng với các khí giới của nhà vua. 

Tuy nhiên tượng nhà vua và chiếc mũ b́nh thiên vẫn để trong gian thờ. Khi đám rước tới, các tiên chỉ sẽ sắp xếp theo chánh hội tế và cử hành nghi thức tế cổ truyền. Lễ tế thường kéo dài từ lúc quá Ngọ sang Mùi mới xong (12 giờ - 1 giờ). Sau khi đội tế của làng Cổ Loa tế xong lần lượt sẽ đến các đội tế khác (nếu có). Cuối cùng là dân làng và du khách vào lễ cầu nguyện nhà vua phù hộ cho thịnh vượng b́nh yên. 

Sau buổi tế, dân làng tổ chức rước kiệu thần của 12 xóm và kiệu long đ́nh của nhà vua cùng cung tên, kiếm nỏ, phường bát âm, cờ quạt đi một ṿng quanh giếng Trọng Thuỷ về đ́nh Ngự Triều (tới cửa điếm làng Cổ Loa th́ kiệu làng nào về làng ấy, chỉ có kiệu làng Cổ Loa được rước về đ́nh Ngự Triều). Đám rước xong cũng là lúc dân làng tham dự hội với những tṛ vui cổ truyền: đánh đu, đáo, đĩa, các cụ th́ chơi tổ tôm, cờ bỏi... Hội cứ thế kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tạ trời đất và đóng đám. (Internet)

Nguồn: saigontoserco

Lễ Hội Cổ Loa Hà Nội

Xă huyện Đông Anh, Hà Nội

 

 

Từ Thủ đô, theo đường quốc lộ số 2 Hà Nội – Lào Cai, tới cây số 17 rẽ tay phải đi tiếp khoảng một cây số, sẽ đến Đền Cổ Loa. Khu vực này có mái đ́nh cổ kính dựng trên đất vốn là đế đô của vua Thục. Nơi thờ An Dương Vương (Thục Phán). Lễ Hội Đền An Dương Vươngtổ chức từ mồng 6 đến 18 tháng Giêng.

Đền thuộc xă Cổ Loa, huyện Đông Anh. Xă Cổ Loa gồm ba làng Chùa, Đông và Đoài. Xưa, ba làng gồm mười hai xóm mà tới nay tên gọi vẫn c̣n như chứng tích của lịch sử: Thượng, Nhồi, Dơng, Gà, Lan Tŕ, Chùa, Chợ Vang, Hương, Mít, Băi và Trại. Mười hai xóm ấy xưa nay vẫn cùng nhau thờ phụng, trông coi di tích nổi tiếng này của cả nước và hàng năm cứ mồng 6 tháng Giêng lại mở hội để tưởng nhớ An Dương Vương, nhớ một trang sử cổ đại vừa oai hùng, vừa bi thảm của đất nước gắn liền với một mối t́nh éo le, nổi tiếng, đồng thời là một bài học lớn về tinh thần cảnh giác.

Vùng Cổ Loa c̣n giữ được nhiều di tích có giá trị mà truyền thuyết đă nhắc đến. Đó là đền thờ Thục Phán An Dương Vương, am bà Chúa Mỵ Châu, đường Mèn... (nơi phát hiện ra hàng vạn mũi tên đồng, vũ khí Vua Thục).
Đền thờ An Dương Vương nằm trên địa phận xóm Chùa, c̣n gọi là đền Thượng. Trước đền là hai con rồng đá, sân đền lát đá xanh, theo bia kư, đền xây dựng năm 1687 và sửa lại năm 1893.

 

 


Đền được xây dựng trên một g̣ đất cao dưới chân lũy thành cũ, góc tây – nam. Theo dân gian đó là đầu con rồng. Qua cổng ngoài của đền sẽ tới tam quan cổ kính với lầu thượng cao, hai bên lối đi có hai giếng mắt rồng đối xứng nhau. Bước qua tam quan là vào sân đền, hai bên sân có nhà khách cho người thập phương dừng chân sửa lễ.
Nơi thờ An Dương Vương gồm có hạ điện là một ngôi nhà ba gian to, cao, cột lim đồ sộ, tám mái cong vút. Từ tả hữu của hạ điện có hai dăy nhà hành lang phía ngoài xây kín nối với thượng điện. Khoảng vuông ở giữa là một ngôi nhà chồng diêm tám mái cao.

