Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Văn hóa Đông Sơn - rực rỡ một nền văn minh Việt cổ
TTXVN

Nhân kỷ niệm 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn (1924-2004), từ 25-8 đến cuối tháng 11-2004, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với các bảo tàng tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội và Bảo tàng Hùng Vương tổ chức cuộc trưng bày với chuyên đề: "Văn hóa Đông Sơn - rực rỡ một nền văn minh Việt cổ". Cuộc trưng bày này khắc hoạ một diện mạo tương đối toàn diện của nền Văn hóa Đông Sơn qua 80 năm sưu tầm, nghiên cứu.

Văn hoá Đông Sơn có vị trí và vai tṛ đặc biệt trong tiến tŕnh lịch sử văn hoá Việt Nam. Qua 80 năm phát hiện và nghiên cứu, Văn hoá Đông Sơn được biết đến như là cơ sở vật chất cho sự ra đời của Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc - Nhà nước đầu tiên thời đại các Vua Hùng.

Nguồn gốc, khái niệm và đặc trưng văn hoá Đông Sơn

Đông Sơn là tên một làng nằm ở bờ sông Mă, cách cầu Hàm Rồng khoảng 1km về phía thượng nguồn (thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá). Năm 1924, người nông dân tên gọi Nguyễn Văn Lắm ở làng Đông Sơn khi ra bờ sông Mă câu cá đă t́m thấy một số đồ đồng ở nơi bờ sông sạt lở. Viên thuế quan người Pháp tại tỉnh Thanh Hoá tên là Pajot - một người say mê nghiên cứu lịch sử Đông Dương và phong tục tập quán của Việt Nam đă mua những đồ đồng đó và đem đến trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) để xác định giá trị. Được sự ủy quyền của Giám đốc EFEO thời đó, từ năm 1924 đến 1932, viên quan Pajot tiến hành khai quật ở Đông Sơn và thu được nhiều hiện vật có giá trị. Năm 1929, với những hiện vật thu được ở Đông Sơn kết hợp với những di vật do các nhà nghiên cứu của Pháp t́m thấy ở lưu vực sông Hồng, các học giả về Đông Nam Á ở trên thế giới đă biết về “Thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ” (bài viết của Gloubew).
Năm 1934, R.Heine Geldern, một nhà nghiên cứu người Áo lần đầu tiên đề nghị định danh nền văn hoá đó là “Văn hoá Đông Sơn”. Cùng với Gloubew (1929), Geldern coi Văn hoá Đông Sơn có vai tṛ của “văn hoá mẹ” đối với toàn vùng Đông Nam Á. Những di vật Văn hóa Đông Sơn đă được người dân Việt Nam biết đến từ lâu, nhưng từ năm 1934, thuật ngữ "Văn hóa Đông Sơn" bắt đầu mới có chính thức.


Công cuộc t́m hiểu, nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn của các nhà nghiên cứu Việt Nam thực sự bắt đầu từ sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Năm 1957, học giả Đào Duy Anh coi Văn hoá Đông Sơn là văn hoá đồ đồng và là văn hoá của người Lạc Việt được coi là tổ tiên của người Việt-Mường. Dưới ánh sáng của những phương pháp nghiên cứu mới, thông qua việc phúc tra lại những di tích và thẩm định lại những sưu tập hiện vật, các nhà khảo cổ Việt Nam đă nhận thức được tầm quan trọng của Văn hóa Đông Sơn trong tiến tŕnh lịch sử dân tộc. Nhận thức đó càng được củng cố qua các hội nghị nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương trong thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX.


Dưới góc độ nghiên cứu khảo cổ học và dân tộc học, Văn hoá Đông Sơn là một nền văn hoá thời đại kim khí cách ngày nay khoảng 2000-2500 năm, có nguốn gốc bản địa với địa bàn phân bố rộng (từ biên giới phía Bắc đến tỉnh Quảng B́nh ở Bắc Trung Bộ) và bao gồm nhiều nhóm di tích có niên đại sớm, muộn khác nhau.


