Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Một trang chữ Nôm

 

Bạn thân mến

Xin gửi đến quư bạn một trang chữ Nôm chụp lại từ bản gỗ của cuốn “Truyện Kiều” của ông Nguyễn Du, đang lưu trữ  ở Thư viện Pháp. Bản “Truyện Kiều” của ông Bùi Kỷ hiệu khảo như sau:

            Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh, lại càng năo nhân.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rũ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đă ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh Minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập d́u tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.


 

1) Nguồn gốc và tác phẩm chữ Nôm

Cho đến nay, không có tài liệu nào đáng tin cậy để biết  chính xác ai sáng lập chữ Nôm cũng như chữ Nôm có từ lúc  nào! Chỉ biết rằng ngày nay chúng ta có trong tay một số tác  phẩm viết bằng chữ Nôm rất hay vậy thôi. Trong sách “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, trang 269, ông Đào Duy Anh cho rằng Sĩ Nhiếp (187 trước Tây lịch -226 trước Tây lịch) là người sáng lập ra chữ Nôm thế nhưng không nêu được bằng cớ rơ ràng hoặc suy luận có lư. Xem qua một số sách sử đáng tin cậy, đặc biệt là bộ sách “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư” của nhóm Lê Văn Hưu (thế kỷ 13), Phan Phú Tiên và Ngô Sĩ Liên (thế kỷ 15), Phạm Công Trứ và Lê Hy (thế kỷ 17) th́ không thấy ghi lại bất cứ chi tiết nào về Sĩ Nhiếp và chữ Nôm. Nếu chỉ căn cứ vào sự kiện SĩNhiếp, một viên quan Trung quốc cai trị Việt Nam, truyền bá chữ Hán và các phong tục, lễ nghĩa, văn hóa của Trung quốc vào Việt Nam để giả sử rằng Sĩ Nhiếp là người sáng lập ra chữ Nôm th́ không mấy thuyết phục. Trong sách “Việt Nam Văn Học Sử Yếu”, trang 114, ông Dương Quảng Hàm viết: ”Theo sử chép, cuối thế kỷ 8 (791), Phùng Hưng là người nước ta nổi lên đánh thua quan Đô hộ Tàu và giữ việc cai trị trong ít lâu; sau ông được dân trong nước tôn lên là “Bố Cái đại vương”. Hai chữ Bố Cái là tiếng Nam thuần túy, nếu đă đem hai tiếng ấy mà đặt danh hiệu cho một vị chúa tể trong nước, th́ có lẽ phải có chữ để viết hai tiếng ấy, mà chữ ấy tất là chữ Nôm: vậy có lẽ chữ Nôm đă có từ cuối thế kỷ thứ 8 rồi.” Đối chiếu với sách “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư”, trang 191, Tập 1, ghi như sau:

 

”Tân Mùi, (791). Mùa xuân, An Nam đô bộ phủ là Cao Chính B́nh làm việc quan bắt dân đóng góp nặng. Mùa hạ, tháng 4, người ở Dương Lâm, thuộc Giao Châu (chú thích: nay là tỉnh Hà Tây) là Phùng Hưng dấy binh vây phủ. Chính B́nh lo sợ mà chết. Khi Phùng Hưng mất, con là An tôn xưng Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha là Bố, mẹ là Cáị)”

 

Nếu công nhận giả sử chữ Nôm có từ năm 791 và tính cho đến năm 1282 (tổng cộng 490 năm), là năm Hàn Thuyên làm bài “Văn tế cá sấu”, một câu hỏi đặt ra là có tác phẩm chữ Nôm nào lưu lại không? Sử sách cũng như dân gian truyền khẩu hoàn toàn không nói đến một vết tích chữ Nôm nào cả măi cho đến thời Hàn Thuyên. Như vậy, giả thuyết chữ Nôm có từ năm 791 rất đáng nghi ngờ bởi v́ trong 490 năm không lẽ người Việt Nam không có một tác phẩm nào sao?  Thiển nghĩ th́ rất có thể tiếng “Bố Cái đại vương” chỉ là tiếng nói thông thường của người Việt Nam thời đó, không nhất thiết phải có chữ viết đi kèm. Lư luận “có tiếng gọi th́ có lẽ phải có chữ viết” chưa mấy thuyết phục! Không hẳn “có tiếng gọi th́ có lẽ phải có chữ viết” bởi v́ loài người đă nói với nhau cả ngàn năm rồi mới có chữ viết.