Trên bàn thờ có tượng rùa vàng bằng gỗ sơn son thiếp vàng và một chiếc nỏ đặt sẵn tên. Đó là bàn thờ Thần Kim Quy. Thượng điện cũng ba gian, bàn thờ An Dương Vương đặt giữa, bên đông thờ hoàng hậu, bên tây thờ thái thượng hoàng. Tượng An Dương Vương là pho tượng bằng đồng mặc triều phục.

 
Phía Tây đền An Dương Vương trên một g̣ đất cao, xưa kia vua lập miếu thờ Thần Nông, là nhà bia.


Cách cổng đền không xa, trước mặt là ao tṛn, chính giữa là một cồn đất tṛn có giếng nhỏ ở giữa xây gạch. Tương truyền đó là giếng Ngọc, nơi xưa kia Trọng Thủy nhớ Mỵ Châu đă nhảy xuống tự tử.


Cách đền vài trăm mét là am Bà Chúa ở cạnh đ́nh Cổ Loa. Nơi đây có một cây đa cổ thụ trùm bóng mát lên am. Am Bà Chúa cũng có thượng điện và hạ điện. Hạ điện là ngôi nhà nhỏ ba gian, ở giữa là bàn thờ. Cách đó một sân nhỏ là thượng điện cũng ba gian. Gian giữa đặt bàn thờ công chúa Mỵ Châu, phủ vải vàng lên bức tượng. Tượng chỉ là ḥn đă tự nhiên có h́nh kỳ dị như pho tượng cụt đầu. Hai bên là mười hai nàng hầu. Sau bàn thờ công chúa, vén bức màn ta sẽ thấy một khối đá. Khối đá có ba bề xây kín, đó là mộ Mỵ Châu theo lời tương truyền của dân gian.

Đ́nh Cổ Loa cũng nằm trong cụm di tích thờ An Dương Vương. Đ́nh trông về hướng Nam, trước có tam quan, nay đă bị phá. Như trên đă tŕnh bày, đ́nh được xây cất trên đất mà tương truyền là nơi vua ngự triều. Tiếp theo là một lớp cửa xây kiểu tam quan, có cửa kín ở giữa và hai cửa nhỏ hai bên. Cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao; cửa hai bên kiểu ṭ ṿ mái giả. Sau lần cửa là sân gạch rộng.

Quanh những di tích này, xưa kia dân làng mở hội để tưởng nhớ An Dương Vương và những sự tích xung quanh ông. Khu di tích lịch sử này nổi tiếng từ lâu đời, thu hút lớp lớp người nhiều thế hệ đến đây, như ca dao xưa truyền lại:
Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành cũ khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành c̣n ghi

Từ lâu trong dân gian đă lưu truyền câu: “chết th́ bỏ con bỏ cháu, sống th́ không bỏ mồng 6 tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa, hội bắt đầu từ ngày mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày Thục Phán nhập cung và ngày mồng  9 tháng Giêng là ngày ông lên ngôi, khao toàn bộ  binh sĩ. Cho nên để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cùng tám xă hộ nhi rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng.


Cũng từ lâu các triều đại phong kiến hết sức chú ư giúp dân địa phương chăm lo hương khói tại đền. Chỉ dụ lâu đời nhất đề niên hiệu Lê Thần Đức (1614) c̣n ghi: cấp cho xă Cổ Loa năm mươi mẫu ruộng tế điền miễn thuế để trông coi đền miếu. Các đời vua Vĩnh Tộ (1620), Phúc Thái (1649), Cảnh Trị (1673), Vĩnh Thịnh (1708), Long Đức (1735), Vĩnh Hựu (1793) đều có chỉ dụ nhắc lại.
Lễ vật dùng cho tế lễ ngoài sự đóng góp của các giáp c̣n có hoa lợi của số ruộng đă kể trên. Trong đó có hai mươi mốt mẫu dùng cho làm cỗ bỏng, hai mươi nhăm mẫu dành cho lễ. Ngoài ra là để hương khói ngày thánh sinh, thánh hóa.
Cổ Loa c̣n kết chạ với tám xă khác ở xung quanh vùng thờ An Dương Vương từ ngày mồng 6 tháng Giêng. Do vậy hội đền An Dương Vương là một hội lớn trong vùng với sự tham gia không chỉ riêng dân xă Cổ Loa mà của các làng kết nghĩa nữa.