Văn hoá Đông Sơn ra đời và phát triển rực rỡ dựa trên nền tảng của cả một quá tŕnh hội tụ lâu dài từ những nền văn hoá trước đó. Nguồn gốc cơ bản để h́nh thành nên Văn hóa Đông Sơn đó là các giai đoạn "Tiền Đông Sơn" từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến G̣ Mun. Văn hóa Đông Sơn có mối liên hệ mật thiết với các nền văn hoá phát triển cùng thời trên đất nước như văn hoá Sa Huỳnh (ở Trung Nam Bộ) và văn hoá Đồng Nai (ở lưu vực sông Đồng Nai). Văn hoá Đông Sơn c̣n được coi là trung tâm phát triển của Đông Nam Á, có mối tương quan với các trung tâm phát triển trong khu vực như trung tâm Đông Bắc (Thái Lan), trung tâm Điền (Vân Nam, Trung Quốc).


Chính v́ vây, đặc trưng cơ bản của Văn hoá Đông Sơn là tính thống nhất trong đa dạng. Đỉnh cao của Văn hoá Đông Sơn là nghệ thuật đúc đồng Đông Sơn mà ở đó, người Việt đă hoàn toàn làm chủ nguyên liệu và công nghệ chế tạo đồng thau. Đồ đồng đúc có mặt trong toàn bộ đời sống vật chất tinh thần của người Đông Sơn. Kỹ thuật luyện kim và đúc đồng thời này đă đạt đến tŕnh độ hoàn mỹ. Đồ đồng thuộc Văn hóa Đông Sơn không thể lẫn với bất cứ nền văn hóa khảo cổ nào khác trên thế giới. Trống đồng là loại di vật điển h́nh nhất của Văn hóa Đông Sơn.


Trống đồng chính là một linh vật của người Việt cổ được sử dụng trong các lễ hội, nó c̣n là một bộ sử bằng h́nh ảnh khi chữ viết chưa phát triển. Trống đồng Đông Sơn có quy mô đồ sộ, h́nh dáng cân đối, thể hiện tŕnh độ cao về kỹ năng và nghệ thuật. Trống đồng thể hiện tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt của người Việt cổ. Có hai loại hoa văn không thể thiếu trên mặt tất cả các trống đồng Đông Sơn là h́nh Mặt Trời với số cánh chẵn 12, 14, 16 hoặc 18 cánh và Chim Lạc (xuất phát từ việc cư dân Việt cổ gắn với văn minh lúa nước do đó thờ thần mặt trời và những loài chim gắn bó với đồng ruộng). Điều đó giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống vật chất và tâm linh của dân cư bản địa thời Đông Sơn.
Qua quá tŕnh nghiên cứu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đă chia sưu tập hiện vật Văn hóa Đông Sơn làm các loại chính sau:


- Vũ khí: Ŕu, giáo, lao, dao găm, búa chiến, mũi tên, hộ tâm phiến...

- Công cụ sản xuất: Ŕu, lưỡi cày, cuốc, lưỡi dao gặt...

- Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, b́nh, khay, đĩa, chậu, âu, muôi, th́a...

- Nhạc cụ: Chuông, trống, lục lạc...

- Đồ trang sức: Ṿng, khuyên tai, hạt chuỗi, trâm, khóa thắt lưng...


Các trung tâm văn hóa Đông Sơn

Phạm vi phân bố của Văn hoá Đông Sơn tập trung đậm đặc ở lưu vực ba con sông lớn: Sông Hồng (các tỉnh châu thổ Bắc Bộ), sông Mă (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An). Chính từ lưu vực ba con sông này, Văn hoá Đông Sơn bao gồm ba Trung tâm chính: Trung tâm làng Cả (loại h́nh sông Hồng); Trung tâm Đông Sơn (loại h́nh sông Mă); Trung tâm Làng Vạc (loại h́nh sông Cả).


Trung tâm Làng Cả (loại h́nh sông Hồng): Loại h́nh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1945 với di tích Hoàng Ngô (Quốc Oai, Hà Tây) và di tích Làng Cả (Việt Tŕ, Phú Thọ). Địa bàn chủ yếu của loại h́nh này là vùng miền núi phía Bắc, vùng Trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Đặc trưng của loại h́nh là sự phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái địa phương rơ rệt.