 

Trong bối cảnh Việt Nam, sự thật đơn giản là từ thời lập nước đến cả ngàn năm sau, người Việt Nam không nói tiếng Trung quốc mà nói th́ nói tiếng Việt, nhưng viết th́ v́ không có kiểu chữ riêng cũng như do hoàn cảnh bị đô hộ bởi Trung quốc khoảng 1,000 năm nên người Việt Nam bắt buộc phải sử dụng chữ Hán làm văn tự. Đây là sự kiện hiển nhiên khiến tôi khá bối rối với lập luận “có lẽ chữ Nôm có từ năm 791 căn cứ vào tiếng tôn xưng “Bố Cái đại vương”. Tôi nghĩ rằng chữ Nôm chắc chắn đă có trước năm 1282, nhưng vào năm nào th́ không ai có thể khẳng định được.

 

Cũng sách đă dẫn, trang 118, ông Dương Quảng Hàm viết: ”Trước đời Hàn Thuyên, quốc văn

ở nước ta chỉ có tục ngữ, ca dao, nghĩa là loại văn b́nh dân và truyền khẩu. Hàn Thuyên là người đầu tiên biết làm thơ phú bằng quốc âm, nên ông có thể coi là ông tổ văn nôm, loại văn bác học có theo qui tắc nhất định.”

 

Về bài văn ném xuống sông để đuổi cá sấu này, sử không chép rơ là viết theo thể văn nào và làm bằng Hán văn hay Việt văn (chú thích: ư nói chữ Hán hay chữ Nôm); vậy ta cũng không nên vội cho - như ư kiến thông thường- rằng bài ấy là một bài văn tế và viết bằng tiếng nôm. Chỉ khi nào t́m thấy nguyên văn bài ấy mới giải quyết được vấn đề ấy, mà hiện nay th́ bài ấy không thấy chép ở sách nào cả.”

 

Đối chiếu với sách “Đại Việt Sử Kư Toàn Thư”, trang 47, Tập 3, ghi lại như sau:

 

”Mùa thu tháng 8, năm 1282, đời vua Trần Nhân Tông: bấy giờ có cá sấu đến sông Lô (chú thích: tức sông Hồng ngày nay). Vua sai H́nh bộ Thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho là việc này giống như việc của Hàn Dũ (chú thích: văn hào Trung quốc, đời nhà Đường. Hàn Dũ làm bài văn tế cá sấu ném xuống nước, cá sấu liền bỏ đi hết), bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.”

Như vậy rơ ràng Hàn Thuyên không phải là người sáng lập chữ Nôm mà chỉ là người đầu tiên được

sử sách ghi là “có làm hai bài phú bằng chữ Nôm.” Xét về tác phẩm của Hàn Thuyên, sử sách chỉ ghi rằng ông có làm “Phi sa tập” bằng chữ Hán, hai bài phú bằng chữ Nôm và đề xướng lối làm thơ “Hàn luật”, tức là biến thể của thơ Đường.

2) Tác phẩm chữ Nôm:  

 Một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm nổi tiếng c̣n lưu lại như sau:

Thế kỷ 13: Hàn Thuyên: hai bài phú (thất truyền), Quốc ngữ thi tập của Chu An.

Thế kỷ 14: Trinh Thử của Lư Tế Xuyên.

Thế kỷ 15: Gia huấn ca của Nguyễn Trăi (1380-1442), Hồng châu quốc ngữ thi tập của Lương Như Học, Kim Lăng thi tập của vua Lê Thánh Tông (1442-1467) .

Thế kỷ 16: Ngư phủ nhập đào nguyên truyện của Phùng Khắc Khoan.