Ngày mồng 6 tháng Giêng là ngày chính hội nhưng dân làng đă tiến hành lễ nhập tịch từ ngày 14 tháng Chạp. Năm phong đăng ḥa cốc th́ lễ nhập tịch được tiến hành rất long trọng. Khắp nơi trong làng đường sá được sửa sang, quét dọn sạch sẽ. Các di tích được quét dọn, lau chùi tu bổ, đồ tế khí, cờ quạt được trưng bày… để chuẩn bị.
Ngày 18 tháng Chạp là ngày lễ gia quan. Áo mũ của thần được đem ra đặt lên kiệu rước về đền nơi thần ngự. Những người khiêng kiệu hôm đó phải chay tịnh từ trước. Các người hành lễ cũng phải giữ thanh khiết, bịt miệng bằng vải đỏ trong lúc phong bao áo mũ cho thần. Sau đó được tiến hành một tuần tế - tế gia quan.

Trước hội phe tư văn trong làng đă lựa chọn người văn hay chữ tốt viết chúc văn tế thần. Người đó c̣n phải là người đỗ đạt cao, có tài văn chương được mọi người tín nhiệm. Phe tư văn có văn chỉ và có ruộng tư văn ba mẫu để chi vào việc hội họp và nghi lễ trong năm.
Từ sớm ngày mồng 6, một đoàn người mang lễ phục cầm cờ quạt, tàn, lọng đ́nh, dẫn đầu là chủ lễ mặc áo thụng xanh, đội mũ tế đến nhà ông diễn văn rước bản văn ra đền. Đám rước rất nghiêm trang và lộng lẫy. Một hồi tù và rúc lên, báo hiệu đám rước văn đă tới. Ông cai đám ở đền Thượng ra nghênh tiếp bản văn và rước vào, trịnh trọng đặt lên hương án. Đoàn người lần lượt lễ thần rồi lui ra.

 

Trong khi dân làng Cổ Loa rước văn ra đền, th́ bảy xă lân cận cũng tiến hành cuộc rước kiệu của ḿnh tới đền Cổ Loa. Từ khắp các ngả đường, đâu đâu người ta cũng gặp các đám rước với cờ quạt, nghi trượng, kiệu, phường bát âm và màu cờ sắc áo lễ phục rực rỡ của mọi người tạo nên quanh cảnh ngoạn mục giữa tiết trời xuân. Đám rước của các xă đến đầu làng th́ Cổ Loa cử người ra nghênh đón và đưa vào đền Thượng. Trước cửa đền Thượng là hai con ngựa gỗ to như ngựa thật được trang trí đủ ngù, đai thêu kim tuyến rất đẹp. Trên lối đi vào nội điện là hai hàng cờ quạt, chấp kích xếp hàng song song. Khoảng giữa sân là kiệu của các xă. Trước cửa đền là hương án lớn bày bộ ngũ sự bằng đồng và các lễ vật cùng hộp kính đựng hia vàng. Bên cạnh là hương án nhỏ trên bày chiếc đỉnh và đôi hạc đồng cùng chiếc nỏ, bó tên và một thanh kiếm. Nỏ sơn son thếp vàng, biểu trưng của chiếc nỏ thần xưa. Không khí hội thật nhộn nhịp, quanh cảnh thật là hoàng tráng.

Điều đáng lưu ư là lễ vật dâng lên ngoài hương, hoa, oản, quả và xôi thịt, c̣n có cỗ bánh dày, cỗ bỏng và chè lam, tương truyền đó là những thứ mà An Dương Vương dùng để khao quân.


Mặt khác theo nghi thức, đây là tế hội đồng, bảy xă cùng với Cổ Loa thay phiên nhau hành lễ. Thường Cổ Loa là chủ nên được tế trước, nhưng bao giờ cũng vậy, Cổ Loa mời làng Quậy (Liêu Hà) tế đầu tiên. V́ người làng Quậy mới là dân gốc ở đây. Cuộc đại tế đến quá ngọ (mười hai giờ trưa) mới hoàn tất, mỗi xă cử bốn quan viên vào lễ tạ. Mọi động tác nghi lễ đều tuân theo hiệu trống, chiêng. Trong lúc đó, ở nội tự, đại diện các xă cầu nguyện nhà vua phù hộ cho làng ḿnh được b́nh yên, thịnh vượng.


Giếng Ngọc trước cửa đền An Dương Vương ở Cổ Loa.

