Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Sao Tua Rua

Tua rua c̣n gọi là Thất nữ, trong cḥm sao Kim Ngưu, bà con miền Bắc có nơi gọi là sao Mạ, cứ thấy sao ấy th́ nhớ gieo mạ mùa. Tua rua đi rắc mạ mùa / Tiểu thử đi bừa cấy ruộng nông sâu, như thế khi lúa trổ bông sẽ được vào lúc trời nắng đẹp nhất. (Tiểu thử c̣n gọi Nắng oi, thử là nắng). Tua rua một tháng mười ngày / Cấy tróc vùng cày cũng được lúa xơi / Bao giờ nắng rữa bàng trôi / Tua rua quắt lại th́ thôi cấy mùa.
Tháng Năm mở đầu bằng tiết khí Tua rua năm nay bắt đầu từ ngày 5.6.2009, tức 13.5 Kỷ Sửu - kết thúc vào ngày 6.7.2009 tức 14.5 nhuận, Kỷ Sửu. Ta để ư sẽ thấy các nhà nông học hướng dẫn bà con nông dân làm vụ mùa năm nay chủ yếu dựa vào cái tháng Năm thời tiết này. Các thuật toán dự đoán học như Tứ trụ, Hà Lạc cũng căn cứ vào cái tháng Năm này, không tính đến tháng Năm nhuận. Ngày 7.7.2009 tức 15.5 nhuận - Kỷ Sửu là ngày Nắng oi (Tiểu thử), đă được tính là tháng Sáu thời tiết rồi.

Một lần nữa, tôi đề nghị các nhà làm lịch năm mới nên hưởng ứng lời kêu gọi của nhà lịch học Lê Thành Lân (Lịch và Niên biểu lịch sử 20 thế kỷ - NXB Thống Kê, HN, 2000) thay đổi các tên gọi tiết khí trong năm bằng các từ Việt thay cho các từ Hán, thí dụ Tua rua thay Mang chủng. Để tạo thói quen mới, có thể bước đầu ta ghi (thí dụ): Tua rua (Mang chủng), Nắng oi (Tiểu thử), Khô úa (Đại tuyết), Giữa đông (Đông chí)... Cái chuyện ngôn ngữ này nó cũng có hơi hướng độc lập, tự chủ đấy, thưa bà con ta.

Nhân thể cũng xin nói về câu ca quen thuộc sau đây: Trên trời có sao Tua rua / Ở dưới hạ giới có Vua Ba Vành. Sao Tua rua, biểu tượng tiết khí tháng Năm âm lịch, không dính dáng ǵ với sự kiện vua Ba Vành, nguyên là Phan Bá Vành, lănh tụ nông dân Thái B́nh khởi nghĩa 1821-1827 (thời Vua Minh Mạng). Nguyên là năm 1822 có sao Chổi xuất hiện trên bầu trời, bà con ta gọi sao Chổi là sao Tua v́ ngôi sao có cái tua dài theo sau.

guyên gốc hai câu trên là Trên trời có ông sao Tua / Ở làng Minh Giám có Vua Ba Vành. Minh Giám là quê Phan Bá Vành. Sao Tua này mới gắn với sự kiện vua Ba Vành (được làm vua, thua làm giặc mà!). Câu Trên trời có sao Tua rua là "dị bản" mà thôi.
Nhưng cái dị bản này nó sẽ không bao giờ mất đi. Tuy không phản ánh đúng sự kiện lịch sử, nhưng nó lại khái quát, một cách nôm na dân dă, mối quan hệ Trời - Đất - Người, một nguyên lư vĩnh cửu của nền minh triết phương Đông. Trong quan hệ ba ngôi đó th́ Trời là Dương, Đất là Âm. Dương xướng th́ Âm hoạ. Trời là tượng, Đất là h́nh. Trời thiết kế, Đất thi công. Con người, một vũ trụ thu nhỏ, là vạch nối giữa Đất và Trời. Câu ca dao trên phản ánh cơ chế hợp nhất Thiên - Địa - Nhân, cơ chế đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu

Nguyễn Hùng Thắng

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18