Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Hội Lệ Mật

Người dân Hà Nội ngày nay vẫn có câu ca:

Nhớ ngày 23 tháng 3
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê
Kinh quán, cựu quán đề huề
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây

Câu ca ấy đưa chúng ta trở về với truyền thuyết của một làng Việt cổ liên quan tới cố đô Thăng Long hơn 9 thế kỷ trước.


vcf_lemat2.gif (15730 bytes)Thần phả đ́nh làng Lệ Mật c̣n ghi lại câu chuyện đánh thuỷ quái cứu công chúa con vua Lư Thái Tông (1072 - 1127) của chàng trai họ Hoàng. Người mà đă khước từ mọi tặng vật vua ban chỉ xin được chiêu tập dân nghèo li tán đưa đến vùng ven đô khai khẩn. Và dải đất hoang phía Tây thành Thăng Long xưa, (Quận Ba Đ́nh ngày nay) dưới bàn tay của chàng cùng lưu dân đă tạo thành một vùng nông nghiệp trù phú nổi tiếng vùng ven kinh thành Thăng Long xưa và vẫn c̣n lưu dấu đến tận ngày nay: Cống Vị, Giảng Vơ, Liễu Giai, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Vĩnh Phúc, Thủ Lệ, Kim Mă, Ngọc Khánh... sử gọi đó là khu thập tam trại. Khi chàng trai họ Hoàng qua đời, dân làng Lệ Mật cùng dân Thập tam trại nhớ ơn người có công mở đất đă tôn làm Thành hoàng. Từ đó cứ đến ngày kỵ của chàng (ngày 23 tháng 3), con cháu 13 trại xưa “dân kinh quán” (ở nơi kinh đô) lại kéo về làng cũ “cựu quán” dự lễ hội tưởng niệm người đă có công mở làng lập ấp.

vcf_lemat1.gif (16608 bytes)Hội làng Lệ Mật được bắt đầu vào sáng ngày 23, trong khung cảnh cờ, kiệu, trống chiêng gióng giả báo ngày vui tại sân đ́nh. Dân 13 trại lập thành 13 đoàn, cử người đội mâm lễ vật cung kính từ kinh đô về cùng dân làng mọi ngả kéo tới sân đ́nh dự hội.

Mở đầu lễ hội là tục rước nước, đám rước từ đ́nh ra giếng làng, nước được lấy đầy ché sứ lớn đặt trang trọng trên kiệu có lọng che. Lấy nước xong theo lệ cũ dân làng lại đem vó ra giếng bắt một con cá chép lớn, đặt nguyên cả con lên mâm đồng, phủ vải điều rước về đ́nh làm lễ vật dâng cúng. Nghi thức này nhắc nhở con cháu hôm nay không được quên gốc cũ, và công lao người đă có công khai phá mở mang trăm nghề cho dân làng. Sau cuộc lễ long trọng và thành tâm, hội Lệ Mật bao giờ cùng có tṛ múa rắn tại sân đ́nh. Đội múa rắn thông thường được tập luyện từ hàng tháng trước và tṛ diễn là nhằm tái hiện lại chiến tích kỳ diệu của người tráng sĩ họ Hoàng năm xưa.


Hội làng Lệ Mật không chỉ là lễ hội mang tính địa phương, nhằm tưởng niệm người có công với dân làng, mà c̣n mang những đặc điểm chung của các cư dân nông nghiệp. Đó là tín ngưỡng vật linh giáo thể hiện trong điệu múa rắn - con vật mang tính nước và là biểu tượng thế giới âm, thực ra đây là một biến thể của tục coi rắn là vật tổ, vật linh và thờ rắn khá phổ biến ở các cư dân nông nghiệp Đông Nam á. Song cái hay ở đây là nó được khéo léo ẩn trong sự tích của chàng trai họ Hoàng và công cuộc mở làng, lập ấp tạo nên Thập tam trại trù phú trên đất kinh kỳ. Điều đó không chỉ góp phần tạo niềm vui chung, là dịp ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách, mà c̣n góp phần thúc đẩy mối dây liên hệ cộng đồng, tạo t́nh gắn bó với quê hương, mảnh đất đă không chỉ sinh ra những con người hay lam hay làm mà c̣n tạo cho họ có một bản lĩnh không phải vùng quê nào cũng có được. Người dân Lệ Mật có biệt tài bắt rắn, nuôi rắn để chế biến ra những thành phẩm có giá trị cao về kinh tế cũng như y dược. Về dự hội làng hôm nay, du khách bao giờ cũng có dịp được thăm các bể nuôi rắn theo phương pháp cổ truyền để lấy nọc làm dược phẩm quư phục vụ cho trong nước và xuất khẩu, cũng như thưởng thức một chén rượu rắn, thứ đặc sản thứ thiệt chỉ có ở vùng quê Lệ Mật, để khi tan hội ra về vẫn nhớ măi vị đậm đà độc đáo của chén rượu vùng quê!

 

 

 

 

 

 





 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18