Tiếp là lễ nghênh rước thần từ đền sang đ́nh để thần dự hội. Đám rước này khá đặc biệt, từ đền Thượng đi ṿng qua giếng Ngọc ra đến đầu làng rồi thần về ngự tại đ́nh Cổ Loa. Tuy đường ngắn nhưng đám rước đi rất chậm và kéo dài thời gian. Tất cả kiệu của các làng đều dự rước. Đây là đám rước uy nghiêm và lớn nhất. Đến tam quan, các kiệu dự lễ ban phúc trước lúc ra về. Ông chủ tế của làng Cổ Loa thắp hương, xóc thẻ rồi ban phúc cho các xă bằng cách cắm cho mỗi kiệu ba nén hương. Hương này đủ cháy cho đến khi kiệu về tới xă ḿnh. Sau đó, Cổ Loa vào tế một tuần cuối cùng tại đ́nh, kết thúc nghi lễ ngày chính hội.Kể từ đó cho hết hội tại đền và đ́nh tiến hành lễ túc trực, và lễ của các phe, giáp, các ḍng họ cũng như các đoàn thể khác và khách thập phương cùng lễ vật tự lo liệu.

Trong suốt 12 ngày đêm tại đền và đ́nh đều có lễ túc trực. Đến 18 tháng Giêng, người ta tổ chức một đại tế giă đám tại đền. Các nghi thức của buổi lễ cử hành y như đại lễ ngày chính hội. Sau cùng thần vị được rước hoàn cung và kết thúc hội. Ngày nay, làng mở tiệc ăn uống vui vẻ, mọi người cùng nhau hưởng lộc thánh lấy khước cho một năm làm ăn với nhiều hi vọng. Ngoài lễ hội lớn này, tại đền trong năm c̣n có những kỳ tế khác, đó là ngày 11 tháng Tám tục truyền là sinh nhật của An Dương vương mà mồng 7 tháng Ba là ngày thánh hoá. Riêng ngày thánh sinh ở đây dân làng c̣n tổ chức nhiều tṛ vui vẻ đặc sắc và tổ chức ăn uống linh đ́nh để mừng thánh ra đời. C̣n ngày thánh hoá chỉ tế lễ mà không có tiệc tùng ca hát ǵ. Dân Cổ Loa c̣n có phong tục đặc sắc nữa là lễ “ăn sêu bà Chúa” tức là lễ ăn hỏi công chúa Mỵ Châu vào ngày 13 tháng Tám.

Các tṛ vui hội hè ở Cổ Loa được tiến hành tại sân đ́nh và xung quanh các nơi thờ tự. Cũng như các hội làng ở Bắc bộ, hội Cổ Loa có những tṛ vui như cờ người, đấu vật, chọi gà, đu, tổ tôm, hát tuồng, chèo…

Cờ người là cuộc thi thú vị diễn ra tại sân đền. Tuỳ theo từng năm số người đăng kư đấu nhiều hay ít mà người ta phân bảng hay đấu ṿng. Thường thường số người chơi không nhiều mà thời gian hội dài nên người ta tổ chức đấu ṿng. Ai muốn dự thi phải được khảo, nếu là người cao cờ mới được chơi. Trước khi vào cuộc đấu, phải vào lễ thánh. Cứ lần lượt đấu loại nhau, những người giữ giải đến ngày cuối là người thắng cuộc. Ngày cuối đông vui nhất v́ là ngày phá giải cờ. Ai phá giải th́ được suy tôn là người giỏi cờ nhất hội năm đó. Thường thường v́ danh dự nên các làng đều cử những tay cờ giỏi nhất của ḿnh đến tham gia. Thắng cờ là niềm vinh dự lớn cho cả làng.

Tṛ đấu vật lại diễn ra ở băi đất ngoài đ́nh. Nếu như ở giải cờ là cuộc người ta đấu trí thông minh, th́ ở giải vật là tinh thần thượng vơ, sức khoẻ, sự nhanh nhẹn và không kém phần thông minh. Do vậy giải vật cũng là một giải mang vinh dự lớn cho các đô và dân làng. Giải vật chỉ ba bậc: giải cọc, giải thứ, và giải cuộc. Mỗi bậc có thể có nhiều người được giải. Giải cuộc là giải cho tất cả các đô vật vào gióng, dù là thắng hay thua. Giải thưởng thường là ấm đồng, mâm thau, ṿ rượu hay thùng gạo nếp…Các chàng trai đua nhau đọ sức so tài không chỉ v́ giải mà c̣n là dịp để phô bày sức khoẻ và tài nghệ của ḿnh trước bàn dân thiên hạ, trước mắt các cô gái trong vùng. Đối với họ đó là niềm vui, niềm vinh dự  mà hội làng mang đến, chứ không chỉ là sự ăn thua.