Thế kỷ 17: Ngọa long cương của Đào Duy Từ (1572-1634).

 

Thế kỷ 18: Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc và Tây hồ thi tập của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự (1743-1790), Văn tế vua Quang Trung của Lê Ngọc Hân, Tụng Tây hồ phú của Nguyễn Huy Lượng, Văn tế Vũ Tính và Ngô Tùng Chu (1801) của Đặng Đức Siêu, Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành.

 

Thế kỷ 19: Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820), Xuân Hương thi tập của Hồ Xuân Hương, Chiến tụng Tây hồ phú và Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777-1813), một số thơ và hát nói của Nguyễn Công Trứ và Bà Huyện Thanh Quan, Lục Vân Tiên và Ngư tiều vấn đáp của Nguyễn Đ́nh Chiểu (1822-1888), Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (1834-1907), Nam Việt Dương Hiệp Tự Vị (dịch từ chữ Hán) hoặc c̣n có tên khác là Tự Điển Annam- La tinh (dịch từ chữ Dictionarium Anamitico-Latinum) do Tổng giám mục Pierre Jepeph Pigneau/Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) soạn chưa xong hẵn và được giám mục J.L. Taberd hoàn chỉnh (in năm 1838)- dầy 620 trang, chữ được xếp theo thứ tự a b c như tự điển ngày nay, liệt kê chữ Nôm trước, kế đó là nghĩa chữ Việt và chữ Latin, thỉnh thoảng có phụ thêm một số ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Đây là cuốn tự điển hoàn chỉnh nhất cho buổi ban đầu của chữ Việt Nam viết theo kiểu chữ a b c bởi lẽ đơn giản là tất cả những chữ trong đó vẫn c̣n được sử dụng cho đến ngày nay, từ nghĩa cho đến chánh tả! Nói cách khác, cuốn tự điển này là cái gạch nối giữa chữ Nôm và chữ Việt viết theo kiểu chữ a b c. Điều đáng buồn là đă gần 200 năm mà không thấy được một cải cách nào đáng kể trong chữ Việt về cách viết văn, chữ mới và văn phạm! Có lẽ do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên công việc phát triển chữ nghĩa chẳng có ai quan tâm đến?!

 

3) Cấu tạo chữ Nôm.                      (Xin coi bản chữ Nôm)

 

            Có lẽ vào một ngày xa xưa nào đó, có một người Việt Nam nào đó muốn ghi chép và truyền bá văn học, lịch sử bằng chữ Việt thay v́ bằng chữ Hán như thông lệ, đồng thời cũng để bổ khuyết các âm, thanh và vận Việt Nam mà chữ Hán không có. Do nhu cầu như vậy, người đó suy nghĩ một cách tạo chữ mới theo nguyên tắc tượng thanh, nghĩa là nói sao, viết vậy - trái hẳn với nguyên tắc của cách viết chữ Hán: tượng h́nh, nghĩa là h́nh dáng của sự vật thế nào th́ viết giống thế đó. Loại chữ mới này được người Trung quốc gọi là chữ Nôm (do phát âm trại từ tiếng Hán: Nạn, nghĩa là Nam, chữ của người ở hướng Nam). Chữ Nôm cấu tạo theo 3 cách như sau:

 

      1)  Nếu chữ Hán nào đă được viết và nói trại ra tiếng Việt Nam phổ thông rồi (bị Việt hóa, c̣n gọi là tiếng Hán Việt) th́ cứ giữ nguyên như vậy mà viết và hoặc đọc y như Trung quốc hoặc đọc trại ra.

 

      2)  Ngoài trường hợp trên th́ viết chữ Nôm, thông thường là viết cả hai chữ Hán: một chữ để chỉ nghĩa và một chữ để chỉ thanh; không có qui luật nào về vị trí bên phải hoặc bên trái của chữ chỉ nghĩa và chữ chỉ thanh.