Vũ khí có số lượng lớn và gồm nhiều loại: Ŕu, giáo, lao, dao găm, búa, mũi tên, hộ tâm, qua, đinh ba. Điểm khác biệt với loại h́nh khác là các bộ dao găm có tay chắn thẳng; ŕu lưỡi lượn gấp khúc và lưỡi xéo gót vuông có hoa văn trang trí.
Nông cụ: Ŕu, lưỡi cày, cuốc, nhíp… đặc sắc nhất là bộ lưỡi cày đồng (t́m thấy trong trống Mả Tre của Bảo tàng Hà Nội).


Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, muôi, th́a, đinh h́nh chữ U. Đặc sắc nhất của loại h́nh sông Hồng là thạp Đồng Thịnh (Yên Bái) có niên đại 2000-2500 năm. Thạp được đúc với kỹ thuật cao, được trang trí các h́nh chèo thuyền, chim bay…trên nắp thạp được tạc 4 cặp tượng nhỏ nam nữ trong tư thế giao hoan, thể hiện sinh động tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ.


Nhạc cụ: Trống đồng, chuông đồng mà trong đó trống đồng Đông Sơn (trống đồng Ngọc Lũ) là trống loại I cổ nhất, đẹp nhất (theo cách phân loại của Heiger).
Đồ gốm: Chủ yếu là đồ đựng. Gốm có màu trắng mốc, trắng hồng, xương gốm mịn màu đen có độ nung cao.


Đồ trang sức: Ṿng tay bằng đá, đồng, hạt chuỗi

Trung tâm Đông Sơn (loại h́nh sông Mă): Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924 ở di tích làng Đông Sơn, Thanh Hoá, bên bờ phải sông Mă. Địa bàn phân bố của loại h́nh chủ yếu thuộc lưu vực sông Mă, sông Chu, ranh giới phía Bắc của nó tiếp giáp với địa bàn của Văn hoá Đông Sơn loại h́nh sông Hồng. Đặc trưng của loại h́nh sông Mă mang đặc trưng của Văn hoá Đông Sơn điển h́nh. Đặc biệt những đồ đồng thuộc trung tâm Đông Sơn là tiêu chí để nhận biết cho đồ đồng thuộc các loại h́nh địa phương khác hay để phân biệt giữa Đông Sơn với những nền văn hoá kim khí khác.


- Vũ khí: Giáo đồng, mũi tên bằng xương, qua đồng, kiếm, ŕu đồng.

- Nông cụ: Dụng cụ đan chài bằng đồng, dọi xe chỉ, ŕu đồng...

- Đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, tượng nghệ thuật: Thạp đồng Xuân Lập, đèn đồng, trâm cài đầu, khuyên tai đá, gốm, ṿng tay trang trí h́nh cá sấu, khối tượng cóc, tượng người cơng nhau thổi khèn...

- Nhạc cụ: Trống đồng Cẩm Giàng, Mă Nguôi, Thành Vinh.

- Đồ gốm: Đồ gốm có màu trắng phớt hồng, màu xám đen, màu đỏ thổ hoàng được phủ cả trong lẫn ngoài hiện vật.


Trung tâm Làng Vạc (loại h́nh sông Cả): Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1972 với di tích làng Vạc (Nghĩa Đàn, Nghệ An) và di tích Đồng Mỏm (Diễn Châu, Nghệ An) vào năm1976. Đặc trưng cơ bản của loại h́nh này là có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá Sa Huỳnh ở miền Trung và văn hoá Điền (Vân Nam, Trung Quốc), đồng thời cũng mang những nét đặc trưng riêng biệt, nằm trong tổng thể nhất quán của Văn hoá Đông Sơn:

 

- Vũ khí: Dao găm h́nh chữ T, dao găm đốc củ hành, dao găm h́nh búp đa, dao găm có cán tượng người, cán tượng động vật. Đặc biệt nhất là dao găm chuôi h́nh người phụ nữ (thể hiện vị trí quan trọng của người phụ nữ trong xă hội Việt cổ).