Chọi gà cũng là một trong những tṛ vui nổi tiếng ở hội đền Cổ Loa. Vùng này cũng là vùng hay tổ chức đấu chọi gà và nuôi gà chọi. Do vậy dịp hội người ta đem đến đây những cặp gà đă được nuôi nấng, luyện tập rất công phu để tranh giải. Các cụ cho biết thời xa xưa hội Cổ Loa có đánh trống đồng, nam nữ từng đôi “giă trống” (như giă cối gạo chày tay). Tiếng trống đồng trầm hùng vang vang, như thời con người ở núi, ở rừng.

Ngoài những cuộc vui trên, trong hội Cổ Loa c̣n nhiều tṛ và cuộc đua tài khác không kém phần hấp dẫn như tổ tôm điếm thu hút các cụ già, nhún đu lôi kéo các trai thanh gái lịch, múa rối nước, hát cửa đ́nh…Ban đêm có hát tuồng, chèo. Đây là những đêm hội mà xưa kia, người dân quê ai ai cũng say mê đến mức có thể “bỏ con bỏ cháu” để về với hội. Những tṛ vui ấy kéo dài suốt từ ngày mở đám cho đến ngày giă hội.

Nguồn: Mytour.vn

Lễ Hội Đền Chúa Xă Cổ Nhuế

Lễ hội đền Chúa xă Cổ Nhuế: Thôn Viên, xă Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm (Hà Nội) có chùa Anh Linh và đền Chúa là hai di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật gắn liền với sự kiện lịch sử đời Trần chống giặc Nguyên Mông, đồng thời gắn với quá tŕnh chiêu dân, lập ấp thành làng Việt Cổ ở xă Cổ Nhuế với công lao sự nghiệp của công chúa Túc Trinh. 

Anh Linh Tự do công chúa Túc Trinh bỏ tiền bạc ra xây dựng, ngày đêm chăm lo Phật đạo, giáo hóa chúng sinh, dạy dân cày cấy, lập làng Kẻ Noi (nay là xă Cổ Nhuế). Để tưởng nhớ công ơn của Bà, nhân dân xă Cổ Nhuế thờ Bà làm Hậu phật tại chùa Anh Linh và Thiên Phúc. Các đền, miếu trong thôn thờ Bà, lấy tên là Tối Linh Từ và tôn Bà làm Thần Chủ. 

Tương truyền, sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất (năm Mậu Ngọ 1258), để phát triển sản xuất làm cho dân ấm no, quốc gia hưng thịnh, Vua Trần đă xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa chiêu tập dân phiêu tán để khai khẩn đất hoang, mở rộng vùng ven kinh thành Thăng Long. Theo chiếu chỉ, công chúa Túc Trinh, con gái Vua Trần Thánh Tông (1240 -1290), đă rời cung điện ra vùng phía tây bắc kinh thành Thăng Long. Công chúa bỏ tiền bạc phát chẩn, cấp vốn cho dân nghèo dựng nhà, vỡ đất cấy trồng làm ăn sinh sống, thành làng, thành xóm. Sau khi lập làng Cổ Nhuế Viên, công chúa Túc Trinh đến làng An Nội, xă Liên Mạc, huyện Từ Liêm để làm tiếp việc ân đức. 

Sau này, ngày giỗ công chúa Túc Trinh được tổ chức ở cả hai làng An Hội và Cổ Nhuế. Đêm 30/7 âm lịch hàng năm, làm lễ mở cửa đền. Vào giờ Tư ngày mồng 1/8 âm lịch hàng năm, làm lễ mộc dục và cúng thức. Lễ mộc dục do một vị bô lăo trong làng đảm nhiệm, trang phục chỉnh tề, đầu đội khăn xếp, quần trùng, áo dài, chân đi hài vân sảo, tất cả đều màu đỏ. Vị bô lăo thay mặt cho cả dân làng làm việc ân đức với Chúa nên hết sức tuân thủ các điều kiêng kỵ: ăn chay một tháng, không ngủ chung với phụ nữ... Nước làm lễ mộc dục phải là nước mưa tinh khiết nấu với ngũ vị hương. Người nấu nước ngũ vị là đàn bà và cũng phải tuân thủ các điều kiêng cữ như vị bô lăo. Trước khi làm lễ, vị bô lăo rửa tay gọi là quán tẩy, vẩy nước hoa vào người, xoa lên mặt, đầu và hai tay, gọi là tẩy uế. 