 

      3)  Ngoài ra, lối viết chữ Nôm nhiều khi chỉ lấy giọng đọc của chữ Hán để ghi lại âm thanh của tiếng Việt Nam mà thôi, không cần phải viết chữ Hán để chỉ nghĩa. Do cách cấu tạo khá rắc rối và tùy theo chủ quan phán xét của từng người viết chữ Nôm cho nên viết chữ Nôm c̣n được gọi là diễn Nom. Mỗi người diễn hay viết chữ Nôm đều có nét khác nhaụ Để làm sáng tỏ hơn, tôi trích vài câu thơ trong bản gốc ”Truyện Kiều” được viết theo lối chữ Nôm làm thí dụ như sau (lưu ư: thơ chữ Hán và chữ Nôm thời xưa không dùng các dấu chấm, dấu phẩy):

 

Thanh Minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập d́u tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm

       Ông Nguyễn Du đă viết các câu thơ trên đây bằng chữ Nôm như sau:

 

Thanh=cách 1: viết nguyên chữ Hán, thủy (nước) + thanh (trong suốt) = thanh.
Minh=cách 1: viết nguyên chữ Hán, nhật(mặt trời) + nguyệt(mặt trăng) = sáng.

            Thanh Minh: tên một ngày lễ đi thăm viếng, sửa sang mồ mă, ứng vào ngày 4,5,6 tháng Tư  dương lịch, tức khoảng tháng Ba âm lịch.

Trong=cách 2, viết chữ “thụng” chỉ thanh và chữ “nội” chỉ nghĩa (bên trong).
Tiết=cách 1: viết nguyên chữ Hán “tiết”, khoảng thời gian được chia theo khí hậu.
Tháng= cách 2, viết chữ “thượng” chỉ thanh và chữ “nguyệt” chỉ nghĩa (tháng).
Ba=cách 2, viết chữ “Ba” chỉ thanh và chữ “tam” chỉ nghĩa (số ba).
Lễ=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “lễ”chỉ nghĩa.
=cách 3: viết chữ “La” chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Tảo=cách 1: viết nguyên chữ Hán “tảo”, nghĩa là “quét”.
Mộ=cách 1: viết nguyên chữ Hán, phía trên là chữ “mạc” và phía dưới là chữ “thổ”, đọc là mộ.
Hội=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “hội”, nhưng bên trái có thêm chữ “khẩu” (cái miệng) viết nhỏ lại để nhắc người đọc phải đọc khác chữ Hán. Lư do: tiếng Hán không có âm ”hội”.

=xem giải thích phía trên.
Đạp=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “đạp”(lấy chân giẫm xuống đất).
Thanh=cách 3: viết chữ “thanh” giống y như chữ “thanh” nêu trên, nhưng chỉ dùng để chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩạ Nghĩa ở đây là đi chơi giẫm lên cỏ xanh.
Gần=cách 3: viết chữ “bội” và “cân” chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Xa=cách 3: viết chữ “bội” và “xà” chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
=cách 3: viết chữ “no”, đọc trại, chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Nức=cách 2, viết chữ “tâm” (tâm tư) chỉ nghĩa và chữ “nức” chỉ thanh.
Yến=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “yến” (chim yến).
Anh=cách 3: viết chữ “anh” (con nít) chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.

            Chị=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “tỷ”(chị).

            Em=cách 2, viết chữ “nữ” (con gái) chỉ nghĩa và chữ “am” (nơi tu) chỉ thanh.

            Sắm=cách 3: viết chữ “sám” (sám hối) chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.