 

- Nông cụ: Ŕu với họng tra cán h́nh đuôi cá (đặc trưng Làng Vạc), lẫy nỏ...

 

- Đồ dùng sinh hoạt: Thạp đồng, muôi đồng. Trong các loại đồ dùng, chiếc muôi đồng có vai tṛ trong các nghi lễ tôn giáo, có thể dùng để rảy nước nước hoặc các loại rượu cúng thần. Muôi đồng có loại cán là tượng voi; có loại trên cán muôi có trang trí những ṿng tṛn tiếp tuyến đối đầu và kết thúc bằng một đầu trâu hai sừng dài cong vút, trên mỗi tai có một quả chuông. H́nh ảnh con trâu là con vật tiêu biểu không những của văn hoá Đông Sơn (Văn minh lúa nước) mà c̣n thể hiện đậm nét trong văn hoá Điền (Vân Nam, Trung Quốc). Điều này cho thấy sự giao lưu của văn hoá Đông Sơn.

 

- Đồ trang sức: Phong phú về loại h́nh, vừa có ư nghĩa trang sức, vừa có ư nghĩa về nghi lễ, gồm: ṿng tay, khuyên tai bằng đá, thủy tinh, bao chân, bao tay, ṿng tay có gắn lục lạc, khoá thắt lưng h́nh hộp, thắt lưng h́nh tượng rùa...Đồ trang sức ở loại h́nh này mang đậm dấu ấn giao lưu rơ nét với văn hoá Sa Huỳnh.

 

- Đồ gốm: gốm có màu nâu cháy có pha nhiều cát thô, vỏ nhuyễn thể với các loại h́nh nồi, thạp, chơ.


- Tượng nghệ thuật: Tượng voi cơng chim, tượng rùa.


Vấn đề bảo tồn văn hóa Đông Sơn

Trong 80 năm phát hiện và nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn, đă có hơn 200 di tích và hàng vạn di vật thuộc Văn hoá Đông Sơn được phát hiện, nghiên cứu. Tuy nhiên việc bảo tồn ǵn giữ các cổ vật Đông Sơn này c̣n nhiều vấn đề tồn tại.


Thứ nhất, đối với công tác bảo tồn trong nước, các cổ vật Đông Sơn chưa quy tụ về một đầu mối quản lư chính thống do mật độ tập trung di tích Đông Sơn ở mỗi địa phương khác nhau. Văn hoá Đông Sơn trải rộng và tập trung trên ba lưu vực sông Hồng, sông Mă, sông Cả, v́ vậy các địa phương nằm dọc hai bờ của ba con sông này đều có sưu tập cổ vật Đông Sơn phong phú trong các viện bảo tàng. Ngoài ra các nhà sưu tập tư nhân cũng sở hữu một khối lượng lớn cổ vật Đông Sơn. Theo ông Nguyễn Tuấn Đại - Trưởng pḥng Trưng bày, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, th́ "khả năng mua lại các hiện vật của bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân là khó có thể, v́ nguồn kinh phí của các bảo tàng Trung ương có hạn. Hơn nữa, bên cạnh kinh phí sưu tầm c̣n cần một nguồn kinh phí lớn khác cho việc bảo quản các hiện vật". Để giải quyết những khó khăn này, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khuyến khích và bảo trợ cho những bộ sưu tập tư nhân giá trị, mở ra một hướng đi mới trong hoạt động bảo tàng. Đó là xă hội hoá kết hợp các lực lượng trong công tác sưu tầm, nghiên cứu đối với các cổ vật nói chung và cổ vật Đông Sơn nói riêng.

 

Thứ hai, đối với công tác sưu tầm khai quật cổ vật, do thiếu nguồn kinh phí nên một bộ phận không nhỏ các hiện vật dù đă phát lộ nhưng vẫn không thể tiến hành khai quật.