Sau khi mộc dục cho Chúa Bà, các đồ mă cũ đem đốt, dâng đồ mới. Y phục cũ của Chúa Bà được người ta tranh nhau lấy phần đem về để ở bàn thờ tổ tiên với ư nghĩa: có phép mầu nhiệm của Chúa Bà, gia đ́nh sẽ làm ăn hưng thịnh, tránh mọi điều xấu hoặc se thành sợi buộc vào cổ tay, chân hay đeo ở cổ cho trẻ con đi đêm không sợ ma quỷ, đêm ngủ không giật ḿnh. Các bà già cũng lấy một miếng vải áo của Chúa Bà khâu ở vạt áo hoặc buộc vào tràng hạt để cầu mong sau này chết được Chúa Bà giúp sức chầu về cảnh tây phương cực lạc. 

Lễ mộc dục xong là đến lễ cúng thức, ông chủ tế đọc chúc văn, nội dung ca ngợi công đức của công chúa Túc Trinh đối với dân làng Cổ Nhuế từ xưa tới nay, cầu xin hồng ân của trời đất, phật, thánh, Chúa Bà ban phúc lành cho quốc thái, dân an. 

Sáng ngày mùng 1/8 âm lịch, cúng phật tại chùa Anh Linh, sau đó về đền Chúa làm lễ khai quang, yên vị xin Chúa cúng giỗ. Ngày giỗ Chúa gọi là cúng đối kỵ, có dâng lục cúng: hương, hoa, trà, quả, đăng, thực. Lễ cúng thực gồm có: Cơm tẻ nấu bằng gạo lật, muối vừng, trám đen muối, giá luộc, tương, canh đậu xanh; sau nghi lễ cúng thực dâng chè kho, chè lam và kẹo lạc. 

Trong ngày giỗ Chúa, dân hai làng Cổ Nhuế và An Nội phải tuân thủ theo lệ: Không rước tượng Chúa đi viễn du, không đốt pháo từ ngày 25/7 - 2/8 âm lịch. Ngày giỗ Chúa toàn dân làm cỗ chay, ăn chay. Những sản vật trong từng nhà sản xuất được đem dâng lễ tại đền như: mít, dừa, lựu, chuối, na, cam, mía, khoai luộc... Ngoài ra, các gia đ́nh, ngơ xóm nằm trên trục đường xă Cổ Nhuế - Chèm đều sắm hoa quả, vàng, hương, đèn nến, oản, phẩm, đặt lên một chiếc bàn con kê ngoài ŕa đường, dâng lên đức Chúa Bà, cầu xin Chúa ban phúc cho gia đ́nh, làng xóm khỏe mạnh, làm ăn hưng thịnh, vạn vật sinh sôi, nảy nở. Đêm ngày giỗ Chúa, tại đền có tổ chức hát chèo, diễn tuồng, múa lân, múa rồng, đọc và b́nh thơ rất sôi nổi. (Internet)

Nguồn: saigontoserco

Lễ Hội Quang Trung

Lễ Hội Quang Trung: Hàng năm cứ vào ngày mồng Năm Tết Nguyên đán, khi những cành đào xuân vẫn khoe sắc thắm th́ người Hà Nội đă nô nức đổ về phía Tây Nam thành phố (g̣ Đống Đa- thuộc quận Đống Đa) dự hội chiến thắng Đống Đa. 

Cách đây hơn hai thế kỷ, g̣ Đống Đa là chiến trường chính, nơi chứng kiến trận đánh hoả công oanh liệt của quân dân Đại Việt với hàng chục vạn quân Thanh. Xác thù chồng chất thành g̣, gắn với tên đất, g̣ thành di tích lịch sử vẻ vang. Tới giữa thế kỷ XIX, khi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và triều đại của ông cũng không c̣n nữa, nhớ ơn người đă dẹp giặc giữ yên bờ cơi, nhân dân hai làng Nam Đồng và Thịnh Quang cùng đứng ra xây một ngôi chùa trước g̣ gọi là chùa Đồng Quang. Từ đó hàng năm chùa mở lễ giỗ trận vào ngày 5 Tết (ngày chiến thắng Đống Đa và cũng là ngày đại quân của hoàng đế Quang Trung toàn thắng giặc Thanh trên đất Thăng Long) . 