Sửa=cách 3: viết chữ “sở” (công sở) chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Bộ=cách 1: viết nguyê một chữ Hán “bộ”(dáng điệu, làm kiểu).
Hành=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “hành”, (đi).
Chơi=chữ khắc nḥa, đọc không được nên không đoán.
Xuân=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “xuân”(mùa xuân).
Dập=cách 3:
viết chữ “tập” (ôn tập) chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa, đọc trại ra dập”.
D́u
=cách 3: viết chữ “diệu” (diệu vơ dương oai) chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Tài tử giai nhân=cách 1: viết nguyên chữ Hán.
Ngựa=
cách 3: viết chữ “ngự” (ngự trị), mă (ngựa) + ưu, chỉ thanh mà thôi, không dùng    để chỉ nghĩa.
Xe=cách 1: viết nguyên một chữ Hán “xa”(xe cộ), đọc trại ra là ”xe”.
Như=
cách 3: viết chữ “nữ” và chữ “khẩu” chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa,             đọc trại ra như”
Nước
=cách 2, viết chữ “hứa” chỉ thanh và chữ “thủy” (nước) chỉ nghĩa.
Áo=cách 3: viết chữ “ao” chỉ âm thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Quần=cách 3: viết chữ “quân” chỉ thanh mà thôi, không dùng để chỉ nghĩa.
Như=xem giải thích ở trên.
Nêm=cách 2, viết chữ “niên” (năm tháng) chỉ thanh và chữ “mộc” (cây cối) chỉ nghĩa.

 

4) Giá trị thực tế của chữ Nôm

 

        Chữ Nôm có thể coi là một biến thể của chữ Hán, căn bản là bổ túc phần phát âm của tiếng Việt Nam mà âm Hán không có. Tôi có một vài kết luận về giá trị chữ Nôm như sau:

 

        1) Tác phẩm chữ Nôm c̣n ghi nhận được trong 700 năm qua (thế kỷ 13- 19) đă được hoán chuyển từ (không phải dịch hoặc phóng tác) qua kiểu chữ a b c một cách dễ dàng bởi v́ cả hai kiểu chữ đều cùng một nguyên tắc: nói sao, viết vậỵ Kiểu chữ a b c mang lại nhiều điểm thuận lợi của một loại chữ viết, và v́ vậy, thay thế được chữ Nôm. Xét về ư nghĩa của tác phẩm th́ cả hai bản gốc và bản hoán chuyển đều có giá trị y như nhau bởi v́ cả hai đều nhằm ghi lại lời nói của người Việt Nam.

 

        2) Cách cấu tạo chữ Nôm quá sức rắc rối: chữ Hán vốn đă có nhiều khuyết điểm, nay lại ghép âm và nghĩa cho một chữ nên thực sự đă nhân đôi, nhân ba cái phức tạp của chữ viết. Nói cách khác, chữ Nôm mang theo nó tất cả khuyết điểm của chữ Hán và làm cho vấn đề càng thêm lôi thôi khi có tham vọng biến thành kiểu chữ tượng thanh. Một chữ Hán là một chữ: người học chữ Hán phải học thuộc ḷng các nét của một chữ, có nhiều chữ có trên 30 nét!

 

V́ một chữ là một chữ nên chữ Hán khá nghèo nàn và cứng ngắc: không có chữ đồng nghĩa (thí dụ: accomplish = achieve, attain, complete, consumate, do, effect, execute, finish, fulfill, manage, perform), không lấy chữ gốc rồi từ đó phát sinh các chữ biến thể bằng cách sử dụng tiếp đầu ngữ (import, export, report, review, refer, prefer, predict, mislead, misdeed) hoặc tiếp vĩ ngữ (age: collection of, state of being, như: garbage, marriage, storage, hoặc ment: result, như: management, fragment) để thay đổi nghĩa của chữ gốc (đừng lầm với cách ghép chữ của chữ Hán qua việc sử dụng các bộ chữ gốc như bộ chữ nhân, khẩu, thổ, thủy, mộc, nhục, v.v...) hoặc không linh động để biến thể từ danh từ ra động từ của chữ gốc  (câu “I have just read your e-mail” và câu “I will e-mail you about his accident.”) hoặc thiếu quá nhiều chữ preposition, conjunction, interjection, compound noun, đặc biệt là cấu trúc câu văn (sentence tructure/pattern).