 

Thứ ba, cổ vật Đông Sơn là loại hiện vật có tuổi cao, mang dấu ấn văn hoá độc đáo, chế tác tài t́nh và tinh xảo nên việc phục chế và bảo quản là việc rất khó khăn. Thực tế cho thấy rất nhiều hiện vật Đông Sơn khi t́m thấy thường trong t́nh trạng bị vỡ, bị hỏng, chất đồng đă bị mủn do nằm dưới ḷng đất nhiều thế kỷ và do chủ nhân Văn hoá Đông Sơn có tập tục đập nát, hoặc làm hư hại một phần đồ tuỳ táng trước khi đem chôn theo người chết nhằm cắt ĺa với thế giới sự sống. Trong khi đó, ngày nay khi khai quật được các đồ tuỳ táng, người ta thường đem sửa chữa cho nguyên lành, mong sao khôi phục lại hiện vật. Việc làm này nhiều khi làm cho giá trị phi vật thể quan trọng ẩn dấu trong các hiện vật không c̣n nữa.


Thứ tư là vấn đề ngăn chặn nạn chảy máu cổ vật ra nước ngoài. Thế giới biết đến một nền Văn hoá Đông Sơn rực rỡ thông qua một số lượng không nhỏ hiện vật Đông Sơn được trưng bày tại các bảo tàng lớn nổi tiếng trên thế giới như Bảo tàng Cernuschi (Pháp), Bảo tàng Hoàng gia về nghệ thuật và lịch sử (Bỉ), Bảo tàng cổ vật Viễn Đông (Thụy Điển), Bảo tàng Cổ vật Quốc Gia Pháp... và trong các sưu tập tư nhân ở nước ngoài. Tuy nhiên, con đường lưu lạc của những cổ vật Đông Sơn đến các bảo tàng trên là từ những cuộc xâm chiếm thuộc địa trong lịch sử - là lư do bất khả kháng. C̣n hiện nay, việc đào bới và buôn bán bất hợp pháp cổ vật ra nước ngoài có xu hướng gia tăng. Cổ vật Đông Sơn được chào bán trên mạng rất đa dạng về chủng loại với giá cao. Cổ vật Đông Sơn cũng như nhiều loại cổ vật khác bằng mọi cách t́m đường đến các thị trường đồ cổ châu Á như Hồng Công, Singapore, Thái Lan để rồi từ đó đến với các bộ sưu tập tư nhân các bảo tàng ở Châu Âu, Châu Mỹ. Thực tế là đỉnh cao của nghệ thuật Đông Sơn hiện nằm ở nước ngoài.

 

Để giải quyết tận gốc vấn đề bảo tồn, phát triển Văn hoá Đông Sơn, các cơ quan quản lư Nhà nước cần ban hành những quy định để ǵn giữ bảo tồn hiện vật Đông Sơn - những minh chứng về một nền văn hoá rực rỡ trong lịch sử./.

 

Bài sau đây trích từ VietnamNet.vnn.vn

 
Di vật Đông Sơn và nhu cầu về cái đẹp
08:24' 28/08/2004 (GMT+7)

Bản thân nhu cầu làm đẹp của chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đă phản ánh rất rơ quan niệm thẩm mỹ của người Việt cổ.

Câu chuyện về một nền văn hoá lớn được cả thế giới biết đến với tên gọi Văn hoá Đông Sơn được đánh dấu bởi cái mốc khá đặc biệt: Năm 1924, một người đánh cá vô danh "nhặt" được vài di vật lạ trên đầu nguồn sông Mă thuộc địa phận Thanh Hoá. Từ một vài di vật "lạ" của người đánh cá vô danh ấy, nhà khảo cổ học người Pháp L.PaiJot đă tiến hành nhiều cuộc khai quật khảo cổ và ông đă xác định được những nét cơ bản của nền văn minh Việt cổ: Mạch chảy liên tục từ thời đá cũ đến thời đồng sắt trải rộng khắp các lưu vực của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mă, sông Lam...Cái tên di chỉ Đông Sơn (nhằm chỉ một địa danh khai quật khảo cổ) đă trở thành tên của một nền văn hoá rực rỡ và không ngừng toả sáng.