Sau giải phóng thủ đô 1954, chính quyền thành phố đă lấy g̣ Đống Đa làm nơi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Đống Đa oanh liệt. Qua đắp đổi của thời gian và tâm linh, tâm thức con người, nghi lễ được hoàn chỉnh dần, trở thành một ngày hội lớn có lễ kỷ niệm và hội với nhiều tṛ vui, tích diễn. Đặc biệt là tiết mục rước rồng lửa do các chàng trai mặc quần áo vơ sinh thời cổ rước đi quanh sân lớn, cùng một đám vơ sinh múa côn quyền vừa là khoe tài vừa là tái hiện lại h́nh ảnh cuộc chiến đấu anh dũng khi xưa. Lịch sử đă đi qua, nhưng h́nh ảnh vua Quang Trung áo bào sạm đen khói súng cùng đoàn quân bách chiến bách thắng tiến vào thành Thăng Long măi măi vẫn là h́nh ảnh kỳ vĩ trong ḷng các thế hệ người Hà Nội. 

Cũng vào ngày này, tại chùa Đồng Quang đối diện với g̣ Đống Đa khói hương nghi ngút, tín đồ tấp nập vào ra, tiếng mơ hoà tiếng kinh cầu hồn cho anh linh những người con của dân tộc đă tử trận ở đây được siêu thoát. Đồng thời cũng làm lễ cháo thí cho cô hồn những kẻ chiến bại của quân xâm lược Măn Thanh, coi như đó là một hành động nhân nghĩa của truyền thống đạo lư Việt Nam. (Internet)

Nguồn: saigontoserco

Rằm Trung thu Hà Nội

Rằm Trung thu: Mỗi năm cứ đến độ tháng 8 âm lịch, khi tiết trời đă nhạt nắng, từng ngọn gió heo may bắt đầu xào xạc lay ngọn cây, khiến những chiếc lá vàng bắt đầu rời cành buông xuống ḷng thành phố, rải thành một lớp thảm vàng dọc những con đường Tràng Thi, Nguyễn Du, Lư Nam Đế... th́ mọi người dân Hà Nội h́nh như không ai bảo ai cũng thầm nhủ thế là trời đă sang thu! 

Mùa thu có khắp trên cả đất Bắc, nhưng có lẽ chỉ có ở Hà Nội thu mới rơ rệt nhất và cũng ấn tượng nhất. Đó cũng là lúc trời đất như xuống màu, gió thổi nhè nhẹ hơi se lạnh và có cái ǵ đó khiến ḷng người khẽ rung một nỗi buồn man mác trước vẻ đẹp của trăng thu. ấy cũng là lúc người dân Hà Nội lại thấy chộn rộn trong ḷng với cái Tết Trung thu. Tết Trung thu vốn dĩ là tết của trẻ em, nhưng từ lúc nào không biết nữa nó đă lây cả sang người lớn. Vào những ngày này các mẹ các chị đều lo mua sắm cho gia đ́nh ḿnh một mâm cỗ trông trăng sao cho thật đẹp, thật lịch sự vừa hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của gia đ́nh, mà cũng là tỏ ḷng đền đáp lại chị Hằng Nga và vẻ đẹp trời cho của mùa thu Hà Nội. 

Từ đầu tháng 8 các phố Hàng Gai, Hàng Mă, Hàng Ḥm, lan cả sang Lương Văn Can, Hàng Mành, Hàng Điếu... đă hoá trang một cách diệu kỳ đến nỗi làm cho ngay cả người Hà Nội cũng không nhận ra khu phố quen thuộc nữa. Nhất nhất đều thu các hàng hoá khác lại chỉ bày một mặt hàng đó là đồ chơi tháng tám: nào là đèn kéo quân, đèn quả dưa, đèn trái trám, đèn ông sao, đầu sư tử, ông Lă Vọng với mặt nạ các kiểu, làm hoa cả mắt người mua cũng như người bán. Đường phố cũng trở nên tấp nập đông vui hơn bởi những quả bóng bay đủ màu sắc và dáng vẻ cứ chập chờn bay trên các ngách phố với tiếng rao vừa tha thiết vừa mời gọi; ai bóng bay! 