 

        3)Đặc điểm của chữ Hán là tượng ư, nghĩa là viết ra để diễn tả ư nghĩa, không thể nh́n mặt chữ mà phát âm được, không thể đọc theo cách ráp vần của chữ Anh, chữ Pháp, chữ Việt viết theo kiểu chữ a b c. V́ vậy, khi học viết chữ Hán th́ phải đồng thời học cách phát âm. Nếu gặp chữ Hán mà trước đó chưa học cách phát âm th́...câm, cũng như không thể đoán được nghĩa nếu chưa học đến. Tiếng Anh và Pháp th́ khác. Với các thí dụ chữ Anh ở trên, nếu biết nghĩa của chữ gốc và nghĩa của các tiếp đầu ngữ và tiếp vĩ ngữ, ta có thể đoán được nghĩa của chữ import, export,v.v...

 

        4) Trong lịch sử, chưa bao giờ chữ Nôm được chính thức công nhận là chữ quốc ngữ; trái lại, thường được nhắc đến với ngụ ư khinh miệt: nôm na cha mách qué! Chữ Nôm chỉ được lưu truyền trong dân gian mà thôi (écriture démotique)

 

        5) Ư nghĩ sáng lập chữ Nôm là một ư nghĩ hay trong chiều hướng bổ khuyết âm thanh và vận mà tiếng Hán không đáp ứng được cho tiếng Việt Nam, chỉ tiếc rằng lại lấy chữ Hán làm gốc!

 

     + Chữ Hán có một âm cho quá nhiều chữ (đồng âm), nói khác hơn là nhiều chữ có nghĩa khác nhau và viết khác nhau nhưng phát âm lại giống y như nhau; v́ vậy, đây là lư do chữ Hán phải được viết xuống giấy trắng mực đen th́ mới hiểu được đúng nghĩạ Trong khi tiếng Anh có 3 âm, tiếng Pháp có 4 âm, tiếng Hán có 5 âm th́ tiếng Việt Nam lại hết sức phong phú về âm thanh. Tiếng Việt Nam có 6 âm chính: không dấu, sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng và 2 âm phụ: sắc nhập và nặng nhập dành riêng cho các tiếng đàng sau có phụ âm c, ch, p, t.     Chính v́ nhiều âm thanh như vậy cho nên người ngoại quốc cảm thấy như nghe tiếng chim hót khi nghe người Việt Nam nói; một vài học giả c̣n kết luận rằng “trong tiếng Việt Nam vốn có nhạc.”

 

     + Tiếng Việt Nam cũng lại hết sức phong phú về vận. Tiếng Hán Việt (do mượn chữ Hán và đọc trại đi) của Việt Nam có rất nhiều vận mà tiếng Hán không có, thí dụ như: ui (vui vẻ, thụt lui), uôi (đuôi tôm, xong xuôi), ay (may mắn), au (trái cau), iu (đ́u hiu hút gió), ươu (con hươu, bướu ung thư), ăt (cắt thịt, sắt thép), ăn ( ăn năn), oan (lo toan), eo (bé tẻo teo, trong veo), út ( con út), un, uôt,uôn, ưt, ưn, ươt, en, eng, et, ec, ên, ênh, êng, êt, êc, êch, ưi, ươi, v.v... Có lẽ chính do nhu cầu này mà chữ Nôm được phát sinh.

 

        6) Chữ Nôm vốn đă thất bại ngay từ căn bản cấu tạo chữ, không truyền bá rộng răi được, v́ vậy luật tự nhiên là phải bị đào thải để trở thành một loại chữ viết xưa. Giá trị duy nhất của chữ Nôm có lẽ là để tham khảo các tác phẩm văn học thời xưa mà thôi. Không nên luyến tiếc làm ǵ!

 

Khi người Mỹ viết về chữ Nôm!

            Quư bạn thân,

            Xin gửi đến quư bạn một bài viết của một người Mỹ về chữ Nôm. Mặc dù dốt về chữ Hán, chữ  Nôm, cũng như tập quán của văn học sử phương Đông, nhưng ông Mỹ này và nhiều người phương Tây đă và vẫn tiếp tục “nhảy xổm” vào mà... bốc thXX!!! Tôi sẽ viết bài phê b́nh sau, nhưng bây giờ cứ đọc cho... lên máu:

            "In Vietnam, a literary tradition nears extinction"  by Colin Campbell,                11/21/2000.