Suốt 80 năm qua, giới khảo cổ Pháp cũng như các nhà khoa học Việt Nam không ngừng khám phá ư nghĩa của các di vật Đông Sơn bằng phương pháp thực chứng. Họ đă cắt nghĩa, giải mă được rất nhiều điểm như kỹ thuật đúc trống đồng, khả năng chế tác công cụ sản xuất, binh khí, đồ trang sức... không thua kém bất cứ một nền văn hoá lớn nào khác ở cùng thời điểm.  GS. Hà Văn Tấn c̣n đi xa hơn: Người Việt cổ không chỉ tạo tác được những di vật bằng đá, đồng, sắt, gốm... mà c̣n có cả những công cụ sản xuất bằng tre, gỗ tinh xảo, tiện dụng nhưng do thời tiết nóng ẩm nên đă bị huỷ hoại hoàn toàn. Tất nhiên, đây là một giả thuyết khoa học nhưng nó phản ánh rơ nét nhất quan điểm giải mă các di vật khảo cổ xuất phát từ sự tiện lợi của đồ vật đối với cuộc sống con người. Một câu hỏi hết sức tự nhiên nhưng không kém phần quan trọng khi chúng ta xem xét các di vật có niên đại từ 2500 năm đến 3000 năm: Nếu chỉ là sự tiện ích cho con người th́ tại sao những di vật này được chế tác một cách tinh tế và đẹp đến thế?

Chiếc thạp đồng Đào Thịnh có h́nh dáng cân đối, hài hoà tuyệt đẹp và nơi bề mặt tiếp giáp với phần thân thạp có các cặp trai gái giao hoan rất tự nhiên. Nếu giải mă theo quan điểm tiện ích th́ các cặp trai gái này đóng vai tṛ như những vấu buộc (để khiêng khi vận chuyển). Nhưng nếu vậy th́ tại sao các chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn không đúc ngay các quai xỏ giây với các lư do như vừa dễ đúc, vừa tiện cho người sử dụng? Chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn đă cảm nhận thế giới ngoại quan như thế nào và tại sao họ lại đúc nên chiếc thạp đẹp và kỳ lạ đến vậy? Chức năng của chiếc thạp đồng này là để đựng đồ vật quư và nếu giả thiết là đựng hạt giống ngũ cốc th́ h́nh dạng như trên sẽ chuyên chở những ư nghĩa ǵ? Ngoài chức năng chứa, đựng... theo quan niệm tiện ích như chúng ta đă biết th́ nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu cái đẹp có thực sự tồn tại?

Rất nhiều di vật của nền văn hoá Đông Sơn đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử VN đă cho thấy những câu hỏi như trên là hợp lư và chúng cần được giải mă một cách khoa học. Chiếc ấm đồng, cái thố đồng... nếu chỉ dùng cho việc đựng nước, đựng rượu để uống cho tiện th́ chắc chắn chúng không được chế tác cầu kỳ và đẹp đến kinh ngạc như thế. Miếng giáp hộ tâm, chuôi dao h́nh người, ṿng đeo tay, bao tay, bao chân có gắn những chiếc chuông nhỏ vv... nếu chỉ giải mă theo quan niệm tiện ích, dễ chế tác, dễ sử dụng th́ sẽ không thoả đáng.

Bản thân nhu cầu làm đẹp (khuyên đeo tai, ṿng đeo cổ, bao tay, bao chân...) của chủ nhân nền văn hoá Đông Sơn đă phản ánh rất rơ quan niệm thẩm mỹ, nhu cầu thiết yếu của cái đẹp trong đời sống của người Việt cổ.

Một câu hỏi cũng hết sức tự nhiên khi chúng ta xem xét 700 di vật của nền văn hoá Đông Sơn đang trưng bày tại cuộc triển lăm là: Các nhà khảo cổ học người Pháp đă phát hiện và tŕnh bày thành hệ thống các di vật quư giá này thế th́ chúng ta - chủ nhân của những di vật này đă và sẽ làm được ǵ để tôn vinh nó? Chúng ta giải thích như thế nào về nền văn hoá cổ rực rỡ của chính chúng ta?

Câu trả lời có thể nằm trong cách tiếp cận vấn đề của chính chúng ta. 

  • Quang Hải

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18