Dọc các phố Hai Bà Trưng, Tràng Thi, Cửa Nam bày la liệt các loại bánh nướng, bánh dẻo với đủ kiểu dáng hợp thị hiếu, mà chỉ trông thôi cũng đă thấy nhỏ nước miếng. C̣n các chợ th́ cơ man nào là hoa trái. Thôi th́ đủ thứ cuả ngon vật lạ từ mọi miền đất nước đều về họp mặt tại đây: nào là na, bưởi, quưt, cam, hồng, lê, táo phía Bắc, cộng với xoài, măng cầu, thanh long, sầu riêng phía Nam, rồi th́ nho, lê, táo, nhập ngoại... tất cả như cố t́nh làm cho mâm cỗ trông trăng Trung thu của Hà Nội trở nên rực rỡ hơn, ngọt ngào hơn và cũng hấp dẫn hơn. 

Cỗ Tết Trung Thu bắt đầu ngay từ chiều 15 tháng 8 âm lịch. Nhà nào cũng kê một chiếc bàn hay một án thư ra ngoài hàng hiên để bày biện. Bắt đầu là hai con thỏ mẹ tết bằng cùi bưởi hai bên, giữa đặt một lư trầm rồi đặt ông Lă Vọng ngồi câu cá ở giữa, hai bên là hai con chó tết bằng tép bưởi, mắt chó bằng hột nhăn, hai bên là hai bát hạt dẻ, giữa là bốn bát chiết yêu gạo trắng bao lấy hàng chữ bằng gạo màu xanh đỏ tím vàng “Trung thu nguyệt bính”. Người nào muốn cỗ to hơn th́ treo ở trên một đèn kéo quân dưới đặt nhiều ghế, mỗi ghế để một thứ đồ chơi như lợn đàn, cô tiên đánh đàn, đầu sư tử và các thứ bánh trái như bánh dẻo, bánh nướng, bánh đậu xanh, bánh chữ, bánh Tô Châu, nhưng chiếc bánh to nhất phải được bày ở chính giữa trên một cái kỷ kê trước án thư và nhớ đặt lên đó một con thạch sùng bằng bột. Các con giống khác như kỳ lân, phượng, đào, chuối, cành hoa đặt đâu cũng được. Như thế là việc chuẩn bị cỗ trông trăng đă coi là xong, chỉ c̣n chờ đợi trời tối là thắp đèn xếp, đèn hạt bưởi là xong. Sau đó khi đêm xuống, trăng lên, chủ nhà, thường là người cao tuổi đốt nhang thắp nến lễ trời, lễ Phật. Trong khi người lớn ngồi ngắm trăng hay ăn ốc hấp chờ trăng th́ đám trẻ cứ đánh trống om lên và múa sư tử tùng xoèng trước sân, dưới ánh trăng chiếu sáng lung linh huyền ảo như dát một màn bạc lên khắp đất trời. 

Có lẽ bất cứ một người Việt Nam nào cũng đều có tuổi thơ và đều có những giờ khắc tưng bừng đón Tết Trung Thu, dù đơn giản chỉ có hồng với cốm thôi cũng không thể nào quên cái vui thủa ấy. Vui v́ được rước đèn, được tự tay nhặt từng hạt bưởi để xâu thành một chuỗi phơi khô làm đèn thắp đêm Rằm tháng tám, để rồi khi thành người lớn có gia đ́nh và rồi lại sắm tết cho con cái, nh́n chúng múa hát đón trăng trong ḷng ai không khỏi bồi hồi nhớ về một mùa trăng năm nào, bên tai lại vọng về bài hát cũ 

“Ông giẳng ông giăng, 
xuống chơi với tôi, 
có bầu có bạn, 
có ván cơm xôi, 
có nồi cơm nếp, 
có tệp bánh chưng, 
có lưng hũ rượu, 
có chiếu bám dù, 
thằng cu xí xoài, 
bắt trai bỏ giỏ, 
cái đỏ ẵm em, 
đi xem đánh cá, 
có rá vo gạo, 
có gáo múc nước, 
có lược chải đầu, 
có trâu cày ruộng, 
có muống thả ao, 
ông sao trên trời....” 


và rồi giật ḿnh bởi tiếng trống sư tử đằng xa vọng lại, đánh thức khỏi hồi ức cũ (Internet)

Nguồn: saigontoserco

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18