            About 40 people showed up Friday evening at Borders Books on Peachtree Road to hear the American poet and translator John Balaban discuss Ho Xuan Huong (”the queen of Vietnamese poetry”) and read from his brilliant new translation of her verse, “Spring Essence". The appreciative audience included eight or 10 Vietnamese-Americans.  I'm not surprised that some members of Vietnam's far-flung diaspora are curious about a 200-year-old poet who wrote exquisite verses about life and love, loss and sex, nature and power, corruption and transcendence. Nor is it surprising to learn from Balaban that he recently found copies, in Vietnam's bookstalls, of half a dozen new editions of Ho Xuan Huong's verse. People love her over there. She was clever, patriotic, erotic, moving —- and slyly subversive of the mandarins and other old men who ran the country in her era. I 'll bet her brave wit and sense of justice in dark times strike a chord in today's Vietnam, which is still run by the Communists who consolidated their power there in 1975. (President Clinton mentioned Ho Xuan Huong's appearance in Balaban's new book, as an example of positive “globalization,” in a Friday-night toast in Vietnam.)

            What amazed me, though, was that the original written language in which Ho Xuan Huong composed —- Nom, an ideographic script that looks like Chinese but represents Vietnamese, and which is written with about 25,000 characters —- is on the verge of dying out even in Vietnam. Only about 30 people, most of them elderly, still read Nom. Until Balaban's book, the only ways in which it was reproduced were by hand, or using woodblock type, or, most recently, through xerographic copies. The Vietnamese have written their language in Roman letters in a system introduced by Europeans and spread with an eye toward making reading easier while breaking the power of the mandarins. Balaban's book is the first anywhere to print the poems in digitized Nom. The digitization is partly the work of a linguist named Ngo Thanh Nanh, who was born in Vietnam and works at New York University. Balaban talked with me about all this after his reading, and I learned that he'd joined forces with a group of Vietnamese and other scholars and launched a brave enterprise called the Vietnamese Nom Preservation Foundation (nomfoundation.tripod.com). The foundation hopes to raise consciousness about the possible loss of a 1,000-year-old literary tradition; to raise money; to digitize the whole Nom language (the printing of Ho Xuan Huong's poems needed only about 1,000 characters); to complete and print a Nom dictionary, which has been in the works in Hanoi for years; and, by keeping the written language alive, make sense of several Nom libraries. The largest of these is a seedy old library in Hanoi.  But there are also important holdings in Paris and the Vatican (French and Portuguese priests hauled off a good many books centuries ago) as well as in the US., China, Japan, Britain, Germany and Holland. There's also a rare collection that was spirited off to France for safety at the end of World War II —- reportedly at Ho Chi Minh's request. Its guardian subsequently kept the volumes and has since died. And what's in these books? Balaban, now a professor of English at North Carolina State University in Raleigh, widened his eyes at the possibilities. The texts include works of literature, law, Buđhism, medicine, philosophy and history. And among their historical tidbits Balaban has heard that one royal text deals with importing parrots and other tropical luxuries from the Spratly Islands —- tiny dots in the South China Sea that are claimed by several countries (China and the Philippines as well as Vietnam) and that may sit on top of a huge petroleum reserve. Large “dead” literatures can be full of surprises.

Những phát hiện từ Bản Kiều nôm cổ nhất VN
thdo
 


VIỆT NAM 02-07.- Bản Kiều Nôm được xem cổ nhất hiện nay là bản Kim Vân Kiều Tân Truyện Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 19 (1866). Tiến sĩ nghiên cứu văn học Đào Thái Tôn đă có những phát hiện riêng thật thú vị về bản Kiều Nôm này.

Theo báo Tuổi Trẻ, trong hiện trạng tất cả bản Kiều hiện có đang ở dạng “tam sao thất bản” th́ việc một số nhà “Kiều học” dành công sức mong t́m về “nguyên lời Nguyễn Du” được xem là những người có công với nền văn học.

Gọi là bản Kiều Nôm cổ nhất bởi nó được phát hiện tiếp sau bản Kim Vân Kiều Tân Truyện cũng của nhà tàng bản (khắc in) Liễu Văn Đường in năm Tự Đức thứ 24 (1871).

Tuy hai bản Kiều cùng chung một nhà tàng bản và chỉ khắc cách nhau trong ṿng năm năm nhưng không hoàn toàn giống hệt nhau về nội dung, nét chữ khắc. Hiện bản Kiều năm 1871 thuộc trường Sinh Ngữ Đông Phương Paris.

C̣n bản Kiều năm 1866 vừa mới phát hiện cuối Tháng Năm 2004 trong tủ sách gia đ́nh cử nhân Nguyễn Thế Cát (1855-1937) ở xă Thanh Lương, huyện Thanh Chương (Nghệ An), nay đă được chuyển về Ban Quản Lư Di Tích Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).

Đi sâu nghiên cứu, đối chiếu, so sánh từng câu, chữ bản Kiều năm 1866 với các bản Kiều đời Tự Đức, ông Tôn phát hiện: “Hễ ai đă để tên tuổi của ḿnh vào bản Kiều từ Liễu Văn Đường 1871 qua Duy Minh Thị 1872 đến Trương Vĩnh Kư 1875, hai bản vừa chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp của Abels des Michels và Edmond Nordemann 1894 đến Kiều Oánh Mậu 1902 đều sửa chữa một cách có ư thức, làm tăng vốn từ ngữ Truyện Kiều!”

Thống kê trên 1,100 câu thơ lục bát (nghĩa là xác suất gần 1/3 Truyện Kiều), ông cho thấy từ ngữ mới của Truyện Kiều được gia tăng dần theo thời gian. Nếu lấy bản Kiều Liễu Văn Đường năm 1866 làm chuẩn th́ bản Kiều Duy Minh Thị đă sinh ra 326 chữ mới.

Cũng như thế, bản Kiều Trương Vĩnh Kư lấy 154 chữ mới của Duy Minh Thị và thêm 183 chữ mới khác. Vậy đến bản Trương Vĩnh Kư, kho từ ngữ mới của Truyện Kiều đă lên tới 509 chữ.

Tương tự, sau khi lấy chữ của hai người này th́ Abels des Michels thêm 28 chữ mới (=537 chữ). Tiếp theo, Edmond Nordemann, sau khi tiếp thu chữ của ba người kia, thêm vào 78 chữ mới (=615 chữ). Đến Kiều Oánh Mậu dùng một số chữ của bốn người nêu trên và đă sinh thêm 167 chữ mới khác.

Tổng cộng có 782 chữ mới được sinh ra làm Truyện Kiều cứ “tam sao thất bản” đời này qua đời khác. Đây là nguyên nhân khiến những bản Kiều càng về sau càng xa dần bản Kiều Nôm năm 1866 đang được xem là cổ nhất.

Ông Tôn đă có chín năm đi xác minh các văn bản Kiều cổ theo phương pháp nghiên cứu văn bản học (khác hẳn với phương pháp hiệu đính cũ), tiếp nối công tŕnh Kiều tầm nguyên (t́m về nguyên lời Nguyễn Du) do học giả Hoàng Xuân Hăn đang viết dang dở trước khi ông qua đời tại Pháp (1996).

Ông đă hoàn thành bản thảo, chuẩn bị cho ra mắt cuốn “Bản Liễu Văn Đường 1871 và vai tṛ của nó trong vấn đề lịch sử văn bản Truyện Kiều” dày khoảng 650 trang trong đó có hơn 100 trang nghiên cứu văn bản học.

Nhưng khi bắt gặp, nghiên cứu tiếp bản Kiều cổ năm 1866 th́ ông Tôn đă không ngần ngại dỡ bản thảo này để làm lại bắt đầu từ bản Kiều 1866.

Ông Tôn nói cuốn nghiên cứu mới nhất về Truyện Kiều của ông mang tên “Bản Liễu Văn Đường 1866 và vai tṛ của nó trong lịch sử văn bản Truyện Kiều” sẽ ra mắt bạn đọc đúng dịp giỗ 240 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.


 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18